Soạn Sinh 7 Bài 15 Ngắn Nhất: Giun đất - Toploigiai

Soạn sinh 7 Bài 15 ngắn nhất: Giun đất

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 15. Giun đất trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS nắm được đặc điểm cấu tạo, di chuyển của giun đất đại diện cho ngành giun đốt.

- Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn.

Mục lục nội dung Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 15 ngắn nhấtCâu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 15 hay nhất

Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 15 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Em hãy đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun.

Trả lời:

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi. 2
- Giun chuẩn bị bò. 1
- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi. 4
- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước. 3

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Hãy dựa vào hình 15.5, so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?

Trả lời:

- Hệ tiêu hóa phân hóa gồm nhiều cơ quan: lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột.

- Có hệ tuần hoàn kín, mạch máu chằng chịt.

- Có hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất, hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất:

- Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

- Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì tại sao có màu đỏ?

Trả lời:

- Do giun đất hô hấp qua da và lấy oxi trong đất → trời mưa, nước mưa chiếm hết chỗ của oxi → giun không hô hấp được → chui lên mặt đất để hô hấp.

- Chất lỏng màu đỏ là máu của giun, có màu đỏ do giun có hệ tuần hoàn kín với màu giàu oxi.

Câu 1 trang 55 Sinh học 7: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

Trả lời:

- Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ xung quanh → dễ chui vào trong đất.

- Lỗ sinh dục bên ngoài → dễ giao phối.

- Có thể tiết chất nhày làm mềm những chỗ đất cứng.

Câu 2 trang 55 Sinh học 7: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Trả lời:

Do giun đất có hệ tuần hoàn kín với máu giàu oxi nên máu có màu đỏ, chúng hô hấp qua da nên da rất mỏng và ngay sát bề mặt da là mao mạch → có màu phớt hồng.

Câu 3 trang 55 Sinh học 7: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

Trả lời:

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất làm tơi đất cho oxi dễ dàng hòa vào đất nhiều hơn → cây trồng dễ hô hấp.

- Sản phẩm tiêu hóa của giun làm tăng dinh dưỡng cho đất.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 15 hay nhất

Câu hỏi: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?

Trả lời:

-Vì :

+Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất

+Làm tăng độ màu mỡ cho đất: Do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra chứa nhiều chất khoáng cần thiết cho cây trồng

Từ khóa » Dinh Dưỡng Của Giun đất Sinh Học 7