Sơ Lược Tiểu Sử Tổ Sư Minh Đăng Quang - Nhịp Cầu Tâm Giao

  1. Trang chủ
  2. Phật giáo
  3. Lịch sử
  4. »
  5. Sơ lược tiểu sử tổ sư Minh Đăng Quang
Từ khóa Tìm kiếm
  • Yêu Thương
  • Định Hướng
  • Cầu nguyện
  • Suy niệm Phúc Âm
  • Thuật ngữ tôn giáo
  • Cơ sở tôn giáo
  • Ấn phẩm tôn giáo
  • Các đạo giáo khác
    • Minh Lý Đạo
    • Bửu Sơn Kỳ Hương
    • Tứ Ân Hiếu Nghĩa
    • Tịnh Độ Cư Sĩ
  • Phật giáo Hòa Hảo
    • Lịch sử
    • Giáo lý
    • Thi văn
    • Sinh hoạt
  • Vườn hoa tư tưởng

Liên kết

Hội đồng Giám mục VN

Tổng Giáo phận Tp.HCM

Dicastery for Interreligious Dialogue

Hội Thánh Tin Lành VN

HT Cơ Đốc Phục Lâm

HT Lutheran Việt Nam

Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh

Cao Đài - Tạp chí Liên giao

Cơ Quan Phổ Thông GL Đại Đạo

Cộng đồng TG Baha'i VN

Chân lý Islam

Báo Giác ngộ - Phật giáo

Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội VN

Bửu Sơn Kỳ Hương

Văn hóa Đông phương

Triết học Đông phương

Sơ lược tiểu sử tổ sư Minh Đăng Quang 5 /5 1 người đã bình chọn Đã xem: 3736 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS Tổ Sư MINH ĐĂNG QUANG, thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 09 năm Quý Hợi 1923 tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long miền Nam – Việt Nam.

Sơ lược tiểu sử tổ sư Minh Đăng QuangThân phụ Ngài là cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Nhàn. Từ bao đời gia đình song thân vốn có nền nếp ăn ở theo đạo thánh hiền, tu nhân tích đức, được người đương thời khen ngợi là gia đình hiền lương nhân nghĩa. Trong gia đình ông bà cụ có tất cả năm người con, Ngài là con út. Trước Ngài có bốn anh chị, cụ bà đều thọ thai và sinh nở bình thường, nhưng đến Ngài thì cụ bà mang thai đến 12 tháng mới khai hoa. Mười tháng sau, ngày 25 tháng 07 năm Giáp Tý 1924, cụ bà bịnh nặng và qua đời , hưởng dương 32 tuổi ( sau này Ngài vắng bóng cũng năm 32 tuổi ). Từ đó về sau Ngài được thân phụ và bà kế mẫu Hà Thị Song nuôi dưỡng đến ngày trưởng thành. Cụ ông mất ngày mùng 5 tháng giêng năm Mậu Thân 1968, thọ 75 tuổi.

Thuở nhỏ tuy sinh trưởng và lớn lên ở một làng vùng quê nhưng Ngài có trí thông minh khác hơn những trẻ cùng thời. Phong cách đi, đứng, ăn, mặc, nói làm. . . đều thể hiện đức tính trang nghiêm điềm đạm hơn chúng bạn. Chính nhờ vậy mà ngay từ lúc còn niên thiếu Ngài được thân phụ rất yêu quý và mọi người chung quanh đều một lòng thương mến. Đến tuổi cắp sách vào trường, Ngài luôn chăm chỉ học hành, bài vở thầy dạy đến đâu Ngài thông suốt đến đó và mỗi năm mỗi tiến phát.

Ngoài giờ học tập ở trường, Ngài giúp đỡ việc nhà, hầu hạ cha mẹ. Và hơn nữa, Ngài rất siêng năng ưa thích nghiên cứu tìm hiểu sách vở ghi chép sử liệu các tôn giáo, nhất là tam giáo: Thích – Đạo – Nho. . . Ngài tìm tòi học hỏi rất tường tận. Nhờ vậy mỗi khi chuyện vãn với những người thiện duyên quen lạ gặp gỡ, Ngài đều luận giải mọi vấn đề một cách tinh tường và được người người kính phục.

