SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG BẰNG MANHÊTÔ - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Ắcquy sắt kền
2. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG BẰNG MANHÊTÔ
2.1. Sơ đồ cấu tạo.
Hình 8.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa Manhêtô.
1. Nam châm vĩnh cửu có cùng trụ quay với trục bộ chia điện. 2. Khung từ hình cột
gôn làm bằng tấm thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau và được nối với mát, trên khung từ có hai cuộn dây: Cuộn sơ cấp là cuộn W1, có một đầu được nối với khung từ
còn đầu kia được nối chung với cuộn thứ cấp W2 nối ra khoá điện , đầu kia của bộ W2
nối tới bộ chia điện. 5. Tụ điện được mắc song song với tiếp điểm; 6. Cặp tiếp điểm
9. Bộ chia điện; 10. Bugi đánh lửa; 11. Kim đánh lửa phụ có khe hở lớn hơn khe hở
của bugi đảm bảo an toàn cho cuộn biến áp ở phía đầu ra.
a. Cuộn dây biến áp.
Lõi thép cuộn dây chế tạo bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép vào nhau, phía trong là cuộn sơ cấp W1 có só vòng 120÷270 vòng, đường kính dây 0,9÷1,1mm.
Phía ngoài là cuộn dây thứ cấp W2 từ 10000÷13000 vòng, đường kính
0,07÷0,08.
b. Trụ từ.
Trụ từ được chế tạo bằng các lá thép kỹ thuật điện dạng cột gôn.
c. Rô-to ma-nhê-tô.
Rô-to của ma-nhê-tô được chế tạo bằng lá thép crôm - niken, rô-to nhận được
chuyển động từ bánh răng của động cơ và một đầu trục lắp mâm điện. Cam được lắp
rời trên trục rô-to còn điều chỉnh góc cắt lửa α = 8÷100.
Thân ma-nhê-tô lắp vào động cơ bằng 3 lỗ ô-van. Bugi bảo vệ tạo ra tia lửa khi
dây cao áp và bugi có khoảng cách quá quy định (7mm), bảo đảm an toàn cho các cuộn dây W1 và W2. trị số của tụ điện 0,17÷0,20μF.
Khe hở tiếp điểm lúc mở 0,25÷0,35mm.
2.2. Nguyên tắc hoạt động.
- Khi động cơ làm việc làm cho nam châm vĩnh cửu quay khi rôto quay làm cho từ trường mắc vòng qua cuộn dây của W1, W2 trên khung từ, từ Bắc sang Nam sẽ biến thiên theo định luật cảm ứng điện từ thì trên hai cuộn dây W1, W2 sẽ xuất hiện một
suất điện động cảm ứng (W1, W2 số vòng dây của cuộn dây của cuộn sơ cấp và cuộn
thứ cấp). Lúc này giá trị của suất điện động cảm ứng: e1 = 2030V; e2 = 1000 1500V. - Ở mạch W2 do suất điện động có giá trị nhỏ lên chưa có hiện tượng đánh lửa. - Ở mạch W1 nếu tiếp điểm K1, K2đóng thì sẽ xuất hiện một dòng điện I đi từ W1 đến tiếp điểm K1,K2 mát Khung từ W1. Đây chính là giai đoạn hình thành dòng sơ cấp.
- Đến giai đoạn đánh lửa cam (7) làm tiếp điểm K1,K2 mở khi đó dòng sơ cấp lúc
này bị mất đột ngột, do tốc độ biến thiên lớn làm cảm ứng sang cuộn W2 một suất điện động cảm ứng có giá trị từ 20.000 25.000V, ứng với thời điểm này con quay chia
điện cũng chia tới một nhánh của bugi nào đó vì vậy tạo ra điện áp đánh lửa và bugi đó
sẽ bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp
- Trong quá trình làm việc muốn tắt máy đóng khoá K lại tiếp điểm K1, K2 vẫn đóng mở bình thường. Lúc này mạch sơ cấp luôn khép kín nhờ khoá K. Như vậy
không có sự biến thiên của từ thông do dòng sơ cấp sinh ra mà chỉ có biến thiên của từ trường. Do đó không xuất hiện suất điện động cảm ứng ở cuộn thứ cấp nên không có tia lửa điện phóng qua khe hở của chấu bugi.
- Năng lượng của cuộn thứ cấp sẽ không được giải phóng hết khi mạch ngoài của
chúng ta bị hỏng (đứt) và năng lượng đó tích luỹ vượt qua trị số cho phép nhưng nhờ
có kim lửa phụ (11) mà năng lượng đó được giải phóng qua hai cực của kim lửa phụ vì vậy mà biến áp không bị quá nóng , hệ thống được đảm bảo.
3. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BẰNG MA NHÊ TÔ
TT Hiện tượng sai hỏng
Nguyên nhân Khắc phục
1 Tia lửa yếu. - Tiếp điểm cháy bẩn.
- Tụ điện hỏng.
- Cuộn dây ẩm.
- Rô-to bị sát cốt.
- Điều chỉnh khe hở tiếp
diểm sai. - Điều chỉnh góc tiếp điểm mở sai. - Dùng giấy nhám mịn đánh sạch tiếp điểm. - Thay tụ điện mới.
- Sấy khô cuộn dây.
- Thay hai ổ bi.
- Điều chỉnh khe hở tiếp điểm
0,2÷0,25mm.
- Điều chỉnh tiếp điểm mở 8÷100.
2 Không có tia lửa điện.
- Tiếp điểm cháy bẩn quá.
- Cháy đứt cuộn dây.
- Không có khe hở tiếp điểm.
- Dùng giấy nhám mịn đánh sạch
tiếp điểm.
- Thay cuộn dây mới.
- Điều chỉnh khe hở tiếp điểm.
Từ khóa » Cấu Tạo Của Ma Nhê Tô
-
Ma-nhê-tô Của Hệ Thống đánh Lửa điện Tử Không Tiếp điểm đóng Vai ...
-
đặc điểm Cấu Tạo Của Ma Nhê Tô Và Biến áp đánh Lửa Nam 2022
-
đặc điểm Cấu Tạo Của Ma Nhê Tô Và Biến áp đánh Lửa Câu Hỏi 1821135
-
đặc điểm Cấu Tạo Của Ma Nhê Tô Và Biến áp đánh Lửa - MTrend
-
He Thong Danh Lua 2 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa - Hoc24
-
Nêu Cấu Tạo Của Hệ Thống đánh Lửa điện Tử Không Tiếp điểm.
-
Ma-nhê-tô Của Hệ Thống đánh Lửa điện Tử Không Tiếp điểm Gồm
-
Nêu Cấu Tạo Của Hệ Thống đánh Lửa điện Tử Không ...
-
Giải Bài Tập Công Nghệ 11 - Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa
-
Công Nghệ 11 Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa - HOC247
-
Bài Giảng Môn Học Công Nghệ Lớp 11 - Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa
-
Câu 2 Trang 127 SGK Công Nghệ 11