Soạn Bài Tổng Quan Văn Học Việt Nam - Giải Bài Tập

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 10Soạn Văn 10Học Tốt Ngữ Văn 10Tổng quan văn học Việt Nam Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam
  • Tổng quan văn học Việt Nam trang 1
  • Tổng quan văn học Việt Nam trang 2
  • Tổng quan văn học Việt Nam trang 3
  • Tổng quan văn học Việt Nam trang 4
  • Tổng quan văn học Việt Nam trang 5
  • Tổng quan văn học Việt Nam trang 6
  • Tổng quan văn học Việt Nam trang 7
  • Tổng quan văn học Việt Nam trang 8
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay thuộc hai bộ phận lớn : văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian Kliái niệm : Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian : thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cồ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, vè, ca dao, truyện thơ, chèo, tuồng,... Văn học dân gian có những đặc trưng tiêu biểu : + Là sáng tác tập thể và truyền miệng ; + Gắn bó mật thiết với sinh hoạt cộng đồng. Văn học viết Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Vì là sáng tạo cá nhân nên tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. Chữ viết của văn học Việt Nam Nền văn học Việt Nam từ xưa tới nay về cơ bản được viết bằng ba thứ chữ : chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Hán là văn tự của người Hán. Người Việt Nam đọc chữ Hán theo cách riêng, gọi là cách đọc Hán Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. ơ đầu thế kỉ XX, một số tác giả sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và tiếng Pháp. Song, về cơ bản có thể nói văn học Việt Nam từ thế kỉ XX trở đi là nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ quốc ngữ đều là văn học viết bằng tiếng Việt. Hệ thống thể loại của văn học viết b.l. Hệ thống thể loại của văn học từ. thê' kỉ X đến hết thế kỉ XIX : Trong văn học chữ Hán, các thể loại được chia làm ba nhóm lớn : + Văn xuôi tự sự (truyện, kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi) ; + Thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc) ; + Văn biền ngẫu (hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi gồm phú và các-thể tài viết bằng văn biền ngẫu như cáo, văn tế,...). Trong văn học chữ Nôm, các thể loại thiên về thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu. b.2. Trong văn học từ đầu thế kỉ XX cho đến nay, các loại hình và loại thể văn học có ranh giới rõ ràng hơn : + Loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí (bút kí, tuỳ bút, phóng sự). + Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca. + Loại hình kịch có kịch nói. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam Văn học Việt Nam là sản phẩm tinh thần của tất cả các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, văn học Việt Nam là một nền văn học thống nhất trong sự đa dạng. Bên cạnh những đặc trưng chung, văn học của các vùng, miền, các tộc người lại có một sô' bản sắc riêng làm phong phú cho nền văn học của cả dân tộc Việt Nam. Văn học viết Việt Nam đã vận động qua ba thời kì lớn : + Thời kì văn học từ thế kỉ X đến hết thế kĩ XIX. + Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. + Thời kì văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua hai thời đại văn học : + Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX). + Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX). Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) Đây là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. a. Văn học chữ Hán Nền văn học viết Việt Nam chính thức hình thành từ thế kỉ X, khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập từ tay các thế lực đô hộ phương Bắc, và văn học chữ Hán tồn tại cho đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Chữ Hán đã đóng vai trò chiếc cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông thời đó như Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão Trang. Việc sử dụng chữ Hán để sáng tác tạo điều kiện cho các thể loại văn học của Trung Quốc ảnh hưởng đến hệ thông thể loại văn học Việt Nam. Nhiều hiện tượng văn học lớn như thơ văn yêu nước và thơ thiền thời Lí - Trần, các thể loại văn xuôi như truyền kì (ví dụ : Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục), kí sự (ví dụ : Thượng kinh kí sự, Vũ trung tuỳ hút), tiểu thuyết chương hồi (ví dụ : Nam Triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lể nhất thống chí) thuộc về bộ phận văn học chữ Hán. Nhiều tác phẩm lớn, đáng tự hào của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán. Các nhà thơ lớn thời kì này như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát,... đều có sáng tác thơ chữ Hán. Ngay trong thời kì văn học chữ Nôm phát triển mạnh ở thế kỉ XVIII, văn học chữ Hán vẫn có nhiều thành