Vốn được hấp thụ nề nếp đạo đức nho phong nên Ngài thường tới lui các nhà đạo đức trưởng thượng đương thời để tham vấn đạo lý. Trong thời gian này, Ngài có tạo phía sau nhà một cái thất nhỏ để hằng ngày tiện bề tu tập tham thiền. Ngài thường trầm tư mặc tưởng, có khi cả đôi ba giờ đồng hồ. Có những buổi chiều Ngài thường hướng mắt về chân trời bao la với vẻ mặt đăm chiêu như đang suy nghĩ điều gì mà chưa giải quyết được.

CON ĐƯỜNG XUẤT GIA, SỰ THỬ THÁCH VÀ ĐẠO QUẢ Với tinh thần hướng thượng sẵn có, nhiều lần Ngài xin phép với thân phụ được xuất gia tầm chân lý. Thân phụ vì quá thương con nên không đành để Ngài ra đi một mình một bóng đến xứ lạ quê người hoặc nơi núi rừng cô tịch, hang động hiểm nguy khi tuổi đời còn niên thiếu, nên cụ ông nhất định cản ngăn. Thấy việc trình xin xuất gia không kết quả vì tình phụ tử quá thiêng liêng, nhưng cũng không vì sự luyến ái đó mà Ngài bỏ dở chí đăng sơn. Qua nhiều đêm suy nghĩ Ngài tự nhủ không thể tầm thường như bao người trong trần tục để kiếp phù sinh cứ mãi lăn xoay trong vòng sanh, già, bịnh, chết. . . Cuối cùng Ngài quyết tâm dõng mãnh cất bước ra đi, cắt đứt tình thân: Thôi thì thôi, thế thôi thì, Vẹn nguyền, xin chịu lỗi nghì với cha. Thiếu niên ngày nọ lìa nhà, Vượt biên giới Việt – Miên xa dặm ngàn. Lên non tìm động hoa vàng, Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành. Ngài rời Việt Nam đến Campuchia năm đó được 15 tuổi. Ngay từ buổi đầu gặp được một vị Thầy Việt lai Miên nổi tiếng đạo pháp cao siêu, Ngài liền cầu xin thọ giáo. Trải qua những cuộc trắc nghiệm cam go, rốt cuộc vị Thầy hoan hỷ tỏ lời khen ngợi và giao hết gia sản đạo nghiệp cho người đệ tử trông nom. Được bốn năm ở Campuchia, Ngài vừa làm xong bổn phận, vừa nghiên cứu Kinh Tạng và đường lối Y- Bát chơn truyền của Phật Tăng xưa. Tuy nhiên những điều Ngài đã thọ học nơi Thầy và những gì vị Thầy trao lại không thỏa mãn tâm nguyện của mình nên Ngài đã xin phép Thầy để trở về Việt Nam. Trên đường về lại quê hương, Ngài gặp phải một thử thách lớn trong đời. Một thử thách mà khắp thế nhân người người đều phải mang nặng – đó là hiếu nghĩa song đường và nghiệp duyên trần thế: Cha già mái tóc điểm sương, Mẹ xưa dưới mộ chút hương linh này. Thôi thì theo cái xưa nay, Lập gia thất để yên mây chín từng. Nghĩa ân vành vạnh một vừng, Có nàng thục nữ khuê trung dịu dàng. Cảm ơn cứu tử ngàn vàng, Nguyện cùng xướng họa cung đàn phu thê. Phương danh nàng là Kim Huê, Quê vùng Chợ Lớn vẹn bề công dung. Và rồi duyên định cũng an bài. Hơn một năm sau Kim Huê giả từ trần mộng. Điều này quả thực đúng với ý nghĩa bi mầu trong cõi hạ vô biên: Gẫm trong trời đất vô cùng, Nợ duyên âu cũng nghiệp chung muôn loài. Hay là thánh ý Như Lai, Muốn cho ôn lại trọn bài đau thương? Đau thương là tính vô thường! Vô thường là tính đoạn trường