SỚ THƯỢNG TƯỢNG | ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

I/ NGUYÊN VĂN BÀI SỚ:

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

(…………………niên)

Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhất

Thời duy,

Thiên vận……….niên,…………ngoạt,………..nhựt,……..thời, hiện tại Việt Nam quốc,…………..tỉnh,………….huyện,………….xã, cư trụ …Gia đường… chi trung.

Kim hữu đệ tử thọ Thiên ân…………………………………, công đồng chư Chức sắc, hiệp dữ Chức việc, Đạo hữu nam nữ đẳng, quì tại …Thiên Bàn… thành tâm trình tấu:

HUỲNH KIM KHUYẾT NỘI

Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn.

Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.

TAM TÔNG CHƠN GIÁO

Tây Phương Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn.

Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn.

Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.

TAM KỲ PHỔ ĐỘ TAM TRẤN OAI NGHIÊM

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai.

Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân.

Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn.

Thái Công Tướng Phụ Quảng Pháp Thiên Tôn.

Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn.

Thập phương chư Phật, Vạn chưởng chư Tiên, Liên đài chi hạ.

Kim vì kiết nhựt lương thần, thành lập Thiên Bàn thỉnh an Thánh Tượng chi lễ.

Chư Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu nam nữ nghiêm thiết đàn tràng hương, đăng, hoa, trà, quả, thanh chước chi nghi thành tâm phụng hiến.

Khẩn thỉnh Đức Chí Tôn, chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần chứng minh tọa hạ.

Phục vọng Vô Trung Từ Phụ phát hạ hồng ân chuyển họa vi phước, tập kiết nghinh tường, bảo hộ gia đường …………diên niên hạnh phước.

Ngưỡng vọng Đức Đại Từ Phụ vận chuyển thế cuộc tảo đắc hòa bình, trật tự an ninh, quốc thới dân an, phong điều võ thuận.

Ngưỡng lại Thiên ân từ bi gia huệ phước.

Chư đệ tử đồng thành tâm khấu bái, cẩn sớ thượng tấu

Dĩ văn.

II/ VIỂT RA HÁN TỰ:

(…………….. )

..…,…..,….,….. , .….,…..,….., …(家堂)….

…….….., , …(天盤). :

西

.

, , , , , , .

, , , , .

, , , ………………… .

, , , 調.

.

,

.

III/ CHÚ THÍCH:

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Là nền Đại Đạo được khai mở ở nước Việt Nam (cõi Á Đông), vào thời kỳ Hạ ngươn mạt pháp để phổ độ chúng sanh lần thứ ba, tức Đạo Cao Đài. Hội Thánh dịch câu này ra tiếng Pháp như sau: “Troisième Amnistie de Dieu en Orient”.

Bát thập nhất niên

Năm thứ tám mươi mốt.

Thường mục này để trống, tùy năm Đạo mà điền vào. Năm Đạo được tính theo Âm lịch, lấy năm Bính Dần (1926) là năm thứ nhứt để tính tới.

Tam Giáo qui nguyên

Tam Giáo qui nguyên: Ba tôn giáo chánh: Phật giáo, Tiên giáo và Nho giáo đã trãi qua nhiều thời kỳ, nên càng ngày càng xa rời chánh pháp. Nay, đến thời hạ ngươn mạt pháp, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu cơ bút lập thành một nền Đại Đạo cốt qui nguyên Tam giáo, tức là chấn chỉnh tôn chỉ lại cho phù hợp với thời nghi của nếp sống văn minh tiến bộ, hầu độ hết tất cả chúng sanh theo đường Đạo đức.

Ngũ Chi phục nhứt

Ngũ Chi phục nhứt: Gom Ngũ Chi Đại Đạo làm một, tức là đem Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo hiệp lại làm một gọi là Đại Đạo.

Điều này Đức Hộ Pháp có giảng như sau: “Thầy hiệp Ngũ Chi đặng làm một trường học năm lớp cho mình tu luyện, chẳng khác một trường học phàm kia vậy, lần lần bước đến đặng đoạt thủ địa vị của mình. Hễ ngồi đặng phẩm nào thì địa vị mình nơi ấy chẳng ai còn tranh giành ngược ngạo không nhìn nhận cho đặng”.

