Sinh Học 12 Bài 25: Học Thuyết Lamac Và Học Thuyết ...

YOMEDIA NONE Trang chủ Sinh Học 12 Chương 1: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm18 BT SGK 145 FAQ

Trong bài học này, các em sẽ được biết các học thuyết như: học thuyết tiến hóa Lamack về quan điểm, nguyên nhân, kết quả, khuyết điểm, học thuyết Đacuyn về quan điểm, nguyên nhân, kết quả, ưu điểm, khuyết điểm.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Học thuyết tiến hoá Lamac

2.2. Học thuyết Đacuyn

2.3. Tổng kết bài học

3. Bài tập minh hoạ

4. Luyện tập bài 25 Sinh học 12

4.1. Trắc nghiệm

4.2. Bài tập SGK & Nâng cao

5. Hỏi đáp Bài 25 Chương 1 Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Học thuyết tiến hoá Lamac

a. Quan điểm của Lamack về sự hình thành loài hươu cao cổ

- Quần thể hươu cổ ngắn sống trong môi trường bình thường thì không có sự biến đổi nào về hình thái. Khi môi trường sống thay đổi, thức ăn trở nên khan hiếm, các con hươu cổ ngắn phải vươn cổ để ăn những lá cây trên cao, dần dần làm cho cổ chúng trở nên dài ra. Tất cả các đặc điểm này đều được giữ lại và di truyền cho thế hệ con cháu thông qua quá trình sinh sản. Dần dần toàn bộ quần thể hươu cổ ngắn trở thành hươu cổ dài và không có cá thể nào bị chết đi.

Quan điểm của Lamack về sự hình thành loài hươu cao cổ

b. Nguyên nhân hình thành

- Môi trường sống thay đổi một cách chậm chạp và liên tục theo những hướng khác nhau → sinh vật chủ động thích ứng với môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì dần dần tiêu biến

- Các đặc điểm thích nghi luôn được di truyền lại cho thế hệ sau.

c. Kết quả của học thuyết

- Từ 1 loài ban đầu đã hình thành các loài khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau và không có loài nào bị dịêt vong

d. Ưu điểm của học thuyết

- Đã chứng minh sinh giới, kể cả loài người là 1 sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.

- Bước đầu giải thích được cơ chế tác động của ngoại cảnh thông qua việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan và sư di truyền cho đời sau các tập tính thu được.

e. Khuyết điểm của học thuyết

- Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.

- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.

- Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.

2.2. Học thuyết Đacuyn

a. Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ

- Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường. Khi môi trường sống thay đổi những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết. Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.

Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ

b. Nguyên nhân hình thành

- Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị. Khi môi trường thay đổi những cá thể nào có biến dị có lợi giúp sinh vật tồn tại và phát triển thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, những cá thể nào có những biến dị có hại thì bị đào thải.

c. Kết quả của học thuyết

- Hình thành các loài khác nhau từ 1 loài tổ tiên là do quá trình chọn lọc tự nhiên.

- Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể và kết quả của CLTN là quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.

d. Ưu điểm của học thuyết

- Phát hiện ra vai trò của chọn lọc tự nhiên để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.

- Là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) => nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.

- Thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.

e. Khuyết điểm của học thuyết

- Chưa giải thích được cơ chế di truyền.

- Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị.

2.3. Tổng kết bài học

- Các luận điểm chính của học thuyết Lamac

Các luận điểm chính của học thuyết Lamac

- Những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn

Những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn

Bài tập minh họa

Ví dụ:

So sánh quá trình hình thành hươu cao cổ trong học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết tiến hoá Đacuyn?

Gợi ý trả lời:

vấn đề so sánh

Theo Lamac

Theo Đacuyn

Nguyên nhân tiến hóa

Do ngoại cảnh hay tập quán hoạt động thay đổi qua không gian và thời gian.

Do chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Cơ chế tiến hóa

Là sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Là sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Hình thành đặc điểm thích nghi

Do ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời và phù hợp nên không bị đào thải.

Do biến dị phát sinh vô hướng. Sự thích nghi hợp lý đạt được thông qua sự đào thải dạng kém thích nghi.

Hình thành loài mới

Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.

Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dước tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng từ 1 gốc chung.

Ưu điểm

Đã chứng minh sinh giới, kể cả loài người là 1 sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.

Bước đầu giải thích được cơ chế tác động của ngoại cảnh thông qua việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan và sự di truyền cho đời sau các tập tính thu được.

Phát hiện ra vai trò của chọn lọc tự nhiên để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.

Là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) ⇒ nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa. Thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.

Tồn tại chung

Chưa phân biệt biến dị di truyền với biến dị không di truyền được.

Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.

Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của CLTN.

4. Luyện tập Bài 25 Sinh học 12

- Sau khi học xong bài này các em cần:

+ Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài.

+ Trình bày được nguyên nhân, kết quả và khuyết điểm của học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các

    • A. Biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
    • B. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
    • C. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
    • D. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
  • Câu 2:

    Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài

    • A. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau
    • B. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
    • C. Được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
    • D. Đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
  • Câu 3:

    Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là:

    • A. Đacuyn
    • B. Lamac
    • C. Menđen
    • D. Mayơ

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 112 SGK Sinh học 12

Bài tập 2 trang 112 SGK Sinh học 12

Bài tập 3 trang 112 SGK Sinh học 12

Bài tập 4 trang 112 SGK Sinh học 12

Bài tập 5 trang 112 SGK Sinh học 12

Bài tập 2 trang 143 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 3 trang 143 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 143 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 87 SBT Sinh học 12

Bài tập 5 trang 92 SBT Sinh học 12

Bài tập 7 trang 93 SBT Sinh học 12

Bài tập 8 trang 93 SBT Sinh học 12

Bài tập 11 trang 94 SBT Sinh học 12

Bài tập 14 trang 94 SBT Sinh học 12

Bài tập 15 trang 95 SBT Sinh học 12

Bài tập 16 trang 95 SBT Sinh học 12

Bài tập 17 trang 95 SBT Sinh học 12

Bài tập 18 trang 95 SBT Sinh học 12

5. Hỏi đáp Bài 25 Chương 1 Sinh học 12

- Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

- Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh học 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi Bài 28: Loài Sinh học 12 Bài 28: Loài Bài 29: Quá trình hình thành loài Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành loài Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Hình học 12 Chương 3

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 9 Lớp 12 Deserts

Tiếng Anh 12 mới Unit 5

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Ôn tập Vật lý 12 Chương 3

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Hoá Học 12 Chương 5

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Sinh Học 12 Chương 2 Tiến hóa

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 3 Lịch Sử VN

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Đề cương HK1 lớp 12

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Người lái đò sông Đà

Quá trình văn học và phong cách văn học

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đàn ghi ta của Lor-ca

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tây Tiến

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 12 Bài 25