xưa nay. Bài học đau thương, bài học vô thường, bài học đoạn trường, quả là những bài học vi diệu đã kiến tạo cho cõi phiền não thành cảnh giới an vui, đã giúp duyên cho lòng người Bồ Tát tròn xong hạnh nguyện hôm nào còn dang dở. Lần này Ngài dốc chí ôm bổn nguyện ra đi, đi một phương trời vô định, đi không bao giờ trở lại. Đầu tiên Ngài đi đến Hà Tiên định lần qua Phú Quốc, rồi sau đó sẽ tìm sang các nước học đạo truyền giáo. Nhưng khi vừa đến nơi thì đã trể tàu. Ngài ở lại ra đầu gành bãi biển Mũi Nai ngồi tham thiền bảy ngày bảy đêm quán xét nhơn duyên. Trước cảnh thiên nhiên trời đất bao la, những chiếc thuyền nhấp nhô, bọt nước tụ tán vào một buổi chiều Ngài ngộ lý vô thường, vô ngã, cảnh khổ trầm luân, đầy vơi, có không, còn mất, sống chết, khổ vui của cuộc đời. Chính nơi đây Ngài tỏ sáng lý pháp “Thuyền Bát Nhã” ngược dòng đời cứu độ chúng sanh. Năm đó Đức Ngài tròn 22 tuổi: Mãn khai vô thượng liên đài, Trang nghiêm thị hiện Như Lai tọa thiền. Sau khi chứng ngộ lý pháp nhiệm màu, với lòng hoan hỷ vô biên, Ngài trở lại gia đình để thông báo cho cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu và mọi người biết, rồi lên Thất Sơn tiếp tục tu tập. Ngài dấn thân vào vùng núi Thất Sơn, nơi có nhiều núi non huyền bí , hang động sâu thẩm, có những bậc ẩn tu ít người thấy gặp. Ngài đến đây với tất cả lòng thành, quyết chí tu hành, hiến dâng cuộc đời cho Phật Pháp với mục đích thành tựu Phật quả. Giữa chốn núi cao chớn chở, cây lá phủ giăng bốn bề tịch lặng, chỉ nghe tiếng chim kêu vượn hú, làm bạn với cỏ cây. Đêm thì tham thiền tĩnh tọa, buổi sáng thì mang bình bát đi khất thực hóa duyên trong thôn xóm theo hạnh Phật Tăng xưa. Giờ ngọ thọ trai xong, Ngài trở về tìm chỗ tịch lặng để đi kinh hành và giữ mình thanh tịnh, trau dồi đạo quả. Năm 1946, do nạn chiến tranh tàn phá núi rừng, làm cho người tu không chỗ ở, nhân duyên Ngài gặp một vị hiền Sĩ thỉnh Ngài về làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho để tu tập và truyền bá chánh Pháp. Ngài tự nghĩ: Đạo cốt tiếp vật lợi sanh, ở một mình chẳng phải như Tổ Qui Sơn đã nói, nên Ngài bằng lòng theo vị Hiền Sĩ này về Phú Mỹ khởi đầu cho công cuộc truyền bá Giáo Pháp Khất Sĩ. THUYẾT PHÁP VÀ TRUYỀN ĐẠO Để đánh dấu bước đường hoằng dương Phật Pháp, thời pháp đầu tiên được Ngài khai đàn giảng là “Thuyền Bát Nhã” vào ngày rằm tháng tư tại Linh Bửu Tự, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho. Từ đó người dân hiền cảm mến hình ảnh một thầy tu, một nhà sư thân đắp mảnh y vàng, tay ôm bình bát đất, đi khất thực vào mỗi buổi sáng, không nhà cửa, không gia đình quyến thuộc, không cất giữ chứa chấp món chi, không ở một nơi nào nhất định, không tiền bạc v.v… Ngài phát nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát: “Nhất bát thiên gia phạn Cô thân vạn