Số Nguyên âm, Số Nguyên Dương Là Gì ? Khái Niệm Và ứng Dụng

Table of Contents

  • 1. Số nguyên dương là gì?
  • 2. Ví dụ số nguyên dương, số nguyên âm
  • 3. Một số ứng dụng thực tiễn của số nguyên âm và số nguyên dương
    • 3.1. Dùng để đo nhiệt độ
    • 3.2. Dùng để chỉ độ cao
    • 3.3. Dùng trong kinh doanh, buôn bán
    • 3.4. Dùng để chỉ thời gian
    • 3.5. Dùng để chỉ hướng đi
  • 4. Bài tập áp dụng về số nguyên dương và số nguyên âm

Số nguyên dương là số như thế nào? Đây là những khái niệm số nguyên dương cơ bản mà các bạn học sinh từ Lớp 6 đều phải nắm được để vận dụng vào việc giải các bài toán cũng như ứng dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về những điều này thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Số nguyên dương là gì?

- Các số tự nhiên 1; 2; 3; 4; …. được gọi là các số nguyên dương.

- Các số nguyên dương 1; 2; 3; 4; … đều mang dấu “+” nên còn được viết là +1; +2; +3; +4; …

- Các số -1; -2; -3; -4; … được gọi là các số nguyên âm và được đọc là âm một, âm hai, âm ba, âm bốn , ….. hoặc là trừ một, trừ hai, trừ ba, trừ bốn, …

*Cách nhận biết số nguyên âm, số nguyên dương:

- Các số nguyên dương chính là các số tự nhiên khác 0.

- Các số nguyên âm được nhận biết bằng dấu “-” ở trước số tự nhiên khác 0.

»Xem thêm: Làm quen với số nguyên âm và cách so sánh hai số nguyên âm

2. Ví dụ số nguyên dương, số nguyên âm

- Các số tự nhiên 3; 15; 29; 45 là các số nguyên dương và đọc giống như đọc các số tự nhiên.

- Các số -3; -15; -29; -45 là các số nguyên âm và đọc là âm ba, âm mười lăm, âm hai chín; âm bốn lăm hoặc trừ ba, trừ mười lăm, trừ hai chín; trừ bốn lăm.

*Chú ý:Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm.

3. Một số ứng dụng thực tiễn của số nguyên âm và số nguyên dương

Số nguyên âm và số nguyên dương đươc sử dụng nhiều trong các tình huống thực tiễn xung quanh chúng ta.

3.1. Dùng để đo nhiệt độ

- Số nguyên dương được dùng để chỉ nhiệt độ trên 0oC

- Số nguyên âm được dùng để chỉ nhiệt độ dưới 0oC

Ví dụ:Nhiệt độ 5 độ :

- Dưới 0oC được viết là -5oC ( đọc là âm năm độ C)

- Trên 0oC được viết là 5oC ( đọc là năm độ C)

3.2. Dùng để chỉ độ cao

- Số nguyên dương được dùng để chỉ độ cao trên mực nước biển

- Số nguyên âm được dùng để chỉ độ cao dưới mực nước biển

Ví dụ:Khi đo đạc độ cao hay thấp của các nơi trên Trái Đất, người ta quy ước mực nước biển là 0oC.

  • Đỉnh núi Phú Sĩ ở Nhật Bản cao hơn mực nước biển 3 776 m. Ta nói đỉnh núi này có độ cao là 3 776 m.
  • Một chiếc tàu ngầm lặn sâu xuống nơi thấp hơn mực nước biển 35 m. Ta nói tàu ngầm này đang ở độ cao -35 m. Hoặc có thể nói nó đang ở độ sâu 35 m.

3.3. Dùng trong kinh doanh, buôn bán

- Số nguyên dương dùng để chỉ số tiền hiện có, số tiền lãi hoặc số tiền thu vào.

- Số nguyên âm dùng để chỉ số tiền nợ, số tiền lỗ hoặc số tiền chi ra.

Ví dụ: Bạn Huệ mở tiệm bán hoa.

  • Nếu lãi 20 triệu đồng thì ta có thể nói lợi nhuận là 20 triệu đồng.
  • Nhưng nếu lỗ 20 triệu đồng thì ta có thể nói lợi nhuận là -20 triệu đồng.

3.4. Dùng để chỉ thời gian

- Số nguyên dương được dùng để chỉ thời gian sau Công nguyên

- Số nguyên âm dùng để chỉ thười gian trước Công nguyên.

