So Sánh Pháp Luật Với Phong Tục Tập Quán Và Phân Tích Mối Quan Hệ ...

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Tài liệu khác
  1. Home
  2. Tài liệu khác
  3. So sánh pháp luật với phong tục tập quán và phân tích mối quan hệ giữa chúng
Trich dan So sánh pháp luật với phong tục tập quán và phân tích mối quan hệ giữa chúng - pdf 13 Link tải miễn phí luận văn 1. Định nghĩa pháp luật, phong tục tập quán.- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, do nhà nước ban hành (hay thừa nhận), thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị.• Ví dụ: Hiến pháp 1992 của nhà nước ta quy định các nguyên tắc cơ bản như tôn trọng quyền con người (điều 50), quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân (điều 51), mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (điều 92)…- Phong tục tập quán là những thói quen trong ứng xử của cộng đồng hay những quy tắc xử sự chung được hình thành một cách tự phát trong một cộng đồng dân cư, được lưu truyền chủ yếu theo cách truyền miệng, được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng sức thuyết phục của chúng, bằng dư luận xã hội và bằng cả biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.• Ví dụ: Theo phong tục tập quán cưới xin của người Việt, trình tự cưới xin đa số được tiến hành theo các bước: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu và lễ cưới. 2. So sánh pháp luật với phong tục tập quán.2.1. Sự giống nhau giữa pháp luật và phong tục tập quán.- Cả phong tục tập quán và pháp luật đều là những quy tắc xử sự chung có tính khuôn mẫu chuẩn mực để hướng dẫn mọi hành vi xử sự, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn, đánh giá hành vi con người. Chúng cùng thực hiện vai trò duy trì một trật tự cần thiết cho sự phát triển xã hội, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội. Như vậy, phong tục tập quán ở một phạm vi nhất định cũng có vai trò quan trọng như pháp luật.- Không chỉ vậy, chúng đều có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với các cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức đó ở vào những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà các quy phạm đó đã dự liệu từ trước.- Ngoài ra, giữa phong tục tập quán và pháp luật còn điểm chung là đều được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp nhất định như dư luận xã hội, giáo dục cộng đồng hay cưỡng chế. - Cuối cùng, chúng đều có tính quy phạm, tính xã hội, tính ý chí và đều có sự thay đổi theo điều kiện và tình hình phát triển của xã hội.2.2. Sự khác nhau giữa pháp luật và phong tục tập quán. Thứ nhất, về quá trình hình thành và phát triển:- Phong tục tập quán hình thành trước khi có pháp luật, chúng được coi như ”luật dân gian” hay “luật tự nhiên” và chúng tồn tại trong tất cả mọi giai đoạn, mọi tiến trình phát triển của xã hội. Sự phát triển của phong tục tập quán gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, xã hội thay đổi thì phong tục tập quán cũng theo đó mà thay đổi theo.- Trong khi đó, có rất nhiều quan niệm về việc hình thành pháp luật, ở đây ta chỉ xét đến thời điểm từ sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp – khi xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ thì pháp luật mới ra đời, còn trước đó – xã hội công xã thị tộc chưa có pháp luật. Thứ hai, về chủ thể ban hành và tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến):- Phong tục tập quán là do một nhóm người, một cộng đồng dân cư, một dân tộc đặt ra để điều chỉnh hành vi trong nội bộ nhóm người, trong cộng đồng dân cư hay dân tộc đó. Do đó, tính quy phạm của phong tục tập quán hẹp hơn pháp luật về không gian và đối tượng tác động.- Pháp luật do nhà nước ban hành hay thừa nhận, nghĩa là nó chỉ được hình thành bằng con đường nhà nước. Ngoài ra nhà nước còn thừa nhận một số quy phạm phong tục tập quán đã tồn tại từ trước nhưng có lợi cho mình và nâng lên thành pháp luật. Pháp luật có vai trò điều chỉnh hành vi của tất cả các thành viên trong xã hội, không loại trừ ai. Tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện ở chỗ: Bất cứ ai, cơ quan tổ chức nào, nếu ở những điều kiện, hoàn cảnh mà pháp luật dự liệu từ trước thì: hay đều được làm những gì mà pháp luật cho phép, hay đều không được làm những gì mà pháp luật ngăn cấm, hay đều phải làm những gì mà pháp luật yêu cầu phải làm; nếu họ vi phạm pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau. Thứ ba: Về biện pháp bảo đảm thực hiện:- Phong tục tập quán không mang tính nhà nước mà mang tính xã hội nên quy tắc xử sự này chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp và được bảo đảm chấp hành bằng thói quen, dư luận xã hội hay một số biện pháp cưỡng chế như: Đuổi ra khỏi cộng đồng, bị xa lánh, đặt ngoài dư luận…- Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước như tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích, giáo dục, tổ chức thực hiện… đặc biệt là biện pháp cưỡng chế. Cưỡng chế nhà nước là sử dụng sức mạnh bạo lực của nhà nước để buộc cá nhân, tổ chức trong xã hội phục tùng ý chí nhà nước. Do đó, pháp luật khác phong tục tập quán vì pháp luật mang tính nhà nước.w9f46Lyv3ZEQ4Bt Yêu cầu Download Tài liệu, ebook tham khảo khác
  • Tiểu luận Cơ sở lí luận về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của cá nhân
  • Tiểu luận Phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
  • Tiểu luận Phân tích mối liên hệ giữa phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPs (1994) và Công ước BERNE (1886) về bảo hộ quyền tác giả
  • Tiểu luận Phân tích làm sáng tỏ những điểm tiến bộ trong các quy định về cách xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước luật biển 1982 so với Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa
  • Tiểu luận Nhận diện đặc trưng của văn bản qui phạm pháp luật - Tiền đề của hoạt động thẩm định, thẩm tra
  • Tiểu luận Thực trạng áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp đảm bảo cho việc thực thi pháp luật thuế
  • Tiểu luận Khái niệm và ý nghĩa của bảo trợ xã hội, bài tập tình huống
  • Tiểu luận Lý luận và thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương hiện nay
  • Tiểu luận Phân tích các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản pháp luật
  • Yêu cầu về hình thức của văn bản pháp luật
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » Ví Dụ Về Pháp Luật Và Phong Tục Tập Quán