lý du Dục cùng sanh tử lộ Khất hóa đô xuân thu”. Trong những tháng đầu năm 1947, Ngài đã nhiếp độ đầy đủ cả hai chúng Nam Nữ cư sĩ và hai chúng xuất gia Tăng Ni Khất Sĩ. Cũng tại đấy Ngài soạn thảo nghi thức tụng niệm lễ cúng, chương trình tu học, hành đạo cơ bản cho cư sĩ và Tăng Ni. Ngài quan tâm giáo dưỡng, xây dựng cơ bản hai Tăng Ni Đoàn, tốt về Đạo Hạnh, vững về kiến thức Chánh Pháp Phật Đà. Đầu năm 1948, nhân duyên hội đủ Đức Tổ Sư rời Phú Mỹ, khởi phát chuyến du hành đầu tiên do Ngài hướng dẫn có hơn 20 Tăng Ni trực chỉ vùng Sài Gòn, Gia Định - Chợ Lớn. Từ đó, gót chân hành đạo của Đức Tôn Sư MINH ĐĂNG QUANG, vị sư trưởng của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam bước rộng lần ra từ phạm vi làng này sang làng khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác. Trong những buổi thuyết pháp, Ngài luôn kêu gọi tăng đồ trở về với giới luật “NÊN TẬP SỐNG CHUNG TU HỌC”. Ngài kêu gọi nhân loại hãy thương yêu nhau “không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác”. Và Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một xứ thiên đường, một cuộc sống an vui hạnh phúc cho nhân loại ngay tại trần gian này bằng cách: Mỗi người phải biết chữ Mỗi người phải thuộc giới Mỗi người phải tránh ác Mỗi người phải (học đạo) làm thiện. Những thời pháp của Ngài còn ghi lại trong bộ chơn lý (gồm sáu mươi chín tiểu luận). Ngài đã khéo léo dung hợp tư tưởng giáo lý của hai tông phái Phật giáo, đưa ra con đường trung đạo Chánh Đẳng Chánh Giác. . . giúp cho mọi tầng lớp trong xã hội nhận chân giá trị của Đạo Phật. Ngài chủ trương và thường khuyến hóa chư đệ tử với quan niệm “Ta là tất cả, tất cả là ta, ta sống cho tất cả thì tất cả sống cho ta, tiếng ta đây là tất cả, đó tức là chơn lý vũ trụ”. Người thực hành đúng chơn lý gọi là Khất sĩ. Khất ấy là xin. Sĩ đây là học. Xin ấy rồi lại cho, học đây rồi lại dạy. Xin phẩm thực để nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức để bảo giữ sự sống dài lâu. Học bằng cách lượm lặt phương pháp khắp nơi, rút nhiều kinh nghiệm. Dạy ta đến kết quả thật hành đặt điểm chỉ lại cho người. Cái xin, cái học, cái dạy, cái cho, các pháp nương sanh, mở ra con đường sáng lạn cho tất cả về sau tiến bước. Con đường ấy kêu là Đạo. Đạo của sống là xin nhau sống chung. Đạo của biết là học chung, Đạo của Linh là tu chung. Chư Tăng, Ni xuất gia theo Ngài học đạo thời bấy giờ có trên trăm vị, còn Phật tử theo quy y thọ giới tại gia cũng cả hơn vạn người. Tịnh xá được thành lập hơn 20 ngôi tại các tỉnh miền Đông và đồng bằng Sông Cửu Long. Ngài hành đạo thuyết pháp độ sanh được khoảng 10 năm thì thọ nạn và vắng bóng. THỜI KỲ THỌ NẠN & VẮNG BÓNG Chiều ngày 30 tháng giêng năm Giáp Ngọ (1954) khi ánh mặt trời vừa lắng dịu, tại Tịnh Xá Ngọc Quang Sa Đéc, Đức Ngài chậm rãi qua lại bên tàng