Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần 2022 Mới Nhất - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Công ty cổ phần là gì?
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp khá quen thuộc ở Việt Nam. Công ty cổ phần với những đặc điểm riêng biệt và cách thức tổ chức hệ thống công ty mang lại nhiều lợi thế, do đó loại hình này ngày càng được ưa chuộng và phát triển.
Để hiểu rõ hơn về công ty cổ phần là gì? Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần được tổ chức như thế nào? Quý độc giả có thể tham khảo những chia sẻ của chúng tôi dưới đây.
Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập theo trình tự thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật, công ty cổ phần được thành lập do sự góp vốn của các cổ đông, số lượng tối thiểu là ba cổ đông không có giới hạn số lượng.
Vốn điều lệ mà công ty cổ phần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, ghi trong điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
Cổ phần của công ty cổ phẩn được phân loại thành nhiều loại với chức năng, tính chất khác nhau bao gồm: cổ phần phổ thông, cổ phẩn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, các cổ phần khác theo điều lệ công ty.
Công ty cổ phần có thể huy động vốn một cách linh hoạt thông qua nhiều hình thức từ cách khoản vay từ các tổ chức, cá nhân, hoặc thông qua cách thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Cổ đông có thể thực hiện chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trong phạm vi pháp luật quy định. Cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm phát sinh trong quá trình hoạt đông của công ty như các khoản nợ hay nghĩa vụ khác trong phạm vi vốn góp của mình.
Trong quá trình hoạt động của mình công ty có thể thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty sao cho phù hợp với mục đích phát triển, nhằm đem lại lợi ích tối ưu nhất cho công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
Công ty cổ phần được thành lập theo trình tự do pháp luật quy định và có cơ cấu tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ, thống nhất góp phần giúp công ty hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sẽ được tổ chức thành hai mô hình sau:
– Mô hình thứ nhất bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Tổng giám đốc. Nếu công ty cổ phần có số lượng cổ đông dưới 11 cổ đông, các cổ đông là tổ chức nắm giữ dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì có thể thành lập Ban kiểm soát hoặc không.
>>>>>> Tham khảo: https://luathoangphi.vn/co-cau-to-chuc-cua-cong-ty/
– Mô hình thứ hai bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, đối với mô hình cơ cấu tổ chức này phải có ít nhất 20% số thành viên độc lập Hội đồng quản trị, phải thành lập Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập Hội đồng quản trị thực hiện giám sát, tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Những thành viên được tổ chức thành những mô hình trên sẽ có những nhiệm vụ quyền hạn cơ bản sau đây:
– Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan nắm giữ quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty. Đại hội đồng cổ đông sẽ thực hiện một số quyền hạn và nghĩa vụ như:
+ Quyết định thay đổi điều lệ công ty.
+ Thực hiện thông qua định hướng phát triển công ty.
+ Quyết đinh loại cổ phần, số cổ phần công ty.
+ Thực hiện bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.
+ Xem xét và thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
+ Xem xét xử lý vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
+ Cơ quan quyết định việc tổ chức lại, giải thể công ty.
– Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, nhân dân công thu thực hiện những vấn đề không thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, đứng đầu là Chủ tịch hội đông quản trị. Hội đồng quản trị sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Quyết định chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn, kế hoặc kinh doanh hằng năm.
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần chào bán lên Đại hội đồng cổ đông.
+ Quyết định hình thức huy động vốn, quyết định giá bán cổ phần, trái phiếu của công ty.
+ Quyết định mua lại cổ phần.
+ Quyết định phương án đầu tư, dự án đầu tư.
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị, công nghệ.
+ Thông qua hợp đồng mua bán, vay hợp đồng khác trong phạm vi quy định.
+ Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, quyết định tiền lương, cử người đại diện.
+ Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý, thanh lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp khác.
+ Chuẩn bị duyệt chương trình, nội dung họp Đại hội đồng cổ đông, thực hiện triệu tập họp. Thực hiện lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
+ Kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông về tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty.
– Giám đốc, Tổng giám đốc:
Là người có trách nhiệm quản lý được miễn nhiệm, bổ nhiệm bãi nhiệm, thuê với nhiệm kỳ không quá 5 năm, để thực hiện những vấn đề sau:
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định.
+ Thông báo cho công ty những vấn đề được yêu cầu.
+ Tuyệt đối trung thành với công ty, tất cả vì lợi ích tốt nhất của công ty.
– Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát được thành lập nên đối với công ty cổ phần có hơn 11 cổ đông, hay có cổ đông là tổ chức sở hữu lớn hơn 50% tổng số cổ phần của công ty, thông thường sẽ có từ 3 đến 5 thành viên trong Ban kiểm soát, nhiệm kỳ không quá 5 năm,đứng đầu là Trưởng ban kiểm soát. Ban kiểm soát thực hiện những vấn đề sau:
+ Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc khi thực hiện công việc được giao của công ty.
+ Thực hiện kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực, tính nhất quán, hệ thống của hoạt động điều hành, công tác lập báo cáp tài chính.
+ Thực hiện thẩm định tính đầy đủ hợp pháp báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị, trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
+ Kiểm tra, rà soát và đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, cảnh báo sớm của công ty.
+ Kiến nghị lên Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về biện pháp để cải tiến cơ cấu tổ chức của công ty.
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát phát hiện có sai phạm thực hiện thông báo cho Hội đồng quản trị, yêu cầu chấm dứt hành vi, đưa ra giải pháp khắc phục.
+ Thực hiện tham dự, thảo luận tại các cuộc họp của công ty.
Mọi vấn đề thắc mắc về sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần hoặc yêu cầu dịch vụ thành lập công ty cổ phần, quý khách hàng có thể liện hệ với chúng tôi qua số 0981.378.999 hoặc email lienhe@luathoangphi.vn. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp mọi thông tin cho quý vị.
Từ khóa » Cách Quản Lý Cty Cổ Phần
-
Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần - Tư Vấn Doanh Nghiệp
-
Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Cổ Phần Theo Quy ... - Luật LawKey
-
Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Cổ Phần - Doanh Tri Law Firm
-
Quản Lý Công Ty Cổ Phần - LUẬT SƯ HÀ NỘI VÀ CỘNG SỰ
-
Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Cổ Phần Theo Quy định Mới Nhất
-
Mô Hình Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Cổ Phần Như Thế Nào?
-
Mô Hình Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Cổ Phần - Luật Toàn Quốc
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần
-
Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Theo Quy định 2022 - Luật Minh Gia
-
Cơ Cấu Tổ Chức Và Quản Lý Trong Công Ty Cổ Phần | Luật Hùng Thắng
-
Các Mô Hình Tổ Chức Quản Lý Công Ty Cổ Phần Theo Pháp Luật
-
Mô Hình Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần - Tư Vấn Doanh Nghiệp
-
Cơ Cấu Tổ Chức Và Mô Hình Quản Lý Của Công Ty Cổ Phần
-
QUY ĐỊNH VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN