Tiết 32, Bài 33: Cấu Tạo Trong Của Cá Chép
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
- Mũi: đánh hơi, tìm mồi.
- Mắt:định hướng khi bơi
- Cơ quan đường bên: nhận biết các kích thích
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- Mũi: đánh hơi, tìm mồi.
- Mắt:định hướng khi bơi
- Cơ quan đường bên: là giác quan quan trọng giúp cá nhận biết được các kích thích về áp lực , tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh.
? Tại sao khi câu cá người ta thường dùng mồi có mùi.( thóc ngâm, thính.)
7 trang giaoan 7106 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Tiết 32, Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênVào bài: các em thấy cá chép có những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước .Vậy đặc điểm cấu tạo trong của cá chép có phù hợp với đời sống và hoạt động trong môi trường nước hay không? Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu được điều đó. Tiết 32, Bài 33: CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP Trước tiên cô trò chúng ta cùng tìm hiểu phần thứ nhất. I.CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG 1.Tiêu hoá - GV chiếu hình và giới thiệu: đây là hình cấu tạo hệ tiêu hoá.Các em hãy quan sát vào hình và điền chú thích cho cô giáo. 1.Miệng 2.Gan 3.Mật 4.Dạ dày 5.Ruột 6.Hậu môn - GV nhận xét và bổ sung ngoài 6 bộ phận trên còn 2 bộ phận nữa là hầu và thực quản. - Như vậy hệ tiêu hóa gồm 6 bộ phận đó là : miệng, gan,hầu, thực quản, mật, dạ dày, ruột và hậu môn. ? Em có nhận xét gì về hệ tiêu hóa của cá chép. => Hệ tiêu hóa phân hóa rõ rệt. - GV khẳng định : Như vậy hệ tiêu hóa đã phân hóa rõ rệt thành : + Ống tiêu hoá: Miệng -> hầu -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> hậu môn + Tuyến tiêu hoá: Tuyến gan và tuyến ruột. - Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng sau: ( chia nhóm, phát phiếu ) ( Thử dự đoán chức năng của mỗi thành phần) Các bộ phận của hệ tiêu hoá Chức năng 1.Miệng 2.Hầu 3.Thực quản 4.Dạ dày 5.Ruột 6.Gan 7.Túi mật 8.Hậu môn - Cắn, xé nghiền nát thức ăn - Chuyển thức ăn xuống thực quản - Chuyển thức ăn xuống dạ dày - Co bóp, nghiền nhuyễn thức ăn. - Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tiết dịch mật Chứa dịch mật có enzim tiêu hoá thức ăn. Thải chất cặn bã. - GV thu phiếu, chiếu nhóm chưa làm được và nhóm làm tốt, sau đó nhận xét.Chiếu đáp án chuẩn - Vậy qua nội dung bảng trên em hãy cho biết : ? Chức năng của hệ tiêu hóa. => Chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải cặn bã. - GV chiếu hình ảnh .Em hãy cho biết đây là bộ phận nào.( bóng hơi). Vậy các em hãy nghiên cứu thông tin trong SGK ? Đặc điểm và chức năng của bóng hơi. => Bóng hơi thông với thực quản -> giúp cá chìm, nổi trong nước. GV mở rộng thêm :+ Khi cá nổi bóng hơi phồng lên, khi cá chìm bóng hơi thu nhỏ + Bóng hơi phồng lên và xẹp xuống được là do: + Thành trong bóng hơi có nhiều mạch máu và các đám tế bào tuyến khí có khả năng hấp thụ hoặc tiết ra khí làm bóng hơi xẹp hay phồng-> tạo điều kiện cho cá nổi chìm. Qua phần này . ? 1 em cho cô giáo biết : ? Bộ phận nào giúp cá thích nghi với đời sống ở nước. 2.Tuần hoàn và hô hấp. - GV chiếu hình: ? Em hãy xác định tên của bộ phận sau( mang). ? Nêu vị trí của mang cá. => Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu. ? Vậy mang thực hiện chức năng gì (Hô hấp ) GV: Như vậy hệ hô hấp có cấu tạo và chức năng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần: a.Hô hấp: Các em đã biết được cá hô hấp bằng mang.Vậy mang cá có đặc điểm cấu tạo ntn phù hợp với chức năng hô hấp trong môi trường nước. - Quan sát lên màn hình : Đây là hình cấu tạo chi tiết của mang cá. ? Em có nhận xét gì về đặc điểm của mang cá. => Có nhiều lá mang nằm trên cung mang và có màu đỏ. ? Mang cá có cấu tạo và chức năng như thế