Soạn VNEN Toán 9 Bài 7: Luyện Tập Về Góc Nội Tiếp - Góc Tạo Bởi Tia ...

Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Soạn bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩnSoạn bài 2: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩnSoạn bài 3: Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại sốSoạn bài 4: Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩnSoạn bài 5: Giải toán bằng cách lập hệ phương trìnhSoạn bài 6: Ôn tập chương III

Chương IV. Hàm số y = $ax^{2}$ (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

Soạn bài 1: Hàm số y = ax^2 (a # 0)Soạn bài 2: Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a khác 0)Soạn bài 3: Phương trình bậc hai một ẩnSoạn bài 4: Công thức nghiệm của phương trình bậc haiSoạn bài 5: Luyện tậpSoạn bài 6: Hệ thức Vi-et và ứng dụngSoạn bài 7: Luyện tậpSoạn bài 8: Phương trình quy về phương trình bậc haiSoạn bài 9: Giải toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩnSoạn bài 10: Luyện tậpSoạn bài 11: Ôn tập chương IV

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III. Góc với đường tròn

Soạn bài 1: Góc ở tâm - số đo cungSoạn bài 2: Liên hệ giữa cung và dâySoạn bài 3: Luyện tập về góc ở tâm - số đo cung - Liên hệ giữa cung và dâySoạn bài 4: Góc nội tiếpSoạn bài 5: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cungSoạn bài 6: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn - Góc có đỉnh ở bên ngoài đường trònSoạn bài 7: Luyện tập về góc nội tiếp - góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường trònSoạn bài 8: Cung chứa góc - Tứ giác nội tiếp đường trònSoạn bài 9: Luyện tập về cung chứa góc và tứ giác nội tiếp đường trònSoạn bài 10: Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếpSoạn bài 11: Độ dài đường tròn - cung trònSoạn bài 12: Diện tích hình tròn - Hình quạt trònSoạn bài 13: Ôn tập chương III - Góc với đường tròn

Chương IV. Hình trụ- Hình nón- Hình cầu

Soạn bài 1: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụSoạn bài 2: Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích hình nón, hình nón cụtSoạn bài 3: Hình cầu - Diện tích mặt cầu và thể tích của hình cầuSoạn bài 4: Luyện tập Hình trụ - Hình nón - Hình cầuSoạn bài 5: Ôn tập chương IV Soạn VNEN toán 9 bài 7: Luyện tập về góc nội tiếp - góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn Chuyên mục: Soạn VNEN toán 9 tập 2

Giải bài 7: Luyện tập về góc nội tiếp - góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn - Sách hướng dẫn học toán 9 tập 2 trang 103. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. Hoạt động luyện tập

1. Thực hiện các hoạt động sau để ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học

Bài tập 1: Trang 103 toán VNEN 9 tập 2

a) Một bạn hỏi, một bạn trả lời, sau đó đổi cho nhau

(1) Thế nào là góc nội tiếp?

(2) Thế nào là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung?

(3) Thế nào là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn?

(4) Thế nào là góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn?

b) Đố bạn phát biểu chính xác các tính chất sau

(1) Trong một đường tròn

  • Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung $....$
  • Các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì $.....$
  • Các góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì $....$
  • Góc nội tiếp (nhỏ hơn $90^\circ$) có số đo bằng $.....$ của góc ở tâm cùng chắn một cung.
  • Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là $....$ và ngược lại, góc vuông nội tiếp thì $...$ nửa đường tròn.
  • Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì $.....$

(2) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng $.....$ số đo hai cung bị chắn

(3) Số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn bằng $...........$ số đo hai cung bị chắn.

=> Xem đầy đủ bài giải

2. Luyện tập, ghi vào vở

Bài tập 1: Trang 104 toán VNEN 9 tập 2

a) Xem hình 79, biết OIJ là tam giác đều, cho biết số đo của các góc nội tiếp cùng chắn cung IJ.

Giải câu 2 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Hướng dẫn: Vì $\widehat{ISJ}$ là góc nội tiếp chắn cung nhỏ IJ có số đo là $60^\circ$ nên $\widehat{ISJ} = 30^\circ$.

$\widehat{IRJ} = ....;\; \widehat{IQJ} = ....;\; \widehat{IPJ} = ...$

b) Xem hình 80, biết OTJ là tam giác đều, cho biết số đo của mỗi góc sau đây: $\widehat{TYJ};\; \widehat{TOY};\;\widehat{TZY};\;\widehat{YTJ}$.

Giải câu 2 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Hướng dẫn: Do OJT là tam giác đều nên cung nhỏ TJ có số đo là $60^\circ$, suy ra góc nội tiếp $\widehat{TYJ} = 30^\circ$.

$\widehat{TOY} = ...;\; \widehat{TZY} = ....; \;\widehat{YTJ} = ....$

=> Xem đầy đủ bài giải

Bài tập 2: Trang 104 toán VNEN 9 tập 2

a) Cho hai đường tròn có tâm lần lượt là E và F cắt nhau tại hai điểm A và B. AC và AD tương ứng là các đường kính của (E) và (F). Chứng minh rằng AB là đường cao của tam giác ACD.

Hướng dẫn: Xem hình 81

Giải câu 2 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Do AC là đường kính của (E) nên $\widehat{ABC} = 90^\circ$.

Do AD là đường kính của (F) nên $\widehat{ABD} = 90^\circ$.

Từ đó suy ra C, B, D thẳng hàng và $....$

b) Hai đường tròn bằng nhau có tâm tương ứng là I và J cắt nhau tại hai điểm H và G. Đường thẳng d đi qua điểm G cắt (I) tại K và cắt (J) tạo L (K, L khác với điểm G). Chứng minh rằng HK = HL.

