Soạn Bài: Đặc điểm Của Văn Biểu Cảm (chi Tiết) - Top Lời Giải

Hướng dẫn Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học

Mục lục nội dung I. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM Câu 1. Trả lời câu hỏi Câu 2. Trả lời câu hỏi II. LUYỆN TẬP

I. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM

Câu 1. Trả lời câu hỏi

a. “Tấm gương” là tác phẩm đề cao, ngợi ca tính thẳng thắn, trung thực đồng thời lên án thói xu nịnh, ăn không nói có, hướng con người đến cách sống chân thành, sống là chính mình và luôn giữ được khí tiết

b. Tác giả lựa chọn cách biểu đạt khá gần gũi và dễ hiểu, đấy là dùng sự vật có những đặc điểm tương đồng (tấm gương) để so sánh và đối chiếu.

c. Bố cục

- Mở bài: “Đầu … sinh ra nó”: Khắc họa bản chất trung thực của tấm gương

- Thân bài: “Nếu ai có … không hổ thẹn”: Đề cao những đức tính tốt của gương như làm bạn, chia sẻ và giúp con người nhận ra được bản thân mình

- Kết bài: “Còn tấm gương … bất kì ai”: Một lần nữa nhấn mạnh bản chất của tấm gương

d. Qua những gì tác giả miêu tả, có thể thấy được rằng sự nhận xét, đánh giá của tác giả vừa chân thực, mộc mạc nhưng cũng rất sâu sắc và thuyết phục. Không chỉ sử dụng điểm nhìn đến từ đời sống hằng ngày mà tác giả còn có lối ví von, so sánh với nhân vật xưa để bài viết thêm phần hấp dẫn, gợi cảm và đem tác phẩm đến gần độc giải hơn.

Câu 2. Trả lời câu hỏi

Đoạn văn được viết dựa trên điểm nhìn của một đứa trẻ xa mẹ. Đây chính là nỗi lòng chân thực nhất của những đứa con phải chịu đựng sự hành hạ, ghẻ lạnh và xua đuổi bởi chúng lớn lên mà thiếu vắng đi tình mẫu tử. Cậu bé thể hiện tâm trạng uất ức, tủi thân và sự đau khổ đã bị dồn nén trong một khoảng thời gian dài chỉ chờ mẹ xuất hiện để giải thoát cho mình.

Dường như tất cả đã được dồn nén đến đỉnh điểm nên cách thể hiện cảm xúc trong tác phẩm là trực tiếp. Người đọc có thể nhận thức được điều này thông qua những dấu hiệu trong đoạn văn như: tiếng kêu, gọi đầy thống thiết, lời than thở và câu hỏi tu từ.

II. LUYỆN TẬP

a. Tình cảm được thể hiện trong bài là những xúc cảm nhớ nhung, lưu luyến và cả tiếc thương khi phải rời xa mái trường, bè bạn và xa hơn là rời bỏ những kỉ niệm tuổi học trò một thời.

Hoa phượng là một dấu ấn, một trong những nhân chứng đã chứng kiến tất thảy kỉ niệm của bất cứ đứa học trò nào trong thời cắp sách tới trường. Vậy nên có thể nói đây không chỉ là loài cây thông thường nữa, đây là cả một trời kỉ niệm về thời gian áo trắng vô lo vô nghĩ của mỗi người trong cuộc đời. Đây cũng có thể là nguồn cội để khơi gợi cảm xúc mỗi khi chúng ta nhớ về tuổi trẻ.

Như đã giải thích trong bài viết, tác giả gọi hoa phượng là hoa - học – trò bởi vì đây là loài cây xuất hiện nhiều nhất tại trường học – nơi con người dành gần như trọn vẹn thanh xuân tại đây. Loài cây này gắn với quãng thời gian đi học, chứng kiến quá trình trưởng thành của mỗi lứa học trò.

b. Mạch ý được triển khai trong tác phẩm

- Đoạn 1: Hoa phượng – chứng nhân của bao kí ức một thời đã xa

- Đoạn 2: Hoa phượng vẫn đứng đợi dù học trò thì đã ra đi

- Đoạn 3: Phượng buồn bởi sự đợi chờ quá lâu

⇒Toàn bộ bài văn bộc lộ một cách chân thành và sâu sắc từng cung bậc cảm xúc của hoa phượng trước dòng chảy thời gian.

c. Tác phẩm có sự kết hợp tinh tế giữa phong cách biểu cảm gián tiếp lẫn trực tiếp

- Biểu cảm trực tiếp: tác giả trực tiếp bộc lộ những xúc cảm nhớ nhung của mình qua câu từ và cách xây dựng hình ảnh, ví dụ như “buồn xiết bao’, “nhớ người sắp xa…”,…

- Biểu cảm gián tiếp: xây dựng hình ảnh hoa phượng – một loài hoa gắn liền với thời học sinh nhằm thể hiện tình cảm lưu luyến, nhớ nhung.

Từ khóa » Soạn đặc điểm Của Văn Bản Biểu Cảm Chi Tiết