Sổ Tay Tên Các Thành Phố, Tỉnh Việt Nam Dịch Ra Tiếng Trung Quốc

Nghiên cứu Hán Nôm >> Chủ đề >> Tư liệu chung
63. Sổ tay tên các thành phố, tỉnh Việt Nam dịch ra tiếng Trung Quốc (TBHNH 2005)

Cập nhật lúc 23h25, ngày 16/08/2007

SỔ TAY TÊN CÁC THÀNH PHỐ, TỈNH VIỆT NAM

DỊCH RA TIẾNG TRUNG QUỐC()

TRẦN LÊ SÁNG

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Nhà xuất bản Quân sự nghị văn () ở Bắc Kinh vừa xuất bản (tháng 5 năm 2004) cuốn Sổ tay tên các thành phố, tỉnh Việt Nam dịch ra tiếng Trung Quốc; sách do Giáo sư Tùng Quốc Thắng chủ biên.

Sổ tay tên các thành phố, tỉnh Việt Nam dịch ra tiếng Trung Quốc có khổ 20x14cm; 472 trang; dịch được 11.275 đơn vị hành chính các thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, thị, huyện, quận, trấn, phường, xã toàn nước Việt Nam ra tiếng Trung Quốc. Bởi vậy, ở đây từ Sổ tay được dịch từ từ Thủ sách có nghĩa là sách tham khảo từ một phương diện chuyên ngành chứ không phải là sách nhỏ, cầm tay.

Sổ tay tên các thành phố, tỉnh Việt Nam dịch ra tiếng Trung Quốc chia làm hai phần, gọi là Thượng biênHạ biên. Thượng biên xếp tên đất theo vần tiếng Việt từ A đến Z; mỗi tên đất có tiếng Việt và tiếng Trung, xếp theo cấp hành chính. Ví dụ: Cửa Cạn (tên xã, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Hạ biên xếp tên đất theo quy hoạch hành chính; thủ đô Hà Nội xếp trước, tiếp đến là các thành phố trực thuộc (xếp theo vần tiếng Việt; Ví dụ: thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh), tiếp đến là các tỉnh (xếp theo vần tiếng Việt; Ví dụ: tỉnh An Giang; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu; tỉnh Bạc Liêu; tỉnh Bắc Giang; v.v..). Tên các đơn vị thuộc thành phố trực thuộc, thuộc tỉnh xếp theo cấp hành chính và vần tiếng Việt; Ví dụ: thành phố Hà Nội có 7 quận, 5 huyện, 8 trấn, 102 phường, 118 xã (tiếng Hán gọi là Hương), xếp như sau:

Quận Ba Đình (12 phường): phường Cống Vị ,phường Điện Biên , phường Đội Cấn ,

Quận Cầu Giấy (7 phường): phường Dịch Vọng , phường Mai Dịch 驿, …

Quận Đống Đa (21 phường): phường Cát Linh , phường Hàng Bột , …

Quận Hai Bà Trưng (25 phường): phường Bách Khoa , phường Bạch Đằng , …

Huyện Đông Anh (1 trấn, 23 hương): thị trấn Đông Anh ; xã Bắc Hồng , xã Cổ Loa , xãDục Tú ,…

Huyện Gia Lâm (4 trấn, 31 hương): thị trấn Đức Giang , thị trấn Gia Lâm , thị trấn Sài Đồng , thị trấn Yên Viên , xã Bát Tràng , xã Bồ Đề , …

Thành phố Đà Nẵng (5 quận, 2 huyện, 33 phường, 14 xã); v.v…

Về tỉnh, thứ tự cũng xếp theo vần tiếng Việt. Ví dụ: tỉnh An Giang, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu, tỉnh Bạc Liêu,… tên đất ở các tỉnh cũng xếp theo vần tiếng Việt; Ví dụ:

Tỉnh An Giang (2 thị, 9 huyện, 12 trấn, 12 phường, 118 hương): thị xã Châu Đốc (3 phường 3 hương): phường Châu Phú B B , phường Châu Phú A A, phường Núi Sam , xã Vĩnh Mỹ ,…

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu - (2 thị, 5 huyện, 5 trấn, 18 phường, 49 hương), gồm: thành phố Vũng Tầu (12 phường, 1 hương): phường 1, phường 2,… thị xã Bà Rịa (7 phường, 2 xã): phường Kim Dinh , phường Long Hương ,...