tựu. Trong thế kỉ XX, thơ chữ Hán của các nhà nho yêu nước duy tân, của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. h. Văn học chữ Nồm Chữ Nôm Có thể đã xuất hiện từ lâu nhưng hiện nay, giới nghiên cứu chỉ mới phát hiện các chứng tích chữ Nôm từ thế kỉ XII. Văn học tiếng Việt viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở thế kỉ XVIII. Sự xuất hiện của chữ Nôm và bộ phận văn học chữ Nôm là sự vận động tất yếu của nền văn học dân tộc, đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống và diễn tả tâm hồn của người Việt Nam. Văn học chữ Nôm còn là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc ta. Nhiều thành tựu quan trọng của nền văn học Việt Nam nằm trong bộ phận văn học chữ Nôm. + Trong bộ phận văn học chữ Nôm, thơ Đường luật đã được các nhà thơ Việt Nam tiếp thu một cách sáng tạo để có thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi, thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, của Bà Huyện Thanh Quan,... Rất hiếm thấy văn xuôi bằng chữ Nôm. + Nhờ có chữ Nôm mà các thể thơ dân gian như lục bát, song thất lục bát, hát nói đã được sử dụng để sáng tác truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói. Hàng loạt bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, hàng loạt truyện Nôm bác học (như Sơ kính tân trang, Truyện Kiều) và truyện Nôm bình dân (như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa), hàng loạt khúc ngâm, hát nói đã chứng tỏ năng lực sáng tạo to lớn của các nhà thơ Việt Nam khi sáng tác bằng tiếng Việt. Nhờ có chữ Nôm ghi âm tiếng Việt mà sáng tác của các nhà văn, nhà thơ bác học có thể dễ dàng đến được với nhân dân lao động. So với văn học chữ Hán thì văn học chữ Nôm tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn. Sự phát triển của văn học chữ Nôm gắn liền với sự trưởng thành của những truyền thông lớn nhất của vần học trung đại như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của văn học trung đại. Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX chủ yếu nằm trong mối quan hệ giao lưu của vùng Đông Á và Đông Nam Á. Đến thời kì này, văn học nước ta đã chuyển sang quan hệ giaọ lưu quốc tế rộng hơn. Văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX đã có một sô' mầm mông ở cuối thế kỉ XIX. Trải qua một giai đoạn giao thời ngắn từ đầu thế kỉ XX đến những năm ba mươi, văn học Việt Nam đã bước vào quỹ đạo của văn học thế giới hiện đại, cụ thể là tiếp xúc với các nền văn học châu Âu. Đây là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. Thực ra, từ giữa thế kỉ XVII, chữ cái La-tinh đã được dùng để ghi tiếng Việt, nhưng phải đợi đến đầu thê kỉ XX, chữ viết này mới chính thức được xem là quốc ngữ. Chữ quốc ngữ dễ học, do đó mà văn học viết bằng chữ quốc ngữ là nền 'văn' học có nhiều công chúng nhất trong lịch sử. Sô' lượng tác giả và tác phẩm của văn học thê' kỉ XX cũng đạt quy mô chưa từng có trong văn học thời kì trước đó. Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thông, mặt khác tiếp nhận ảnh hưởng của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá, đổi mới. Sự đổi mới khiến cho văn học hiện đại có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại : + Về tác giả : đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, làm thơ làm nghề nghiệp. + Về đời sống văn liọc : nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sông nhanh hơn, môi quan hệ qua lại giữa độc giả và tác phẩm mật thiết hơn, đời sông văn học sôi nổi, năng động hơn. + Về thể loại : thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói,... dần thay thế hệ thống thể loại cũ, tuy một vài thể loại cũ của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không còn đóng vai trò chủ đạo. + Về thi pháp : hệ thông thi pháp mới dần thay thế hệ thông thi pháp cũ ; lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của văn học trung đại trở nên lỗi thời và lối viết hiện thực, đề cao tính sáng tạo, đề cao cái cá nhân dần được khẳng định. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Dân tộc ta đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hoá của nhân loại trong cuộc tiếp xúc với châu Âu. Nhưng công cuộc hiện đại hoá của đất nước ta đã diễn ra trong hoàn cảnh đấu tranh để giải phóng khỏi ách nô dịch của các thế lực thực dân phương Tây. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo dần tộc ta tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và chông đế quốc Mĩ, giải phóng dân tộc, thông nhất đất nước. Từ cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, một nền văn học mới ra đời và phát triển toàn diện dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thành tựu to lớn của văn học giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay gắn liền với đường lôi văn nghệ đúng đắn của Đảng, với sự nghiệp lao động và chiến đấu của nhân dân ta. Thành tựu đặc biệt của văn học Việt Nam thế kỉ XX thuộc về dòng, văn học yêu nước và cách mạng, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, hai cuộc kháng chiến thần thánh chông thực dân Pháp và đế quốc Mĩ giành độc lập dân tộc là những sự kiện lịch sử vĩ đại đã đem lại những đề tài mới, nguồn cảm hứng mới, tạo tiền đề cho sự xuất hiện một nền văn học mới với những thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. Về thể loại văn học, bên cạnh sự tiếp tục phát triển của thơ, văn xuôi quốc ngữ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã có một sô' tác phẩm có ý nghĩa mở đầu. Công cuộc hiện đại hoá thơ, kịch, tiểu thuyết đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong giai đoạn 1930 - 1945 và được tiếp tục đẩy mạnh trong các giai đoạn sau. Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực phê phán rồi thơ kháng chiến chông Pháp ; thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn, bút kí trong chiến tranh chông Mĩ, là những hiện tượng lớn của văn học nước ta trong thế kỉ XX. Từ sau sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, đặc biệt với công cuộc đổi mới từ năm 1986, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, vãn học hiện đại Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Các nhà văn Việt Nam đang phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong văn học đương đại, có thể đọc được tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời mở cửa, hội nhập quốc tế hết sức sôi động và phức tạp. Một bước phát triển mới của vãn học Việt Nam hòa nhịp với sự phát triển mới của dân tộc Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ. Hai mảng đề tài lớn của văn học hiện nay là : + Đề tài lịch sử, đặc biệt là đề tài về lịch sử chiến tranh chông Pháp và chông Mĩ hào hùng với những suy ngẫm về các bài học có thể rút ra do độ lùi thời gian. + Đề tài về cuộc sống và con người Việt Nam đương đại trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ, pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn học tiếp tục phê phán những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về đạo đức, đồng thời xây dựng những nhân vật mới với quan niệm giá trị mới như là sản phẩm tất yếu của hiện thực xã hội mới. * Nhìn chung, nền văn học Việt Nam đạt được những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh được cộng đồng quốc tế công nhận là danh nhân văn hoá thế giới, nhiều tác phẩm văn học Việt Nam đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử, bằng ý chí cao, với khả năng sáng tạo to lớn đã tạo dựng một nền văn học xứng đáng có vị trí riêng trong văn học toàn nhân loại. Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam Văn học Việt Nam phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng : Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên Khám phá và chinh phục thiên nhiên : Dưới hình thức độc đáo của tư duy huyền thoại, các tác phẩm văn học dân gian từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc đã kể lại quá trình cha ông nhận thức, cải tạo, chinh phục đầy gian khổ mà hào hùng thế giới tự nhiên hoang dã để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích luỹ nhiều hiểu biết phong phú, sâu sắc về thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên : Với con người Việt Nam, thiên nhiên còn là người bạn thân thiết. Trong văn học dân gian (nhất là ca dao - dân ca) và trong văn học viết (nhất là thơ trữ tình) có thể bắt gặp những hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên Việt Nam : núi và sông, bãi lúa nương dâu và cánh cò, vầng trăng và dòng suối, gió và mây, cây đa và bến nước,... Thể hiện tình yêu thiên nhiên cũng là một nội dung quan trọng của vãn học Việt Nam. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc Phản ánli lịch sử dựng nước và giữ nước : Từ thời xa xưa, dân tộc Việt Nam đã sớm có ý thức xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ. Một đặc điểm lớn của lịch sử Việt Nam là dân tộc ta đã phải nhiều lần đấu tranh với các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Phản ánh lịch sử xây dựng và bảo vệ nền độc lập hào hùng ấy của dân tộc, có một dòng văn học phong phú và có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước : Lòng yêu nước thể hiện qua tình yêu quê hương, qua niềm tự hào về truyền thông văn hoá dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước chói lọi những chiến công, đặc biệt qua ý chí căm thù quân xâm lược, qua tinh thần dám hi sinh, xả thận vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nhiều tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước từ xưa đến nay như Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập... ; nhiều' tác gia văn học yêu nước lớn