nào. => lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu -> trao đổi khí. - Khi đi chợ mua cá thì chúng ta cần lưu ý 1 điều, đối với con cá bị chết thì chúng ta cần kiểm tra mang cá. ? Vì sao chúng ta lại kiểm tra mang cá. - Xem con cá đó có tươi hay không. ? Đặc điểm mang cá như thế nào là cá tươi. - Mang cá còn màu đỏ. ? Những ngày trời mưa hoặc thời tiết âm u .Tại sao người ta phải sục nước ở ao cá. => Tăng lượng oxi trong nước. Chuyển ý: Vậy tại sao mang cá có đặc điểm này.Chúng ta cùng tìm hiểu phần: b.Hệ tuần hoàn - GV chiếu hình ảnh tim. ? Tim của cá nằm ở đâu. => Nằm ở trước khoang thân ứng với vây ngực. - GV chiếu H33.1 sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn? xác định vị trí các bộ phận của hệ tuần hoàn. - Như vậy hệ tuần hoàn gồm các thành phần:Tâm nhĩ, tâm thất( tim) . động mạch chủ bụng, các mao mạch mang, động mạch chủ lưng, các mao mạch ở các cơ quan , tĩnh mạch ( hệ mạch) - GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo bàn hoàn chỉnh thông tin. - Gv yêu cầu nhóm thứ nhất hoàn thành từ số 1 đến số 4, nhóm thứ 2 từ số 5 đến số 8. - GV chiếu đáp án. - Gọi HS đọc lại nội dung phiếu học tập.Về nhà các em hoàn thành nội dung bài tập phần lệnh vào vở bài tập. ? vậy hệ tuần hoàn của cá gồm những thành phần nào. => Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. ? Tim có cấu tạo như thế nào. => Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất. - GV : các em hãy quan sát lại sự vận chuyển máu trong hệ mạch của cá và cho biết. ? Khi tâm co máu từ tâm thất theo động mạch chủ bụng đi đến đâu và diễn ra quá trình nào. => Tới mang và diễn ra quá trình trao đổi khí máu trở thành đỏ tươi. GV nhấn mạnh: qua phần này các em thấy tại sao mang cá có màu đỏ là do mang cá có hệ mao mạch dày đặc phân bố tới từng lá mang, mang gồm nhiều lá mang => đây là 1 trong những đặc điểm phù hợp với chức năng hô hấp trong nước. ? Sau khi trao đổi ở mang theo động mạch chủ lưng sẽ đi tới đâu. => Đến các mao mạch ở cơ quan. ? Vậy máu đi nuôi cơ thể là máu gì. => Máu đỏ tươi. Như vậy sau khi máu đi đến các cơ quan cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan này sẽ theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ .Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất.và cứ như vậy máu được vận chuyển trong 1 vòng kín ( gọi là hệ tuần hoàn kín) => Một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Ở các tiết trước các em đã được học về châu chấu: ? So với châu chấu hệ tuần hoàn của cá chép có gì tiến hóa hơn. Hệ tuần hoàn phân hóa thành tim và các mạch.Tim2 ngăn 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất.Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi( máu giáu oxi) 1vòng tuần hoàn kín. ( Châu chấu tim đơn giản, hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng. 3.Bài tiết - GV chiếu hình: Khẳng định đây chính là hệ bài tiết - Quan sát vào hình và cho biết: ? Hệ bài tiết của cá chép nằm ở đâu. => Hai thận màu tím đỏ , nằm ở giữa khoang thân sát với sống lưng. ? Hệ bài tiết có chức năng gì. => Chức năng : Lọc máu, thải các chất không cần thiết ra ngoài. Chuyển ý: Qua phần vừa rồi các em đã được biết về cơ quan dinh dưỡng của cá có cấu tạo phù hợp đời sống ở nước.Vậy hệ thần kinh và các giác quan của cá được cấu tạo ntn chúng ta sang phần 2. II.THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 1.Thần kinh - GV chiếu hình 33.2 SGK giới thiệu đây là sơ đồ hệ thần kinh cá chép : - Yêu cầu quan sát vào hình, đọc chú thích dưới hình: ? Hệ thần kinh gồm những bộ phận nào. - bộ phận trung ương gồm: + Não nằm trong hộp sọ + Tủy sống nằm trong cột xương sống. - Các dây thần kinh đi từ trung ương đến cơ quan ? Vậy não , tuỷ sống nằm ở đâu. - GV chốt kiến thức. * Hệ thần kinh gồm : Bộ phận trung ương gồm: não và tủy sống Các dây thần kinh Chuyển ý: Trong hệ thần kinh của cá thì não có vai trò rất quan trọng .Vậy não có cấu tạo như thế nào. - GV chiếu sơ đồ hình 33.2 sgk .