Hướng dẫn: Xem hình 82

Giải câu 2 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Do hai đường tròn bằng nhau, nên các cung nhỏ HG của (I) và (J) bằng nhau. Suy ra $\widehat{HKL} = \widehat{HLG}$ (vì cùng bằng nửa số đo cung nhỏ GH) hay có $......................$

=> Xem đầy đủ bài giải

Bài tập 3: Trang 104 toán VNEN 9 tập 2

a) Cho đường tròn (O) có hai dây AB và CD cắt nhau tại điểm E nằm trong đường tròn (O). Chứng minh rằng: $EA\times EB = EC\times ED$.

Hướng dẫn: Xem hình 83

Giải câu 3 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Nối AD, BC khi đó $\widehat{DAB} = \widehat{DCB}$ (vì cùng chắn cung DB) và $\widehat{ADC} = \widehat{ABC}$ (vì cùng chắn cung $...$)

Do đó, DEA và BEC là hai tam giác đồng dạng.

Từ đó, suy ra: $\frac{DE}{BE} = \frac{...}{EC}$, hay $...$

b) Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại hai điểm là A và B. Tiếp tuyến tại điểm A của đường tròn (O) cắt đường tròn (O') tại điểm C (khác với A). CB cắt (O) tại điểm D (khác với B). Gọi Cy là tiếp tuyến của (O') tại điểm C. Chứng minh Cy // AD.

Hướng dẫn: Xem hình 84

Giải câu 3 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Trong (O') thì $\widehat{BCy}$ là góc tạo bởi tia tiếp tuyến Cy và dây cung BC, nên $\widehat{BCy} = \frac{1}{2} sd CB$,  còn $\widehat{CAB}$ là góc nội tiếp chắn cung CB, nên $\widehat{CAB} = \frac{1}{2}CB$, suy ra $\widehat{BCy} = \widehat{CAB}$. Tương tự với (O), chứng minh được $\widehat{CAB} = \widehat{BDA}$.

Từ đó, suy ra: $...............$

c) Cho đường tròn (O; R) và dây cung HI. Qua điểm H kẻ Hx sao cho góc $\widehat{IHx}$ có số đo bằng nửa số đo cung nhỏ HI. Chứng minh rằng $OH \perp Hx$.

Hướng dẫn: Xem hình 85

Giải câu 3 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Gọi J là điểm chính giữa cung nhỏ HI và K là giao điểm của OJ với HI thì $OK \perp HK$ và $\widehat{KOH} = \frac{1}{2}sd HI$. 

Theo giả thiết, $\widehat{IHx} = \frac{1}{2} sd IH$ nên $\widehat{IHx} = \widehat{KOH}$.

Do hai góc nhọn này đã có một cặp cạnh vuông góc với nhau ($OK \ perp HI$), nên $.................$ tức là $..................$

=> Xem đầy đủ bài giải

Bài tập 4: Trang 105 toán VNEN 9 tập 2

Cho đường tròn (O; r) có đường kính MQ. Các điểm N, P cùng thuộc đường tròn (O) sao cho MN = NP = PQ = r. Gọi R là giao điểm của MN và PQ. Gọi a là đường thẳng đi qua P và vuông góc với OP. Gọi b là đường thẳng đi qua M và vuông góc với MQ. Gọi S là giao điểm của a và b. Chứng minh rằng $\widehat{QRM} = \widehat{PSM}$.

Hướng dẫn: Xem hình 86

Giải câu 4 trang 105 toán VNEN 9 tập 2

Theo giả thiết có $sd\;PN = 60^\circ$. Do $\widehat{QRM}$ là góc có đỉnh ở ngoài đường tròn (O) nên

$\widehat{QRM} = \frac{1}{2} (sd \; QM - sd\; PN) = 60^\circ$

Theo giả thiết ta có $\widehat{PNM} = 120^\circ$. Do $\widehat{PSM}$ là góc có đỉnh ở ngoài đường tròn (O) nên

$\widehat{PSM} = \frac{1}{2}(sd\; PQM - sd\;PNM) = 60^\circ$

Từ đó, suy ra $..................$

=> Xem đầy đủ bài giải

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài Luyện tập về góc nội tiếp - góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn, Luyện tập về góc nội tiếp - góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn trang 103 vnen toán 9, bài 7 sách vnen toán 9 tập 2, giải sách vnen toán 9 tập 2 chi tiết dễ hiểu. Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 9 bài 7: Luyện tập về góc nội tiếp - góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 9 tập 2. Phần trình bày do Snowhite Snowflakes tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Soạn ngữ văn 9 tập 1 Soạn ngữ văn 9 tập 2 Soạn VNEN ngữ văn 9 tập 1 Soạn VNEN ngữ văn 9 tập 2 Văn mẫu lớp 9 Soạn toán 9 tập 1 Soạn toán 9 tập 2 Soạn VNEN toán 9 tập 1 Soạn VNEN toán 9 tập 2 Soạn hoá học 9 Soạn vật lí 9 Soạn tiếng Anh 9 Soạn tiếng anh 9 - mới Soạn sinh học 9 Soạn địa lí 9 Soạn tập bản đồ địa lí 9 Soạn khoa học tự nhiên 9 Soạn siêu hay văn 9 tập 1 Giáo án chương trình lớp 9 mới Giáo án lớp 9 Soạn tiếng anh 9 mới - Tập 1 Soạn tiếng anh 9 mới - Tập 2 Soạn lịch sử 9 Soạn GDCD 9 Soạn VNEN GDCD lớp 9 Soạn khoa học xã hội 9

Bình luận

Học thôi 2019

Từ khóa » Bài Tập Về Góc Nội Tiếp Toán 9