như Nguyễn Trãi, Nguyền Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh. Nhiều tác phẩm của dòng văn học yêu nước là những kiệt tác văn chương có giá trị bất hủ. Đặc biệt, phải nhắc tới phẩm chất tiên phong chông đế quôc của nền văn học cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muôn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Cảm hứng hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo : Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam đã lên tiếng tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự thông cảm với những người dân bị áp bức. Truyện cười dân gian, ca dao, tục ngữ đã tô” cáo, đả kích, chế giễu giai cấp. thống trị tham bạo, ức hiếp nhân dân. Nhiều tác phẩm thơ, truyện thơ (cả truyện thơ bình dân, truyện thơ dân gian và truyện thơ bác học), kí sự, tiểu thuyết của văn học viết thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã miêu tả trực tiếp thực tế đen tối của các xã hội ấy, phơi bày những cảnh đời đau khổ của nhân dân, mạnh mẽ đòi giai cấp thống trị phải quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, phải tôn trọng quyền sống của con người. Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ da diết về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học Việt Nam. Văn học hiện thực phê phán giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là kết tinh của truyền thống ấy. Đó là một biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta. Cảm hứng xã hội sâu đậm cũng là tiền đề quan trọng cho sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học dân tộc. Cảm hứng lãng mạn và lí tưởng nhân đạo : Từ sau năm 1954 trên miền Bắc và từ sau năm 1975 trên phạm vi cả nước, nhân dân ta đã bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với những lí tưởng nhân đạo cao đẹp. Văn học Việt Nam đã và đang đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sông mới tuy còn khó khăn gian khổ nhưng đầy hứng khởi và tin tưởng vào tương lai. Con người Việt Nam và ý thức về bản thăn Trong mỗi con người có hai phương diện tuy có gắn bó song không đồng nhất : thân và tâm, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Các tư tưởng và tôn giáo lớn như Nho, Phật, Đạo và tư tưởng dân gian hình thành trong thực tiễn cuộc sông, các học thuyết tư tưởng lớn của thế giới đều đề ra các hướng xử lí mối quan hệ giữa hai phương diện này. Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định một đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện đó. Do những nguyên nhân khác nhau, có những thời kì văn học đề cao một trong hai phương diện nói trên. + Trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh chống ngoại xâm, đấu tranh cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. + Trong hoàn cảnh khác như ở cuối thế kỉ XVIII hay giai đoạn 1930 - 1945, “cái tôi” cá nhân lại được đề cao. Nhưng xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như : nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa,... đấu tranh chông chủ nghĩa khắc kỉ của các tôn giáo và đề cao quyền sông của con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Một số thành tựu nghệ thuật của văn học Việt Nam Xây dựng, hệ thống thể loại vãn học dân tộc Dân tộc Việt Nam vốn có năng lực sáng tạo to lớn đã xây dựng được một hệ thống thể loại văn học đặc sắc của riêng mình. Nhiều thể loại văn học dân gian và văn học viết như sử thi, chèo, ca dao, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói,... ; nhiều thể loại như thơ lục bát, thơ song thất lục bát, các thể thơ và văn xuôi trong văn học hiện đại,... là thành quả sáng tạo riêng của trí tuệ Việt Nam. Hệ thòng thể loại văn học này đã đáp ứng tốt nhất yêu cầu diễn đạt các nội dung lớn của văn học dân tộc. Xây dựng tiếng Việt thành một ngôn ngữ văn học Nhờ công sức và trí tuệ của nhiều thế hệ người Việt Nam, tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ văn học hoàn thiện có đủ khả năng diễn đạt bất kì một nội dung hào. Sự giàu có và tinh tế của tiếng Việt chính là một thành tựu nghệ thuật lớn của nền văn học Việt Nam. Tiếp thu có sáng tạo kinh nghiệm nghệ thuật của văn học thê giới Trong quan hệ giao lưu rộng rãi với các nền văn học lớn trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới, người Việt Nam đã biết lựa chọn và tiêp thu một cách chủ động và sáng tạo những kinh nghiệm sáng tạo của các nền văn học lớn. Các tác giả Việt Nam vận dụng uyển chuyển một số thể loại, hình tượng, thủ pháp nghệ thuật, điển cố, ... của các nền văn học này để làm giàu cho kho tàng văn học dân tộc. Ghi nhớ Văn học Việt Nam nhìn chung có hai thời đại lớn : văn học trung đại và văn học hiện đại. Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. Học văn học Việt Nam là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ.