Đây là sơ đồ cấu tạo bộ não cá. - Yêu cầu điền chú thích . - GV chiếu đáp án. ? Bộ não cá chép được chia làm mấy phần. - Não trước kém phát triển - Não trung gian - Não giữa: lớn, trung khu thị giác - Tiểu não phát triển phối hợp các cử động phức tạp. - Hành tuỷ điều khiển nội quan - GV nhận xét và chỉ trên tranh cấu tạo não cá. * Cấu tạo não cá gồm 5 phần: - Não trước, não trung gian, não giữa,tiểu não, hành tuỷ. - Các em hãy nghiên cứu thông tin SGK : ? Chức năng của tiểu não và hành tủy. - Não trước kém phát triển - Não trung gian - Não giữa: lớn, trung khu thị giác - Tiểu não phát triển phối hợp các cử động phức tạp. - Hành tuỷ điều khiển nội quan. - GV yêu cầu HS chỉ trên tranh cấu tạo não của cá chép ? So với châu chấu hệ thần kinh của cá chép có gì tiến hóa hơn.( hệ thần kinh hình ống, bộ não phát triển ở châu chấu hệ thần kinh dạng chuỗi hạch) GV: Bộ não cá chép đã phân hóa: điều khiển, điều hòa hoạt động của cá. 2.Giác quan - GV chiếu hình ảnh cấu tạo ngoài của cá chép ? Xác định các giác quan của cá trong hình. ? Vậy cá gồm những giác quan nào. - Mũi: - Mắt: - Cơ quan đường bên: ?Chức năng của từng bộ phận là gì. - Mũi: đánh hơi, tìm mồi. - Mắt:định hướng khi bơi - Cơ quan đường bên: nhận biết các kích thích - GV nhận xét và chốt kiến thức. - Mũi: đánh hơi, tìm mồi. - Mắt:định hướng khi bơi - Cơ quan đường bên: là giác quan quan trọng giúp cá nhận biết được các kích thích về áp lực , tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh. ? Tại sao khi câu cá người ta thường dùng mồi có mùi.( thóc ngâm, thính.....) Vậy qua bài học hôm nay các em không chi thấy cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước mà cấu tạo trong có những đặc điểm thích nghi với ở nước.Vậy 1 em cho cô biết: ? Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
Tài liệu đính kèm:
- Bài 33. Cấu tạo trong của cá chép - Hà Thị Huyền - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc
- Bài 49: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo) - Bộ dơi và bộ cá voi
4199 1
- Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác - Nguyễn Thị Diệu Minh
1626 1
- Tiết 30, Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Nguyễn Đình Yên
1673 0
- Giáo án Sinh học lớp 7
1541 1
- Giáo án Sinh học 7 - Tiết 28 Bài 27 - Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
785 0
- Giáo án Sinh học 7 - Bài 3: Thực hành: quan sát một số động vật nguyên sinh
1518 0
- Tiết 20, Bài 19: Một số thân mềm khác - Nguyễn Thị Thu
3777 3
- Tiết 27, Bài 26: Châu chấu - Dương Thành Tân
1507 1
- Giáo án Sinh học 7 - Tiết 27 Bài 26 - Châu chấu
791 0
- Tuần 3, Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày - Trần Thị Hoàng Oanh
1442 0
Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra
Từ khóa » Bộ Não Cá Chép
-
Dựa Vào Hình 33.2 Hãy Nêu Rõ Các Bộ Phận Của Hệ Thần Kinh ở Cá.
-
Lý Thuyết Cấu Tạo Trong Của Cá Chép | SGK Sinh Lớp 7
-
Giải Bài Tập Sinh Học 7 - Bài 33: Cấu Tạo Trong Của Cá Chép
-
Lý Thuyết Cấu Tạo Trong Của Cá Chép - .vn
-
Các Lớp Cá - Bài 33. Cấu Tạo Trong Của Cá Chép - Hoc24
-
Ở Cá Chép, Tiểu Não Có Vai Trò Gì?
-
Bài 33: Cấu Tạo Trong Của Cá Chép - SGK Sinh Học 7 - Giải Bài Tập
-
Sinh Học 7 Bài 33: Cấu Tạo Trong Của Cá Chép - Dạy Học Mới
-
Bài 33. Cấu Tạo Trong Của Cá Chép | Xem Loi Giai - XemLoiGiai.NET
-
Sinh Học 7 Bài 33: Cấu Tạo Trong Của Cá Chép
-
Cấu Tạo Trong Của Cá Chép
-
CẤU TẠO TRONG CÁ CHÉP - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sinh 7 Bài 33: Cấu Tạo Trong Của Cá Chép
-
[PPT] Bài 33: CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP Sinh Học 7 Các Hệ Cơ Quan
-
Cá Chép - Bùng Nổ Bộ Não Với Siêu Phương Pháp Huấn Luyện Silva