cây bã đậu với dáng vẻ suy tư . . . cho đến khi mặt trời vừa lặn. Ngài gọi Chư Tăng đệ tử lấy đệm trãi dưới gốc cây Bồ Đề, ân cần dạy bảo về sự tu học và sự mở mang mối đạo. Đức Ngài cũng cho biết thêm tương lai Đạo phật tại Việt Nam và các nước. Ngài từ giã chư đệ tử để đi tu tịnh tại núi “Lửa” một thời gian. Chư Tăng đệ tử xin theo Ngài không mà còn dặn rằng: “Các con hãy ở lại mở mang mối đạo, giáo hóa chúng sanh đền ơn Chư Phật, ấy là các con theo Thầy và làm vui lòng thầy nơi xa vắng, rồi một ngày kia Thầy sẽ trở về”. Sáng ngày hôm sau mùng 1 tháng 2, Đức Ngài rời Tịnh Xá Ngọc Quang đi với một vị sư già và một chú điệu qua Tịnh Xá Ngọc Viên Vĩnh Long, rồi qua tiếp Cần Thơ. Nhưng khi đến Cái Vồn (Bình Minh) thì bị một số người ngoại đạo bắt đi biệt tích. Bấy giờ Chư đệ tử mới biết rõ ra lời nói của Ngài đi tu tịnh núi “Lửa” Đó là lời cảm nhận mầu nhiệm của Tổ Sư. Rồi từ ấy đến nay bóng Ngài bặt vô âm tín. Mấy chục năm dài trôi qua. Mấy chục mùa xuân biền biệt. Mấy chục mai vàng rơi rụng chia sẻ nỗi niềm của hàng vạn con tim hiếu kính thương nhớ Tổ Thầy: Mỗi năm mỗi thắp hương lòng Cầu cho Sư Tổ thoát vòng tai ương Trở về bên mái Phật đường Chuyển pháp luân độ mười phương an lành Trái oan là nghiệp chúng sanh Nạn tai là chuyện phải đành mà thôi Đành rồi, hóa giải tức thời Khổ đau sẽ hết, nụ cười thêm xinh MINH ĐĂNG QUANG bóng an bình, MINH ĐĂNG QUANG ngọn đèn linh ta bà. Hằng năm, hàng môn đồ tứ chúng đệ tử luôn cầu nguyện và tâm niệm: MINH ĐĂNG QUANG bóng an bình, MINH ĐĂNG QUANG ngọn đèn linh ta bà. Bởi từ lâu chúng ta đã thấu hiểu lời dạy quý báu và sâu xa của Đức Thế Tôn: “Dù người ta có giết thầy mình, mình cũng không nên giết hại lại”. Và lời dạy thấm thía vi diệu nhất đối với chúng ta hôm nay vẫn là “Kẻ nào cột oan trái rằng – họ đã giết ta, đã đánh ta, đã thắng ta, đã cướp của ta, oan trái của người ấy không bao giờ dứt. Người nào không cột oan trái như thế, thì oan trái của người ấy sẽ dứt. Và từ cổ chí kim, oan trái không bao giờ dứt được bởi sự cột oan trái. Oan trái chỉ dứt được bởi sự không cột oan trái”.Hiểu được giáo lý một cách vững chắc như vậy, chúng ta sẽ nghe mình rất hạnh phúc khi được trả nghiệp. Huống hồ chúng ta còn giác ngộ hơn khi Tổ Sư chúng ta xem đây là từng mức thử thách cần phải trả, cần phải vượt qua để làm nên đạo Bồ Đề: "Quỳnh trong nước mắt, sen trong lửa Phút nhập thần sương bạc khói lam Chia nẻo khói sương về tới đích Cả hai cùng hiện một hoa đàm”. Dấn thân vào cõi tử sanh, hòa điệu để được trả nghiệp mà cũng là phương pháp chuyển hóa nghiệp, nhân đối diện hầu tạo hạnh phúc an vui cho khắp vạn loài. Đây là tinh thần xả kỷ lợi tha của Chư Bồ Tát, là tinh thần từ bi bất diệt của Đức Phật và giáo pháp Khất Sĩ Việ Thiet ke web ChoiXanh.net TOP Loading...

Từ khóa » Tiểu Sử Tổ Sư Minh đăng Quang