Sinh Học 8 Bài 51: Cơ Quan Phân Tích Thính Giác

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 8
Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác (7) 158 lượt xem Share

Qua nội dung Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác giúp các em được tìm hiểu về cấu tạo của cơ quan thính giác thích nghi với vai trò thu nhận thông tin, cơ chế thu nhận thông tin ở người. Và các biện pháp giữ gìn vệ sinh tai. Nhờ đó rèn luyện ý thức giữ vệ sinh tai, chăm sóc sức khỏe bản thân và mọi người.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của tai

1.2. Chức năng thu nhận sóng âm

1.3. Vệ sinh tai

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

4. Kết luận

Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của tai

- Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Thành phần cấu tạo của tai

+ Tai ngoài:

  • Vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.
  • Ống tai: hướng sóng âm.

Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm.

+Tai giữa là 1 khoang xương gồm:

  • Chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.
  • Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

  • Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

+ Tai trong:

  • Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
  • Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm. Gồm: ốc xương tai bên trong có ốc tai màng.

+ Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm: màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên. + Trên màng cơ cở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.

1.2. Chức năng thu nhận sóng âm

- Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, tới chuỗi xương tai vào tai trong ( làm rung màng “cửa bầu”) => làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng => tác động lên cơ quan Coocti kích thích tế bào thụ cảm thính giác nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm => làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

1.3. Vệ sinh tai

- Thường xuyên vệ sinh tai, giữ gìn tai sạch sẽ

  • Không dùng vật nhọn để ngoáy tai
  • Giữ vệ sinh mũi, họng đề phòng bệnh cho tai.

Vệ sinh tai

  • Tránh làm việc ở những nơi quá ồn hoặc tiếng động mạnh

Hạn chế tiếng ồn

  • Hạn chế dùng thuốc kháng sinh dễ gây ù tai, điếc tai

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Ốc tai màng là một ống màng chạy dọc ống tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm

A. màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương.

B. màng cơ ở ở phía trên, màng tiền đình ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương.

C. màng cơ ở ở phía trên, màng bên ở phía dưới và màng tiền đình áp sát vào vách tai của ốc tai xương.

D. màng cơ ở ở phía dưới, màng tiền đình ở phía trên và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: A
  • Giải thích: Ốc tai màng là một ống màng chạy dọc ống tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương.

Bài 2: Ráy tai có là do đâu?

A. Do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra.

B. Do tai ẩm.

C. Do tế bào thụ cảm tiết ra.

D. Do chất dịch ở màng trong của tai tiết ra.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: A
  • Giải thích: Ráy tai có là do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra.

Bài 3: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?

Hướng dẫn giải:

Phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh, làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?

Câu 2: Hãy trình bày cấu tạ của ốc tai dựa vào hình 51-2.

Câu 3: Quá trình thu nhận kích thích của song âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?

Câu 4: Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái.

Câu 5: Trình bày bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thính giác giúp ta thu nhận được những kích thích âm thanh cao thấp (thanh trầm), mạnh yếu (to, nhỏ)?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?

A. Vành tai, tai giữa, tai trong.

B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.

C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.

D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.

Câu 2: Thành phần nào dưới đây không thuộc tai trong?

A. Ống bán khuyên.

B. Dây thần kinh số VIII.

C. Ốc tai.

D. Màng nhĩ.

Câu 3: Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng gì?

A. Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

B. Thu nhận sự chuyển động trong không gian.

C. Thu nhận thông tin về vị trí chuyển động trong không gian.

D. Tiếp nhận thông tin vị trí của các vật thể trong không gian.

Câu 4: Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi bộ phận nào?

A. Ống bán khuyên.

B. Màng nhĩ.

C. Chuỗi tai xương.

D. Vòi nhĩ.

Câu 5: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước?

A. Tai trái.

B. Tai phải.

C. Cả hai tai cùng nhận.

D. Một trong hai tai.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần đạt được những yêu cầu sau:

  • Hiểu rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
  • Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coócti.
  • Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
  • Hình thành ý thức chăm sóc giữ gìn vệ sinh tai
  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
  • doc Sinh học 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (Liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống
  • doc Sinh học 8 Bài 45: Dây thần kinh tuỷ
  • doc Sinh học 8 Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian
  • doc Sinh học 8 Bài 47: Đại não
  • doc Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
  • doc Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
  • doc Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
  • doc Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
  • doc Sinh học 8 Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
(7) 158 lượt xem Share Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sinh học 8 Chương 9 Sinh học 8 Sinh học 8 Thần Kinh Và Giác Quan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
Bài học Sinh 8

Chương 1: Khái Quát Về Cơ Thể Người

  • 1 Bài 1: Bài mở đầu
  • 2 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
  • 3 Bài 3: Tế bào
  • 4 Bài 4: Mô
  • 5 Bài 5: Thực hành Quan sát tế bào và mô
  • 6 Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận Động

  • 1 Bài 7: Bộ Xương
  • 2 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
  • 3 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
  • 4 Bài 10: Hoạt động của cơ
  • 5 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh hệ vận động
  • 6 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Chương 3: Tuần Hoàn

  • 1 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
  • 2 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch
  • 3 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
  • 4 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
  • 5 Bài 17: Tim và mạch máu
  • 6 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn
  • 7 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chương 4: Hô Hấp

  • 1 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
  • 2 Bài 21: Hoạt động hô hấp
  • 3 Bài 22: Vệ sinh hô hấp
  • 4 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Chương 5: Tiêu Hóa

  • 1 Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
  • 2 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng
  • 3 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của Enzim trong nước bọt
  • 4 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
  • 5 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
  • 6 Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
  • 7 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao Đổi Chất Và Năng Lượng

  • 1 Bài 31: Trao đổi chất
  • 2 Bài 32: Chuyển hóa
  • 3 Bài 33: Thân nhiệt
  • 4 Bài 34: Vitamin và muối khoáng
  • 5 Bài 35: Ôn tập học kì 1
  • 6 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần ăn
  • 7 Bài 37: Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

Chương 7: Bài Tiết

  • 1 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
  • 2 Bài 39: Bài tiết nước tiểu
  • 3 Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

  • 1 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da
  • 2 Bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần Kinh Và Giác Quan

  • 1 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
  • 2 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (Liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống
  • 3 Bài 45: Dây thần kinh tuỷ
  • 4 Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian
  • 5 Bài 47: Đại não
  • 6 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
  • 7 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
  • 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
  • 9 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
  • 10 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
  • 11 Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội Tiết

  • 1 Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
  • 2 Bài 56: Tuyến yên và Tuyến giáp
  • 3 Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận
  • 4 Bài 58: Tuyến sinh dục
  • 5 Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh Sản

  • 1 Bài 60: Cơ quan sinh dục nam
  • 2 Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
  • 3 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
  • 4 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
  • 5 Bài 65: Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người
  • 6 Bài 66: Ôn tập - Tổng kết
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 51 Sinh 8