Các bài học tiếp theo

  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam
  • Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn)
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp)
  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ)
  • Tấm Cám (Truyện cổ tích)
  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày)
  • Ca dao
  • Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
  • Ca dao hài hước

Các bài học trước

Tham Khảo Thêm

  • Học Tốt Ngữ Văn 10(Đang xem)
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 10 Tập 1
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 10 Tập 2

Học Tốt Ngữ Văn 10

  • PHẦN I - VĂN
  • Tổng quan văn học Việt Nam(Đang xem)
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam
  • Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn)
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Uy - lít - xơ trở về (trích Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp)
  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ)
  • Tấm Cám (Truyện cổ tích)
  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày)
  • Ca dao
  • Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
  • Ca dao hài hước
  • Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
  • Tỏ lòng
  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43)
  • Nhàn
  • Đọc Tiểu thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
  • Thơ đường
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
  • Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
  • Đọc thêm
  • Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu)
  • Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)
  • Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)
  • Nguyễn Trãi
  • Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)
  • Tựa "Trích diễm thi tập" (Trích)
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục)
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)
  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)
  • Nguyễn Du
  • Trao duyên (Trích truyện Kiều)
  • Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều)
  • Chí anh hùng (trích truyện Kiều)
  • PHẦN II - TIẾNG VIỆT
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Văn bản
  • Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Thực hành phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ
  • Khái quát lịch sử Tiếng Việt
  • Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Văn bản văn học
  • Các biện pháp tu từ: Phép điệp và phép đối
  • PHẦN III - TẬP LÀM VĂN
  • Văn tự sự
  • Lập dàn ý bài văn tự sự
  • Chọn sự vật, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
  • Viết đoạn văn tự sự
  • Tóm tắt văn bản tự sự
  • Trình bày một vấn đề
  • Lập kế hoạch cá nhân
  • Văn thuyết minh
  • Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh
  • Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
  • Phương pháp thuyết minh
  • Viết đoạn văn thuyết minh
  • Tóm tắt văn bản thuyết minh
  • Văn nghị luận
  • Khái niệm về văn nghị luận
  • Lập dàn ý bài văn nghị luận
  • Lập luận trong văn nghị luận
  • Các thao tác nghị luận
  • Viết quảng cáo

Từ khóa » Tổng Quát Văn Học Việt Nam