Tỉnh cuối cùng là tỉnh Yên Bái, vần Y tiếng Việt.

Vấn đề dịch tên đất Việt Nam ra tiếng Trung Quốc khá phức tạp; vì vậy với tên đất có âm Hán Việt, nói chung Sổ tay dùng âm Hán Việt, Ví dụ: Hà Nội, Nam Định,… Với những tên đất không có âm Hán Việt, Sổ tay có khi dịch ý, có khi dịch âm; Ví dụ: quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) dịch là Nhị Trưng phu nhân quận ; đó là dịch ý; nhưng thị trấn Sao Đỏ (Chí Linh, Hải Dương) lại dịch là Sao Đa trấn , đó là dịch âm, không dịch ý là Hồng Tinh . Có tên đất vừa dịch ý vừa dịch âm; Ví dụ: tỉnh Cà Mau vừa dịch là Kim Âu tỉnh vừa dịch là Ca Mao tỉnh ; thị trấn Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) vừa dịch âm là Sao Vượng trấn , vừa dịch ý là Kim Tinh trấn ; v.v… Với những tên đất có hai phụ âm thì dịch thành hai chữ Hán; Ví dụ: A Roằng (A Lưới, Thừa Thiên) dịch là A Nhược Vượng ; phụ âm sau thường không dịch; Ví dụ: A Rooch (Huyện Hiên, Quảng Nam) dịch là A Thụy (âm Bắc Kinh là A Ruì).

Về một số tên gọi các đơn vị hành chính Việt Nam khó dịch ra tiếng Trung Quốc cũng đã được ban biên soạn Sổ tay tên các thành phố, tỉnh Việt Nam dịch ra tiếng Trung Quốc nghiên cứu, tiếp thu và có sáng tạo trong khi dịch. Ví dụ: bản được dịch là Ban : bản Bo (Phong Thổ, Lai Châu) được dịch là Ban Bác ;bản Díu (Xíu Mần, Hà Giang) được dịch là Ban Vưu , …

Bàu được dịch là Bảo . Ví dụ: Bàu Lâm (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) dịch là Bảo Lâm; Bàu Sen (Long Khánh, Đồng Nai) dịch là Bảo Sâm ...

Buôn dịch là Bôn (trừ Buôn Ma Thuật dịch là Bang Mỹ Thục ). Ví dụ: Buôn Choah (Huyện Krông Nô, Đắk Lắk) dịch là Bôn Trảo ; Buôn Trấp (Krông A Na, Đắk Lắk) dịch là Bôn Đức Lặc , …

Bưng dịch là Băng . Ví dụ: Bưng Riềng (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tầu) dịch là Băng Anh , …

Cần dịch là Cần . Ví dụ: Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), dịch là Cần Nhã ; Cần Giuộc (Long An) dịch là Cần Ước ,…

Chiềng dịch là Tỉnh . Ví dụ: Chiềng Mai (Mai Sơn, Sơn La) dịch là Tỉnh Mai ; Chiềng Sơ (Điện Biên Đông, Lai Châu) dịch là Tỉnh Xá ,…

Đắk dịch là Đạt . Ví dụ: Đắk HLơ (Huyện Kbang, Gia Lai) dịch là Đạt Hách Lặc ; Đắk Glei (Kon Tum) dịch là Đạt Cách Lôi ,… (Trừ Đắk Lắk dịch là Đa Lạc .