Vậy Ngũ Chi chính là hợp nhứt năm cách thức hành đạo của Ngũ Chi Đại Đạo mà Đức Hộ Pháp đã tóm lược như sau:

Hiền vì thương đời mà đạt cơ tùng khổ (Nhơn đạo)

Thần vì thương đời mà lập cơ thắng khổ (Thần đạo)

Thánh vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ (Thánh đạo)

Tiên vì thương đời mà bày cơ thoát khổ (Tiên đạo)

Phật vì thương đời mà tìm cơ giải khổ (Phật đạo)

Thời duy: Hiện thời vì, ngày hôm nay vì…

Thiên vận: Vận khí của Trời, mệnh Trời.

…..niên…..ngoạt.….nhựt.….thời: …..năm, ….tháng …..ngày …..giờ.

Chúng ta dùng hệ thống âm lịch để điền. Tỷ như: Bính tuất niên, chánh ngoạt, sơ nhứt nhựt, ngọ thời.

Hiện tại Việt Nam quốc, ……tỉnh, ……huyện, …….xã, cư trụ…Gia đường…chi trung.

,….,…..,…., 家堂..

Hiện ở tại nước Việt Nam, ………..tỉnh, …….huyện, ..……xã, ở tại Gia đường.

Kim hữu đệ tử:………, cộng đồng chư Chức sắc, hiệp dữ Chức việc, Đạo hữu nam nữ đẳng quì tại …Thiên Bàn…thành tâm trình tấu:

………., , ()

Nay có đệ tử………….,cùng chung các Chức sắc, hiệp với Chức việc (1), Đạo hữu nam nữ các cấp, quì trước Thiên Bàn, thành tâm tấu trình.

Nếu là chức sắc Cai Quản Thánh Thất, thì điền như sau: Thọ Thiên ân Lễ sanh Ngọc X Thanh, cai quản Thánh Thất Họ đạo…Nếu là Chức Việc thì điền như sau: Thọ Hồng ân Chánh Trị Sự Nguyên văn Y, Phó Cai quản (Hay quyền Cai Quản) Thánh Thất Họ đạo…

Huỳnh Kim Khuyết Nội

Huỳnh Kim Khuyết nội: Bên trong Huỳnh Kim Khuyết, tức là bên trong cổng Huỳnh Kim Khuyết.

Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn

Đây là một hồng danh của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế (Gồm 12 chữ).

Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn

Một hồng danh của Đức Phật Mẫu.

Tam Tông chơn giáo

Ba đấng Giáo chủ Tam giáo Nho Đạo Thích.

Tây Phương Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn.

西

Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Giáo chủ cõi Tây phương. Hồng danh của Đức Phật Thích Ca.

Thích Ca Mâu Ni là một vị thái tử ở nước Ca ty la (Kapilavastu) Trung Ấn Độ, phụ hoàng tên là Tịnh Phạn, mẫu hoàng tên là Ma Da. Ngài tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha). Còn chữ Thích Ca (Sakya) là tên một chủng tộc, dịch là Năng nhơn. Mâu Ni là tiếng khen ngợi dịch là Tịch Mặc.

Lúc nhỏ Ngài có trí sáng suốt và có tài năng phi thường. Lớn lên Ngài thấy chúng sanh khổ não, thế gian vô thường, nên Ngài quyết chí tu hành, tìm đường giải thoát cho chính bản thân mình (tự độ), và cho hầu hết chúng sanh (tha độ) lên bờ giác ngộ.

Ngài thành Đạo dưới gốc cây bồ đề và trải 45 năm truyền pháp độ sanh, Ngài nhập Niết bàn lúc 80 tuổi.

Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn

Đây là hồng danh của Đức Thái Thượng Đạo Quân, còn gọi là Thái Thượng Đạo Tổ, Thái Thượng Lão Quân, là Giáo chủ Tiên giáo. Đức Thái Thượng Lão Quân là do khí Tiên Thiên hóa sanh ra.

Thái Thượng Đạo Tổ có một kiếp giáng trần nhằm ngày rằm tháng hai vào năm 604 trước Công nguyên. (Đời nhà Thương bên Trung Hoa), được gọi là Lão Tử.

Theo sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử là người nước Sở , huyện khổ , làng Lệ , xóm Khúc nhân , ở tỉnh Hồ Nam bây giờ.

