Soạn Sinh 7 Bài 15: Giun đất SGK Trang 54, 55 Ngắn Gọn

Nội dung bài viết

  1. Trả lời câu hỏi SGK Sinh học 7 Bài 15 trang 54
  2. Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 15: Giun đất
  3. Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất

Sau bài học các em sẽ nắm được hình dạng ngoài, đặc điểm cấu tạo, thức ăn cũng như quá trình sinh sản của giun đốt. Từ đó, vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, bài tập và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày có liên quan.

Trả lời câu hỏi SGK Sinh học 7 Bài 15 trang 54

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54 (1):

Em hãy đánh số vào ô trống đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun

Lời giải:

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi. 2
- Giun chuẩn bị bò 1
- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi. 4
- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước. 3

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54 (2): 

Hãy dựa vào hình 15.5, so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?

Lời giải:

   - Hệ tuần hoàn

   - Hệ thần kinh

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54 (3): 

Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất, hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất:

   - Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

   - Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ?

Lời giải:

   - Mưa nhiều → đất chặt, thiếu oxi. Mà giun đất hô hấp qua da → ngoi lên mặt đất để hô hấp.

   - Đó là máu. Máu có màu đỏ vì trong máu có hệ sắc tố, có thành phần hemoglobin trong đó có nhân sắt làm máu có màu đỏ.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 15: Giun đất

Bài 1 (trang 55 SGK Sinh học 7): 

Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

Lời giải:

 Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

   - Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

   - Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

   - Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

   - Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

   - Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

Bài 2 (trang 55 SGK Sinh học 7): 

Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao ?

Lời giải:

  Cơ thể giun đất có màu hồng nhạt là vì : ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.

Bài 3 (trang 55 SGK Sinh học 7): 

Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào ?

Lời giải:

 Vai trò của giun đất đối với trồng trọt là :

   - Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

   - Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối can-xi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây.

   - Giun đất giúp đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất

Ngành Giun đốt

Giun đốt phân biệt với Giun tròn ở các đặc điểm: cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức. Chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa.

- Giun đất có khoảng 2500 loài. Giun đất sống trong đất ẩm ở: ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng. Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

1. Hình dạng ngoài

- Giun đất có các đặc điểm ngoài:

+ Cơ thể đối xứng hai bên, có khoang cơ thể chính thức.

+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) để đào chui trong đất

+ Mình giun có chất nhờn để da ẩm ướt, giảm ma sát khi chui trong đất.

+ Màu sắc cơ thể dễ ẩn nấp trong môi trường: Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu khi sống trong rêu.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

2. Di chuyển

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

- Các bước di chuyển:

a. Giun chuẩn bị bò

b. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

c. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

d. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

3. Cấu tạo trong

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

Hình giải phẫu cơ thể giun đất

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

- Hệ tiêu hóa

+ Giun đất cơ thể đã có khoang chính thức, chứa dịch.

+ Hệ tiêu hóa phát triển, phân hóa chức năng của các cơ quan: lỗ miệng – hầu – thực quản – diều – dạ dày cơ – ruột tịt – ruột – hậu môn.

- Hệ tuần hoàn

+ Hệ tuần hoàn kín

+ Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản)

- Hệ thần kinh

+ Thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.

4. Dinh dưỡng

- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

- Cách tiêu hóa thức ăn:

1. Thức ăn lấy từ miệng

2. Chứa ở diều

3. Nghiền nhỏ ở dạ dày cơ

4. Được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt

5. Hấp thu dinh dưỡng qua thành ruột đưa vào máu

- Hô hấp: Sự trao đổi khí qua da. Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.

5. Sinh sản

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

Giun đất lưỡng tính. Quá trình sinh sản:

- Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.

- Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2,3 ngày, thành đai sinh dục bong da, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén.

- Trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Sinh học 7 Bài 15: Giun đất SGK trang 54, 55 ngắn gọn file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Từ khóa » Dinh Dưỡng Của Giun đất Sinh Học 7