Ví dụ:

  • Nhà toán học Pythagoras (Py-ta-go) sinh năm -570, có nghĩa là nhà toán học này sinh năm 570 trước Công nguyên.
  • Nhà toán học Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, có nghĩa là nhà toán học này sinh năm 1972 sau Công nguyên.

3.5. Dùng để chỉ hướng đi

Nếu chọn một hướng làm hướng dương (+) thì hướng ngược lại sẽ là hướng âm (-) .Khi đó:

  • Nếu di chuyển theo hướng dương (+) thì quãng đường và vận tốc sẽ mang dấu dương (+)
  • Nếu di chuyển theo hướng âm (-) thì quãng đường và vận tốc sẽ mang dấu âm (-)

Ví dụ:Nếu quy ước chiều đi từ Đắk Lắk đến Hà Nội là hướng dương (+) thì chiều từ Hà Nội về Đắk Lắk là hướng âm (-). Khi đó:

  • Nếu xe ô tô A chạy với vận tốc 60 km/h từ Đắk Lắk đến Hà Nội thì vận tốc của xe ô tô A có thể biểu diễn là +60 km/h.
  • Nếu xe ô tô A chạy với vận tốc 60 km/h từ Hà Nội về Đắk Lắk thì vận tốc của xe ô tô A có thể biểu diễn là -60 km/h.

» Xem thêm: Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và các dạng toán thường gặp

4. Bài tập áp dụng về số nguyên dương và số nguyên âm

Bài 1: Giải các câu hỏi sau:

a) Viết ba số nguyên âm và ba số nguyên dương.

b) Đọc các số mà em vừa viết.

ĐÁP ÁN

a) Ba số nguyên âm: -9; -26; -37

Ba số nguyên dương: 2; 7; 11

b) Đọc các số đã viết:

+) -9: âm chín; -26: âm hai mươi sáu; -37: âm ba mươi bảy

+) 2: Hai; 7: bảy; 11: mười một.

Bài 2: Giải các câu hỏi sau:

a) Viết các số sau: âm ba mươi hai, chín mươi bảy, trừ hai mươi, âm một nghìn không trăm chín mươi hai.

b) Tìm số nguyên dương trong các số sau: -23; 475; 54; 0; -43; -78.

ĐÁP ÁN

a) Âm ba mươi hai: -32;

Chín mươi bảy: 97;

Trừ hai mươi: -20;

Âm một nghìn không trăm chín mươi hai: -1092.

b) Các số nguyên dương trong các số đã cho là: 475; 54.

Bài 3: Viết số nguyên âm chỉ năm có mỗi sự kiện sau:

a) Thales là một nhà triết học, nhà toán học nổi tiếng nhất của đất nước Hy Lạp. Ông sinh khoảng năm 625 trước Công nguyên.

b) Thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất Việt Nam được vua An Dương Vương xây từ thế kỉ III trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội).

c) Vườn treo Babylon là một công trình do vua Nebuchadnezzar II xây dựng từ khoảng năm 603 trước Công nguyên.

ĐÁP ÁN

a) Số nguyên âm biểu diễn năm sinh của Thales là: -625

b) Thành Cổ Loa được xây dựng ở thế kỉ III trước Công nguyên hay khoảng 300 năm trước Công nguyên nên số nguyên âm biểu diễn cho năm mà thành Cổ Loa được xây dựng là: -300

c) Số nguyên âm biểu diễn cho năm xây dựng vườn treo Babylon là: -603.

Bài 4: Hai ca nô cùng xuất phát từ A cùng đi về phía B hoặc C ( A nằm giữa B và C). Quy ước chiều hướng từ A về phía B là chiều dương, chiều hướng từ phía A về phía C là chiều âm. Hỏi nếu hai ca nô đi với vận tốc lần lượt là 10 km/h và -12 km/h thì sau 2 giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu km?

ĐÁP ÁN

Hai ca nô đi với vận tốc 10km/h và -12 km/h nghĩa là 2 ca nô đi ngược chiều nhau.

Ta có:

Ca nô đi từ A đến B trong 2 giờ đi được là: km

Ca nô đi từ A đến C trong 2 giờ đi được là: km

Sau 2 giờ hai ca nô cách nhau số km là: 20 + 24 = 44 km.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về số nguyên dương cũng như một số ứng dụng thực tiễn của chúng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho các bạn hoc sinh trau dồi được thêm vốn kiến thức của bản thân và áp dụng các kiến thức ấy trong giải các bài toán liên quan và áp dụng vào các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Từ khóa » Ví Dụ Về Các Số Nguyên âm