Ngài họ Lý , tên là Nhĩ , tự là Bá Dương , thụy là Đam . Ngài làm quan giữ Tàng thất (Kho sách) ở Kinh đô Lạc Dương của nhà Châu.

Về gia thế thì sử sách không có nói đến, nhưng theo truyền thuyết thì nói rằng mẹ của Lão Tử mang thai Ngài có đến 80 năm mới sinh Ngài do hông bên trái dưới cội cây lý. khi Ngài được sinh ra thì râu tóc dài và bạc trắng, mới gọi Ngài là Lão Tử. Lão Tử chỉ cây lý mà bảo rằng đó là họ của Ngài.

Khi đến Kinh Đô nhà Châu, gặp Lão Tử hỏi lễ, lúc về Khổng Tử bảo với các đệ tử rằng: Chim ta biết nó bay như thế nào, cá ta biết nó lội làm sao, thú ta biết nó chạy cách nào. Thú chạy, thì ta có thể lưới bắt nó, cá lội, thì ta có dây câu ví nó, chim bay, thì ta có bẫy gài nó. Chí như con rồng, thì ta không biết nó theo mây theo gió mà bay luyện như thế nào. Nay ta thấy Lão Tử như con rồng! (Ngô kim kiến Lão Tử kỳ do long da! !).

Ở tại Lạc Dương phía đông nhà Châu một thời gian lâu, sau thấy nhà Châu suy, nên Lão Tử cỡi trâu đi về hướng tây, khi đi đến cửa ải Hàm Cốc, quan lệnh là Doãn Hỷ . Biết Lão Tử là một Thánh nhân nên quan Doãn tôn Ngài là Thầy để xin theo học Đạo.

Lão Tử ở lại Hàm Cốc dạy Đạo cho Doãn Hỷ và soạn ra bộ sách nói về Đạo Đức, sách phân làm hai thiên, gồm có trên 5000 chữ. Sau này được gọi là “Đạo Đức Kinh”.

Rồi từ đó, Lão Tử cỡi trâu đi về hướng tây mất dạng, người ta không biết Ngài đi về đâu.

Đức Lão Tử được vua Đường Cao Tông nhìn là thủy tổ, nên truy phong cho Ngài “Huyền Nguyên Hoàng Đế”.

Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn

Thánh danh của Đức Không Tử.

Khổng Tử, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nay thuộc phủ Duyện Châu, tỉnh Sơn Đông bên Tàu. Thân phụ Ngài là Thúc Lương Ngột làm quan võ, mẹ Ngài là Bà Nhan Thị. Ngài sinh vào mùa đông tháng mười năm Canh Tuất là năm thứ 21 đời vua Linh Vương nhà Châu, tức là năm 551 trước Tây Lịch. Vì có cầu tự trên núi Ni Khâu, cho nên sinh ra Ngài mới đặt tên là Khâu , tên tự là Trọng Ni 仲尼.

Khi Đức Khổng Tử lên ba tuổi, thân phụ Ngài mất, nhờ mẹ nuôi nấng và dạy dỗ nên người. Lớn lên Ngài là người học Nho, nên rất trọng về lễ nghi và những phép tắc của các Đế Vương đời trước.

Ngài có ra làm quan cho nước Lỗ, nhưng thấy vua mê nữ sắc bỏ phế việc triều chính, Ngài bèn từ quan mà đi chu du liệt quốc chư hầu, mong tìm vị minh quân để phò tá, nhân đó xiển dương Thánh Đạo.

Cuối cùng, Ngài thất vọng phải trở về nước Lỗ mở trường dạy học và san định lục kinh. Lúc Ngài viết quyển kinh Xuân Thu vừa xong, có tin người thợ săn bắt được một con kỳ lân què chơn trái, Ngài thắc mắc “Kỳ lân ra làm gì thế ?”. Ít hôm sau nghe tin kỳ lân bị giết chết, Ngài bưng mặt khóc mà than rằng: Đạo Ta cùng vậy (Ngô Đạo cùng hỹ ). Ngài mất vào đời vua Ai Công nước Lỗ, tháng 4, ngày Kỷ Sửu thọ được 73 tuổi.

