Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối
Có thể bạn quan tâm
I - Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.
a) - Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,… thì câu thơ sẽ như thế nào? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu ? Có gợi được hình ảnh người con gái không ?)
- Cũng ở ngữ liệu (1) :
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá mắc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau ? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa ? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở câu trên không ?
b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không ? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì ?
c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp.
2. Bài tập ở nhà
a) Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.
c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
II - Luyện tập về phép đối
1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi
a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào ?
b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?
c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.
d) Phát biểu định nghĩa về phép đối.
2. Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi
a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ: nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?
3. Bài tập ở nhà
a) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.
b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như :
Tết đến, cả nhà vui như Tết.
Lời giải:
I - Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
Câu 1 trang 124 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.
a) - Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,… thì câu thơ sẽ như thế nào? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu ? Có gợi được hình ảnh người con gái không ?)
- Cũng ở ngữ liệu (1) :
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá mắc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau ? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa ? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở câu trên không ?
b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không ? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì ?
c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp.
Trả lời :
a) - Hình ảnh “nụ tầm xuân” là một ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian. Sự lặp lại cụm từ “nụ tầm xuân” mới tạo nên sự liên tưởng đồng nhất giữa nụ tầm xuân và người con gái. Nếu được thay thế bằng các cụm từ hoa tầm xuân hay hoa cây này, … thì câu thơ sẽ không còn ý nghĩa nghệ thuật nào. Hơn thế, cũng nhờ biện pháp điệp ngữ mà câu 2 và câu 3 có được nhịp điệu hài hòa thuần nhất, giúp câu thơ có tính nhạc.
- Sự lặp lại ở đoạn “bây giờ em … thuở nào ra”: nhằm mục đích nhấn mạnh, khắc sâu tình thế khó khăn của cô gái. Nếu thiếu đi sự so sánh này thì tình thế “đã có chồng” của cô gái chưa thể hình dung rõ ràng và sinh động được. Hình thức lặp cũng giống cách lặp trong cụm từ “nụ tầm xuân” (lối điệp vòng tròn).
b) Các câu tục ngữ ở đây tuy cũng có những từ ngữ, hoặc những kiểu cấu trúc câu lặp lại nhau nhưng việc lặp từ ở đây không phải là phép điệp tu từ. Sự lặp lại chỉ mang mục đích diễn đạt cho rõ ý.
c) Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.
Câu 2 trang 125 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Bài tập ở nhà
a) Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.
c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
Trả lời :
a) Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ :
- “Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn.”
- Nhưng để chống được tham nhũng, trước hết phải hiểu tham nhũng là gì đã !
- Cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở nơi cánh đồng phì nhiêu … cái đẹp của Nghệ – Tĩnh là ở nơi núi non hùng vĩ.
b) Ba ví dụ :
- Ví dụ 1 :
Khi sao phong gấm rủ làGiờ sao tan tác như hoa giữa đường.Mặt sao dày gió dạn sươngThân sao bướm chán ong chường bấy thân !
- Ví dụ 2 :
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
- Ví dụ 3 :
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
c) Đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
Không gian dần chìm lắng trong đêm khuya tĩnh mịch. Mặt trăng tròn vành vạch dần nhô lên khỏi lũy tre làng, soi bóng xuống mặt sông, làm nó trở thành một đường trăng dát vàng. Hàng vạn ngôi sao như hàng vạn viên kim cương quý giá tô điểm thêm vẻ đẹp cho bầu trời đêm khuya. Đẹp biết bao đêm trăng quê hương !
II - Luyện tập về phép đối
Câu 1 trang125 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi
a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào ?
b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?
c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.
d) Phát biểu định nghĩa về phép đối.
Trả lời :
a) Ở ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có điểm đặc biệt đó là sự phân chia thành hai vế câu rất đều đặn và có sự đối ứng nhau rất chỉnh. Sự phân chia thành hai về câu vừa cân đối vừa có sự gắn kết với nhau đó là nhờ vào phép đối. vị trí các danh từ (chim, người, tổ, tông, …), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm, …) động từ đó đều nằm ở thế đối ứng với nhau về thanh, hoặc từ loại, hoặc về ý nghĩa … khiến cho các câu văn hài hòa, cân đối với nhau.
b) Ở trong ngữ liệu 3, các câu 2 và 4 đều có tồn tại phép đối. Phương thức đối trong các câu này là đối từ loại (khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang …). Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý và đối thanh.
c) Ví dụ phép đối :
- Trong Hịch tướng sĩ : “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.”
- Trong Bình ngô đại cáo :
+ Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.
+ Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
d) Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạp nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nội bật nội dung ý nghĩa nào đó.
Câu 2 trang 126 - SGK Ngữ văn 10 tập 23 : Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi
a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ: nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?
Trả lời :
a) Phép đối trong tục ngữ tạo ra sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng. Nó giúp cho người nghe, người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.
- Không thể dễ dàng thay thế các từ vì các từ trong một câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó.
- Thông thường, phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ và câu đi kèm, trong đó đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và câu.
b) Vì: cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng đồng thời nhờ sự hỗ trợ tích cực của phép đối mà tục ngữ dễ nhớ và dễ lưu truyền hơn.
Câu 3 trang 126 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Bài tập ở nhà
a) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.
b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như :
Tết đến, cả nhà vui như Tết.
Trả lời:
a) - Kiểu đối thanh (trắc đối bằng) : Ăn cây nào / rào cây ấy, uống nước / nhớ nguồn.
- Kiểu đối chọi về nghĩa : Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng.
- Kiểu đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ) : Chó treo/ mèo đậy (chó/ mèo (danh từ); treo/ đậy (động từ)).
- Kiểu đối giữa các câu :
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
b) Đối lại là : Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân.
Giải các bài tập Tuần 31 SGK Ngữ Văn 10 •Văn bản văn học •Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đốiTừ khóa » Ví Dụ Về Phép đối Trong Hịch Tướng Sĩ
-
Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối
-
Thực Hành Phép Tu Từ Phép điệp Và Phép đối - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tìm 5 Ví Dụ Về Phép điệp , 5 Ví Dụ Về Phép đối Chỉ Ra Biểu Hiện Của ...
-
Soạn Bài: Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối
-
Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối - SureTEST
-
Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối - THPT Sóc Trăng
-
Hịch Tướng Sĩ - Học Online Cùng
-
Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối
-
Soạn Văn 10 Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối ...
-
Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối - HOC247
-
Soạn Bài Các Biện Pháp Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối - Giải Bài Tập
-
Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối
-
Tìm Ba Ví Dụ Có điệp Từ, điệp Câu Nhưng Không Có Giá Trị Tu Từ