Sinh Học 7 Bài 33: Cấu Tạo Trong Của Cá Chép

YOMEDIA NONE Trang chủ Sinh Học 7 Chương 6: Ngành Động Vật Có Xương Sống Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm12 BT SGK 71 FAQ

Cấu tạo hoạt động các hệ cơ quan của cá diễn ra như thế nào như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay Cấu tạo trong của cá chép.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các cơ quan dinh dưỡng

1.2. Thần kinh và giác quan

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập bài 33 Sinh học 7

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK & Nâng cao

4. Hỏi đáp Bài 33 Chương 6 Sinh học 7

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các cơ quan dinh dưỡng

1.1.1. Tiêu hóa

Sơ đồ cấu tạo cá chép

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo cá chép

1- Tim, 2- Gan, 3- Túi mật, 4- Ruột, 5- Tỳ, 6- Buồng trứng, 7- Hậu môn

8- Lỗ niệu sinh dục, 10- Niệu quản, 11- Bóng hơi, 12- Thân, 13- Mang, 14- Não bộ

Các bộ phận của hệ tiêu hóa

Chức năng

Miệng

Cắn, xé, nghiền nát thức ăn

Hầu

Chuyển thức ăn xuống thực quản

Thực quản

Chuyển thức ăn xuống dạ dày

Dạ dày

Co bóp, nghiền nhuyễn thức ăn

Ruột

Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng

Gan

Tiết ra dịch mật

Túi mật

Chứa dịch mật- có enzim tiêu hoá thức ăn

Hậu môn

Thải chất cặn bã

Bảng 1: Chức năng của các bộ phận tiêu hóa ở cá

1.1.2. Tuần hoàn và hô hấp

Tuần hoàn

Sơ đồ hệ tuần hoàn của cá

Hình 2: Sơ đồ hệ tuần hoàn của cá

1- Tâm nhĩ, 2- Tâm thất, 3- Động mạch chủ bụng, 4- Các mao mạch mang

5- Động mạch chủ lưng, 6- Các mao mạch ở các cơ quan, 7- Tĩnh mạch bụng

  • Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là: tâm nhĩtâm thất. Nối với các mạch tạo thành một vòng tuần hoàn kín.
  • Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ bụng từ đó chuyển qua các mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu oxi, theo động mạch chủ lưng đến các mao mạch ở cơ quan cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín.

Hô hấp

Hô hấp của cá

Hình 3: Hô hấp ở cá

  • Cơ quan hô hấp của cá là các lá mang bám vào xương cung mang.

  • Lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu → trao đổi khí

1.1.3. Bài tiết

Hai dải thận màu tím đỏ, nằm sát sống lưng, 2 bên cột sống, thận cá thuộc thận giữa (trung thận), còn đơn giản → lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài, nhưng khả năng lọc không cao.

1.2. Thần kinh và giác quan

Sơ đồ hệ thần kinh của cá chép

Hình 4: Sơ đồ hệ thần kinh của cá chép

Cá có hệ thần kinh ống bao gồm:

  • Trung ương thần kinh:
    • Não: nằm trong hộp sọ
    • Tuỷ sống: nằm trong cột xương sống
  • Dây thần kinh: Đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan.

Sơ đồ cấu tạo bộ não của cá chép

Hình 5: Sơ đồ cấu tạo bộ não của cá chép

Cấu tạo não cá gồm 5 phần:

  • Não trước: kém phát triển
  • Não trung gian
  • Não giữa: Lớn, trung khu thị giác
  • Tiểu não: phát triển: phối hợp các cử động phức tạp.
  • Hành tuỷ: điều khiển nội quan

Các giác quan ở cá:

  • Mắt (thị giác): không có mí nên chỉ nhìn gần, định hướng khi bơi.
  • Mũi (khứu giác): đánh hơi, tìm mồi.
  • Cơ quan đường bên: chạy từ sau xương nắp mang đến đuôi cá, giúp cá nhận biết áp lực, tốc độ dòng nước, vật cản trên đường đi.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Hoạt động tiêu hoá thức ăn diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn:

  • Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng của enzim tiêu hoá thức ăn.
  • Thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu.
  • Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn.

Bài 2:

a) Cá hô hấp bằng gì?

b) Hãy giải thích hiện tượng: cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở của nắp mang?

c) Vì sao trong bể cá người ta thường thả rong hoặc cây thuỷ sinh?

Hướng dẫn:

a) Cá hô hấp bằng mang.

b) Cá cử động há miệng để nước mang theo khí O2 vào các lá mang, lúc này nắp mang khép lại để giữ nước cho các lá mang trao đổi khí. Sau đó nắp mang mở để nước cùng CO2 ra ngoài. Và cứ tiếp tục như vậy giúp cá hô hấp.

c) Người ta thường thả rong hoặc cây thuỷ sinh trong các bể cá để khi quang hợp, cây lấy khí CO2 và nhả khí O2 giúp cá hô hấp tốt hơn.

Bài 3:

Hãy sắp xếp các cặp ý tương ứng về chức năng của các hệ cơ quan

Các hệ cơ quan

Chức năng

1. Hệ bài tiết

a. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ.

2. Hệ tuần hoàn

b. Thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

3. Hệ tiêu hoá

c. Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi đến cung cấp các cơ quan, đồng thời chuyển chất bã và khí cacbônic để đào thải

4. Hệ hô hấp

d. Thải những chất cặn bã có hại ra ngoài cơ thể.

Hướng dẫn:

1- d; 2-c; 3-a; 4- b

3. Luyện tập Bài 33 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được cấu tạo của đại diện lớp cá (cá chép).
  • Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của cá chép.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Tuyến gan có vai trò gì trong sự tiêu hóa của cá?

    • A. Lấy thức ăn và chuyển thức ăn vào dạ dày.
    • B. Nghiền nát thức ăn và tiêu hóa một phần thức ăn.
    • C. Là nơi tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng.
    • D. Tiết dịch mật vào ruột để góp phần tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng.
  • Câu 2:

    Thận cá có vai trò gì trong đời sống của cá?

    • A. Lọc máu lấy các chất không cần thiết thải ra ngoài.
    • B. Tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng.
    • C. Giúp cá chìm nổi trong nước.
    • D. Điều hòa và điều khiển các hoạt động trong cơ thể.
  • Câu 3:

    Tại sao cá chép chìm nổi được trong nước dễ dàng?

    • A. Do có thận giữa.
    • B. Do có bộ não và tủy sống.
    • C. Do có bóng hơi chứa không khí thông với thực quản.
    • D. Do có tim hai ngăn.

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 109 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 109 SGK Sinh học 7

Bài tập 5 trang 61 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 62 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 62 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 62 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 63 SBT Sinh học 7

Bài tập 1 trang 63 SBT Sinh học 7

Bài tập 4 trang 64 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 66 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 66 SBT Sinh học 7

Bài tập 10 trang 66 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 33 Chương 6 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 31: Cá chép Sinh học 7 Bài 31: Cá chép Bài 32: Thực hành Mổ cá Sinh học 7 Bài 32: Thực hành Mổ cá Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá Bài 35: Ếch đồng Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Đề thi giữa HK1 môn Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Đề thi giữa HK1 môn KHTN 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

Đề thi giữa HK1 môn LS và ĐL 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Bộ Não Cá Chép