Tam Kỳ Phổ Độ Tam Trấn Oai Nghiêm

Ba vị Tam Trấn thay mặt cho ba vị Giáo Chủ Phật, Tiên, Nho, cầm quyềm Tam Giáo trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đó là : Nhứt Trấn Oai Nghiêm Lý Đại Tiên Trưởng, Nhị Trấn Oai Nghiêm Quan Âm Như Lai, Tam Trấn Oai nghiêm Quan Thánh Đế Quân.

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai

常居南海觀音如來

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai: Là Thánh hiệu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. (Xem tiểu sử Quan Âm Bồ Tát nơi bài Kinh Cứu Khổ).

Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Là một vị Tiên Trưởng thọ lịnh Đức Chí Tôn làm Nhứt Trấn Oai Nghiêm, cầm quyền Tiên Giáo trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, kiêm Giáo Tông Đạo Cao Đài.

Long vị thờ tại Đền Thánh viết: Thái Bạch Kim Tinh.

Ngài giáng linh nơi nước Trung Hoa là Lý Thái Bạch vào năm702 đời vua Trần Huyền Tông nhà Đường. Mẹ Ngài nằm mộng thấy sao Trường canh hay sao Thái Bạch Kim Tinh sa xuống mình Bà, nên đặt tên là Lý Thái Bạch, gọi tắt là Lý Bạch.

Hồi được bảy tuổi, Lý Bạch chưa biết nói, nhưng khi bà mẹ bồng lên lầu, bổng nhiên Ngài ngâm được bốn câu thơ mà ý thực quái dị:

Nguy lâu cao bách xích

Thủ khả trích tinh thần.

Bất cảm cao thanh ngữ,

Khủng kinh thiên thượng nhân.

Nghĩa là:

Vòi vọi lầu trăm thước,

Vói tay hái được sao.

Chỉ e nói lớn tiếng,

Kinh động Tiên trên cao.

Lớn lên, Lý Bạch tướng mạo khôi ngô, cốt cách thanh kỳ, thông minh dĩnh ngộ. Lúc thiếu thời Ngài có tài văn chương, nổi tiếng là một thi gia, được người đương thời tặng danh hiệu là “Ông Tiên bị đày”(Thiên thượng trích Tiên nhân ).

Lý Bạch có tên hiệu là Thanh Liên Cư Sĩ . Bản tính của Ngài không ham danh lợi, thích đi chơi khắp các danh thắng ở bờ sông Trường giang, giao du với những ẩn sĩ mà đời gọi là Trúc Khê lục dật.

Ngài được phong đến chức Hàn lâm học sĩ, nhưng vì không ham danh lợi, quyền tước, nên Ngài không chăm lo việc nước, mà chỉ uống ruợu ngâm thi mà thôi.

Vua Đường Huyền Tôn rất trọng Ngài, nhưng Ngài không như bọn phàm phu khác, chịu đem cái tài hoa của mình nịnh nọt bọn vương hầu, lại xin trở về hưởng nhàn. Có lần say ruợu Ngài ngâm nga chí của mình, coi đời như giấc mộng, bon chen làm chi cho cực lòng.

Xử thế nhược đại mộng

Hồ vi lao kỳ sinh ?

Sở dĩ chung nhật tuý,

Đồi nhiên ngọa tiền doanh.

Giác lai miện đình tiền,

Nhất điểu hoa gian minh.

Tá vấn thử hà nhật ?

Xuân phong ngữ lưu oanh.

Cảm chi dục thán tức,

Đối chi hoàn tự khuynh.

Hạo ca đãi minh nguyệt,

Khúc tận dĩ vong tình.

(Lý Bạch – Xuân nhật túy khởi ngôn chí)

Nghĩa là:

Ở đời tựa giấc chiêm bao,

Làm chi mà phải lao đao nhọc mình.

Suốt ngày mượn chén khuây tình,

Say rồi nghiêng ngửa bên mành hàng ba.

Tỉnh ra trông mé trước nhà,

Một con chim hót trong hoa ngọt ngào.

Hỏi xem ngày ấy ngày nào,

Chim oanh ríu rít đón chào gió đông.

Thở than cảm xúc nỗi lòng,

Chuốc thêm ít chén say cùng cảnh vui.

Hát ngao chờ bóng trăng soi,

Ca vừa dứt khúc, đã nguôi mối tình.