Giồng dịch là Dung . Ví dụ: Giồng Trôm (Bến Tren) dịch là Dung Thuần ; Giồng Giềng (Kiên Giang) dịch là Dung Liên ,…

Hòn dịch là Hôn . Ví dụ: Hòn Đất (Kiên Giang) dịch là Hôn Đức (Riêng Hòn Nghệ ở huyện Kiên Hải, Kiên Giang thì dịch là Khương Hoàng Đảo ; Hòn Tre ở huyện Kiên Lương, Kiên Giang dịch là Trúc Đảo ; Hòn Gai ở Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh dịch là Hồng Cơ , …

Khe dịch là Khê . Ví dụ: Khe Sanh (Hướng Hóa, Vĩnh Linh) dịch là Khê San ; Khe Mo (Đồng Gia, Thái Nguyên) dịch là Khê Mô ;…

Kon, trừ Kon Tum dịch là Côn Tung 昆嵩, các tên đất khác đều dịch là Công . Ví dụ: Kon Plông (Kon Tum) dịch là Công Bá Lũng ; Kon Pne (huyện Kbang, Gia Lai) dịch là Công Bác Nội ;…

Mường dịch là Mạnh . Ví dụ: Mường Khương (Lào Cai) dịch là Mạnh Khang ; Mường Tè (Lai Châu) dịch là Mạnh Đắc ; Mường Xén (Kỳ Sơn, Nghệ An) dịch là Mạnh Tiên ;…

Nậm dịch là Nam . Ví dụ: Nậm Cẳn (Kỳ Sơn, Nghệ An) dịch là Nam Cán ; Nậm Cuổi (Tân Hoắc, Lai Châu) dịch là Nam Khuê ;…

Quán dịch là Quán . Ví dụ: Quán Hành (Nghi Lộc, Nghệ An) dịch là Quán Hành ; Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) dịch là Quán Thánh ;…

Trảng dịch là Tráng . Ví dụ: Trảng Bàng (Tây Ninh) dịch là Tráng Bàng ; Trảng Bom (Đồng Nai) dịch là Tráng Bôn ;…

Truông dịch là Trung . Ví dụ: Truông Mít (Dương Minh Châu, Tây Ninh) dịch là Trung Mật ;…

v.v..

Nhìn chung, cuốn Sổ tay tên các thành phố, tỉnh Việt Nam dịch ra tiếng Trung Quốc được biên dịch công phu, số liệu phong phú, dễ tra cứu; giúp ích nhiều cho giới nghiên cứu, nhất là giới nghiên cứu Hán Nôm, giới nghiên cứu văn sử địa và cả người du lịch… Nhưng trong sách vẫn còn một số chỗ in ấn nhầm lẫn. Ví dụ: Buôn Choah ở trang 25 viết là 奔瓜, ở trang 347 lại viết là , tuy đều đọc là Bôn Trảo; phường Yết Kiêu (thị xã Hà Đông nên viết là , không viết (tr.360), … Có một số thị trấn nay đã đuợc đổi thành thành phố trực thuộc trung ương như Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vinh, Cần Thơ,… thủ đô Hà Nội cũng đã có thêm một số quận mới như Hồ Tây, Long Biên, Thanh Xuân, Hoàng Mai; diện cách một số thành phố, tỉnh khác cũng có thay đổi, điều này Sổ tay chưa biên dịch kịp thời. Năm 1981, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã xuất bản bộ sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX do hai cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm là Dương Thị The và Phạm Thị Thoa biên dịch. Bộ sách này tuy chủ yếu dịch từ bộ Các trấn tổng xã danh bị lãm, mộtbộ địa danh đầu thời Nguyễn (khuyết danh) chép tên đất của 15 trấn, xứ, đạo từ đèo Ngang trở ra; thế mà đã có được 11.615 đơn vị hành chính trấn, xứ, đạo, phủ, huyện, tổng, thôn, phường, giáp, trang, động, trại, chợ, phố, cơ, sở, châu, vạn; có một số chữ Hán về tên đất viết khác cuốn Sổ tay mà chúng ta đang xem. Đây là một trong những vấn đề học thuật mà người biên dịch tên đất Hán Nôm cần lưu ý để việc biên dịch thật chính xác, tạo thuận lợi cho người tra cứu. Về loại sách công cụ này, có lẽ chúng ta vẫn còn phải tiếp tục biên dịch, vì vậy chúng tôi sơ lược thông báo cuốn Sổ tay tên các thành phố, tỉnh Việt Nam dịch ra tiếng Trung Quốc để mọi người tham khảo.

Thông báo Hán Nôm học 2005 (tr.549-554)

In
Lượt truy cập:

Từ khóa » Dịch Chữ Trung Quốc Cổ