Sơn Pu Là? Các Loại Sơn Pu Thông Dụng
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang tìm hiểu về sơn Pu và không biết trên thị trường có mấy loại sơn Pu. Bái viết này sẽ giới thiệu các loại sơn Pu phổ biến hay dùng cũng như ưu nhược điểm từng loại.
Sơn Pu là gì
Sơn Pu là một loại polymer có tên tiếng anh là Polyurethane được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Cơ ban sơn Pu tồn tại ở 2 dạng là dạng cứng và dạng foam.
Hiểu đơn giản thì sơn Pu dùng để tạo màu, làm đẹp và bảo vệ phân gỗ bên khỏi tác động bên ngoài. Sơn Pu có 3 thành phần chính:
- Sơn lót: tạo lớp bảo vệ và độ phẳng nhất định cho bề mặt.
- Sơn màu: Tạo lớp màu nền cho gỗ thêm sang trọng.
- Sơn bóng: Tạo thẩm mỹ và độ bóng cho bề mặt gỗ.
Các loại sơn Pu phổ biến
Trên thị trường có 4 loại chính là sơn Pu 1K (hay được sử dụng nhất), Sơn Pu 2K (2 thành phần), sơn Pu epoxy và sơn Pu NC Mod.
Sơn Pu 1K
Được sản xuất từ alkyd cao cấp cùng nhựa PU1 thuộc hệ sơn 1 thành phần. Nhằm giúp loại sơn này phù hợp cho cả nội thất và ngoại thất bao gồm tất cả các loại gỗ hiện nay. Ngoài ra sơn Pu 1K còn có đầy đủ các hệ màu khác nhau.
Ưu điểm
- Độ bám dính cao.
- Không bị bay màu.
- Khả năng chịu được điều kiện ngoại cảnh tốt.
- Độ cứng cao.
- Hàm lượng rắn cao.
- Độ bền uốn tốt.
- Sử dụng dễ dàng.
Nhược điểm
- Chống trầy kém.
- Không chịu được tạp chất.
Sơn Pu 2K
Hay còn gọi là sơn PU hai thành phần thuộc loại sơn tổng hợp được sử dụng rộng rãi với các loại gỗ. Giống như sơn Pu 1K thì sơn Pu 2K cũng có đầy đủ các hệ màu.
Ưu điểm
- Độ bám dính tốt
- Độ cứng cao
- Khả năng chống trầy xước tốt
- Màu sắc đa dạng
Nhược điểm
- Thời gian khô chậm
- Không kháng dung môi
Sơn Pu Epoxy
Đây là loại sơn được làm từ nhựa epoxy resin và chất đống răn Polyamide được sử dụng khá nhiều trong thi công.
Ưu điểm
- Sơn Epoxy có độ bền và độ bóng cao.
- Khả năng bám dính tốt.
- Độ cứng cao.
- Có thể sử dụng lên các vật liệu như sàn gỗ, kim loại, bê tông…
Nhược điểm
- Thời gian khô lâu hơn các loại sơn PU khác.
- Độ bền ở mức trung bình.
- Để thi công được cần thờ có tay nghề.
Sơn PU NC MOD
Thuộc dòng sơn NC nhưng có được cải thiện và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn sơn NC truyền thống.
Ưu điểm
- Sơn có độ bền cao, chịu được lực ma sát.
- Rất cứng, không bị mài mòn theo thời gian.
- Thời gian khô nhanh chóng.
Nhược điểm
Loại sơn này chủ yếu sử dụng trong nhà vì khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên màu sơn vốn có sẽ bị chuyển màu vàng ố làm mất thẩm mỹ.
Sơn Pu có độc hại không
Cúng giống như các loại sơn công nghiệp khác thì sơn Pu cũng có chứa chất độc hại đối với thợ sơn. Các hóa chất này đi vào cơ thể bằng đường hô hấp hoặc thấm qua da. Đặc biệt nhẹ có thể chóng mặt, buồn nôn nếu bị nặng có thể bị nhiễm độc vào máu gây nguy hiểm tới tính mạng. Do sơn Pu có nhiều chất phụ gia đi kèm cùng dung môi dễ bay hơi.