(Trần Trọng Kimdịch)

Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân

Là Tam Trấn Oai Nghiêm, đại diện Đức Khổng Thánh cầm quyền Nho Giáo trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Thế danh của Đức Hiệp Thiên Đại Đế là Quan Võ, sau đổi là Vân Trường, tục danh là Quan Công. Ngài sanh nhằm triều vua Hoài Đế, đời Đông Hán, quê quán tại Bồ Châu, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc.

Sanh ra trong thời kỳ Hán thất suy vi, bên trong bọn hoạn quan chuyên quyền, bên ngoài giặc Huỳnh cân dấy lên tứ phía, Ngài tuy ham học, thích đọc kinh Xuân Thu, nhưng trước cảnh loạn lạc, Ngài đành châu du để tìm hào kiệt mưu cầu đại nghiệp.

Ngài kết nghĩa đào viên với hai người là Lưu Bị, tự Huyền Đức là anh cả, thuộc dòng dõi nhà Hán, và một người nữa là Trương Phi, tự Dục Đức, là em út.

Có lần Ngài bị Tào Tháo dụ phong cho chức Hán Thọ Đình Hầu, nhưng sau Ngài trả ấn. Quan Công cùng Trương Phi phò Lưu Bị lập nên nhà Thục, một nước trong tam quốc: Thục, Ngụy, Ngô.

Ngài lầm mưu của Lữ Mông mà bị bắt, rồi Ngô Quyền đem xử trảm, thọ 58 tuổi.

Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn

Là vị Giáo Chủ của Thiên Chúa Giáo, còn được gọi là Công Giáo, hay Gia Tô Giáo.

Gia Tô được người Tàu dịch từ Jésus, đầy đủ hơn là Jésus Christ, là Đấng Chúa Cứu Thế ở Do Thái.

Người Tàu dịch âm đúng viết là : Da Tô. Đây là cách viết ở Long vị được thờ tại Đền Thánh:Da Tô Giáo Chủ(1).

Ngài sanh vào đêm 25 tháng 12 tại thành Bethléem. Mẹ của Ngài là Maria, một nữ tu tại đền thờ Jérusalem. Cha Ngài là Joseph. Hai ông bà rất mộ đạo, tuy bà đang có thai, gần ngày sanh, nhưng hai người vẫn cố gắng tới Đền thờ để chầu lễ. Vì vậy, đúng 12 giờ đêm Noel bà chuyển bụng sanh ra Chúa Jésus nơi máng cỏ trong chuồng chiên.

Năm 30 tuổi, Ngài được Thánh Jean Baptiste làm lễ giải oan tại bờ sông Jourdain. Từ đó, Ngài khởi sự giảng Thánh Kinh ngay trong xứ Galilée và Jérusalem, lập nên đạo Thánh ở Do Thái, rồi truyền bá mạnh mẽ sang Châu Âu. Uy quyền bọn vua quan phong kiến bị lung lay, nên chúng tìm cách giết Ngài.

Bọn chúng mua chuộc một tông đồ của Ngài là Yuda, phản lại Ngài vu cáo cho Ngài mưu việc phản loạn, rồi bắt Ngài lên án tử hình và đóng đinh trên thập tự giá.

Cái chết của Đức Chúa Jésus thật là cao cả, Ngài chuộc tội cho loài người bên xứ Châu Âu, trở thành một vị Chúa Cứu Thế cho nhơn loại.

Thái Công Tướng Phụ Quản Pháp Thiên Tôn

Đây là Thánh danh của Đức Khương Thượng Tử Nha.

Long vị thờ tại Đền Thánh viết:Khương Thượng Tử Nha.

Đức Thái Công Tướng Phụ là người họ Khương , tên Thượng , tên chữ là Tử Nha , được vua nhà Châu là Võ Vương tôn lên làm Thượng Phụ hay Tướng Phụ, hàm ân là Thái Công.

Lúc thiếu thời Ngài rất mộ đạo Tiên, nên tầm sư học đạo và thọ giáo Đức Nguơn Thỉ Thiên Tôn tại núi Côn Lôn. Ngài quyết chí tu hành, không màng đến việc thế tục nữa, theo thầy lo tu hơn 40 năm trên núi.

Vào thời ấy, Trụ Vương vì đắm say nữ sắc của Đắc Kỷ, không lo việc triều chính, công thần nhiều vị khuyên can đều bị giết hại, nhân dân đồ thán, giặc cướp nổi lên bốn phía, vận nước suy vi.

Nguơn Thỉ Thiên Tôn khuyên Khương Tử Nha hạ trần để phò Châu, phạt Trụ. Khí số nhà Thương sắp mãn, vận nước Tây Châu hưng thịnh, nên Cơ Phát lên nối nghiệp cha, xưng hiệu Võ Vương, rồi cử binh phạt Trụ. Trên mười năm mới bình định xong tứ phương, vua lên ngôi thiên tử, phong Khương Tử Nha đứng đầu các bậc khai quốc công thần, và cho làm vua nước Tề, đời đời con cháu được phụ truyền tử kế mà hưởng lộc tại nước Tề.

Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn

Tam Châu: Ba châu trong Tứ Đại Bộ Châu, thuộc cõi trung giới, đó là Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Nam Thiệm Bộ Châu. Các chơn linh ở trên ba châu này có trình độ tiến hóa cao. Còn Địa cầu của nhơn loại chúng ta thuộc về Nam Thiệm Bộ Châu. Ba Đại Bộ Châu này thuộcquyền giáo hóa của Hộ Pháp Thiên Tôn.

Riêng Bắc Cu Lư Châu, không thuộc quyền Hộ Pháp mà do Kim Quang Sứ chưởng quản (tức quỉ vị).

Bát bộ: Tám bộ, mỗi bộ cai quản một phẩm chơn hồn, bát bộ cai quản bát phẩm chơn hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.

Tám bộ ấy thuộc quyền hạn của Hộ Pháp đến mở cơ quan tận độ chúng sanh nơi cõi trần. Vì thế, Đức Hộ Pháp được xưng là Tam Châu bát bộ Hộ Pháp Thiên Tôn.

Thập Phương Chư Phật vạn chưởng chư Tiên, liên đài chi hạ

, , .

Thập phương chư Phật: Là tất cả các vị Phật ở mười phương trong Càn khôn Thế giới. Mười phương đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, phương trên và phương dưới.

Vạn chưởng chư Tiên, liên đài chi hạ: Các vị Tiên cầm quyền muôn việc, chư Tiên Phật và chư vị Thiêng Liêng bên tòa sen.

Kim vì kiết nhựt lương thần, thành lập Thiên Bàn thỉnh an Thánh tượng chi lễ.

.

Kiết nhựt lương thần : Hay cát nhựt lương thần là ngày lành giờ tốt.

Thành lập Thiên Bàn : Thiết lập nơi thờ Đức Chí Tôn tại tư gia gọi là Thiên Bàn.

Mỗi tín đồ Cao Đài khi đã nhập môn, qui tùng chánh pháp, phải lấy việc hồi hướng phụng thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế làm trọng, do đó luật Đạo buộc phải lập vị thờ Thầy tại tư gia để hành công phu và chơn linh có nơi qui hướng. Ngôi thờ Đức Chí Tôn tại tư gia được gọi là Thiên Bàn.

An Thánh Tượng : An vị Tượng thờ Đức Chí Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thiết đàn lần đầu tiên để an vị ngôi thờ gọi là Thượng Tượng, có dâng sớ lên Chí Tôn; sau đó, mỗi khi có việc dời Thiên Bàn thì phải thiết đàn an vị lại, không có dâng sớ.

Chư Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu nam nữ nghiêm thiết đàn tràng hương, đăng, hoa, trà, quả, thanh chước chi nghi thành tâm hiến lễ.

, ,, , , , , , .

Nghiêm thiết đàn tràng 嚴設壇場: Hay nghiêm thiết đàn trường , tức là trang nghiêm thiết lễ đàn cúng tế.

Thanh chước 清酌: Rượu tinh khiết. Ý nói rượu trong sạch dùng để cúng tế.

Khẩn thỉnh Đức Chí Tôn, chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần chứng minh tọa hạ.

,,,,.

Chứng minh tọa hạ : Chứng chiếu cho và an ngôi nơi Thiên Bàn.

Phục vọng Vô Trung Từ Phụ phát hạ hồng ân chuyển họa vi phước, tập kiết nghinh tường, bảo hộ gia đường ……..diên niên hạnh phước.