Người phải tiếp xúc thường xuyên như thợ sơn rất dễ bị mắc các bệnh về phổi và làm thương tổn hệ thần kinh trung ương.
Với phụ nữ có thai nếu tiếp xúc sơn Pu nhiều có thể gây di tật thai nhi.
Cách hạn chế độc hai khi thi công sơn Pu
Để khắc phục và hạn chế các nhược điểm của sơn PU ở trên bạn có thể áp dựng các cách dưới đây:
- Dùng đồ bảo hộ khi thi công sơn Pu.
- Để an toàn cho người sử dụng bạn vệ sinh máy phun sơn sạch sẽ sau khi sử dụng. Vừa đảm bảo sức khỏe lại nâng cao chất lượng sơn.
- Lựa chọn các thương hiệu sơn Pu uy tín.
- Có hệ thống xử lý bụi sơn ngay tại phòng sơn.
- Hiện nay nếu có điều kiện các xưởng nội thất sẽ trang phòng sơn tự động toàn bộ thao tác sơn làm bằng máy móc.
Sơn Pu loại nào tốt nhất
Bạn nên dùng các loại sơn từ các hãng nổi tiếng chuyên dùng cho gỗ, sơn Pu nội thất, sơn Pu trắng như sơn gỗ cao cấp Oseven, Sơn gỗ nội thất G8, Sơn Pu nội thất ĐK, sơn Pu inchem…
Sơn Pu giá bao nhiêu
Giá sơn Pu 1m2 là bao nhiêu là câu hỏi nhiều người chưa biết. Để đưa ra Bảng báo giá sơn Pu cố định là rất khó. Vì nó phục thuộc vào một số yêu tố:
- Sơn chuyển màu như màu trắng đòi hỏi kỹ thuật sơn cao hơn nên giá cũng cao hơn.
- Sử dụng nhiều màu sơn khác nhau dẫn tới tốn nhân công đi che chắn.
- Dùng sơn kiểu vân gỗ có giá cao hơn sơn đơn sắc.
Các pha chế sơn Pu
- Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
- Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (phụ gia tinh màu cho phù hợp)
- Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (phụ gia cho phù hợp).
Quy trình sơn Pu
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt
Bước 2: Sơn lót lần 1
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Bước 4: Phun màu
Bước 5: Phun bóng bề mặt
Bước 6: Bảo quản và đóng gói
Từ khóa » Các Loại Pu
-
Các Loại Sơn PU, Nên Chọn Loại Nào? - CỬA HÀNG PHI SƠN
-
Sơn PU Là Gì? Các Loại Sơn PU Phổ Biến
-
Sơn Pu Là Gì? 5 Loại Sơn PU được ưa Chuộng Nhất Trên Thị Trường
-
Tổng Hợp Các Loại Sơn PU Tốt Nhất Hiện Nay
-
Sơn Pu Là Gì, Các Loại Sơn Pu Phổ Biến Hiện Nay
-
Tìm Hiểu Về Sơn PU Và Những Loại Sơn PU Hiện đang Có Trên Thị Trường
-
Sơn PU Là Gì? Có Những Loại Sản Phẩm Nào? - Công Ty Rexam
-
Nhận Biết Các Loại Sơn Pu Chính Xác Nhất
-
Quy Trình Và Các Loại Sơn PU Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay
-
Sơn PU Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Sơn PU
-
Các Loại Sơn Pu, Nên Chọn Sơn Pu Loại Nào Tốt Cho Cửa Gỗ, đồ Gỗ
-
Sơn PU Là Gì? Hướng Dẫn Quy Trình Pha Sơn PU Đồ Gỗ Nội Thất
-
Các Loại Phản ứng Hóa Học Lớp 8 đầy đủ