,, , ……… .

Phục vọng: Cúi mình mong nhờ.

Chuyển họa vi phước: Chuyển đổi những tai họa thành điều phước lành.

Tập kiết nghinh tường : Thừa hưởng và đón nhận điều tốt đẹp.

Diên niên hạnh phước : Kéo dài thêm những điều hạnh phước.

Ngưỡng vọng Đức Đại Từ Phụ chuyển thế cuộc tảo đắc hòa bình, trật tự an ninh, quốc thới dân an, phong điều võ thuận.

,,,調.

Chuyển thế cuộc : Hay chuyển thế cục, tức là xây đổi cuộc thế.

Tảo đắc : Sớm được.

Phong điều võ thuận 調: Mưa gió thuận hòa.

Ngưỡng lại Thiên ân từ bi gia huệ phước.

.

Ngưỡng lại : Mong nhờ, mong cậy.

Chú thích: Trong các bài sớ Thượng Tượng hiện lưu hành ở các địa phương bằng chữ Quốc ngữ mà chúng tôi có, đều viết là “Ngưỡng lạy”. Nhưng chúng ta nên biết, sớ là một bài văn trước đây viết theo thể Hán, sau này mới phiên âm ra Việt ngữ. Vì vậy, chữ “lạy” là một từ Nôm nên không thể viết được. Hai chữ này có lẽ trước đây người ta viết chữ Hán là “Ngưỡng lại ” (Lại i ngắn) với nghĩa là mong nhờ, mong cậy, sau này vì phiên âm ra chữ Quốc ngữ, người không am tường chữ Hán tưởng lầm sai chính tả nên viết là “Ngưỡng lạy”.

Gia huệ phước : Ban cho thêm ân phước.

Chư đệ tử đồng thành tâm khấu bái cẩn sớ thượng tấu

,

Cẩn sớ謹疏: Kính cẩn dâng sớ lên.

Thượng tấu上奏: Tâu trình lên.

IV/ DỊCH NGHĨA:

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

(Năm Đạo thứ ….)

Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhất

Nay thời,

Vận Trời năm……..tháng………ngày…….giờ, hiện tại nước Việt Nam,……. tỉnh, ………huyện, ………xã, ở nơi …Gia đường.

Nay có vị đệ tử thọ ………………………………….., cùng chung các Chức sắc, hiệp với Chức việc, Đạo hữu nam nữ các cấp, quì trước…Thiên Bànthành tâm tâu trình:

TRONG HUỲNH KIM KHUYẾT

Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn.

Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.

GIÁO CHỦ TAM GIÁO

Tây Phương Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn.

Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn.

Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.

BA TRẤN OAI NGHIÊM TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai.

Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đ. Đ. T. K. P. Đ.

Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân.

Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn.

Thái Công Tướng Phụ Quản Pháp Thiên Tôn.

Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn.

Thập phương chư Phật, Vạn chưởng chư Tiên, Liên đài chi hạ.

Nay vì ngày giờ lành, tốt, thành lập Thiên Bàn thiết lễ an vị Thánh Tượng.

Chư chức sắc, chức việc, đạo hữu nam nữ trang nghiêm thiết lễ nơi đàn cúng tế : Nhang, đèn, bông, trái cây, rượu tinh khiết, lập thành nghi thức, thành tâm dâng lễ.

Thành khẩn cầu nguyện Đức Chí Tôn, chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần chứng chiếu cho và xin an ngôi vị nơi Thiên Bàn.

Cúi mình mong nhờ Đức Từ Phụ trong cõi Hư vô, ban xuống ân sâu, Chuyển đổi những tai họa thành điều phước lành, thừa hưởng và đón nhận điều tốt đẹp, bảo hộ cho Gia đường được mãi mãi hạnh phước.

Ngưỡng mong Đức Đại Từ Phụ chuyển đổi thế cuộc, sớm được hòa bình, trật tự an ninh, nước thới dân an, mưa hòa gió thuận.

Mong nhờ Ân Trời từ bi ban cho thêm ơn và phước.

Chư đệ tử cùng thành tâm cúi lạy, và kính cẩn dâng sớ tâu trình lên.

Kính trình.

Hiền Tài QUÁCH VĂN HÒA

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Sớ Cao đài