Sơn Pu Là Gì? 5 Loại Sơn PU được ưa Chuộng Nhất Trên Thị Trường

Bạn thường thấy trên bề mặt các sản phẩm bàn ghế gỗ thường có lớp sơn bóng bắt mắt và có mùi hơi nồng. Đó chính là lớp sơn Pu mà trong lĩnh vực xây dựng người ta thường sử dụng rất phổ biến. Vậy đặc điểm và tính chất của sơn PU là gì? Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích đấy.

Table of Contents

Toggle
  • Sơn PU là gì?
  • Tính chất của sơn PU là gì?
  • Tips để có lớp sơn PU đẹp
    • Vệ sinh đồ gỗ trước khi tiến hành sơn
    • Thi công cẩn thận lớp sơn lót
    • Sử dụng kỹ thuật sơn hình vòng cung
  • Cách pha nước sơn PU
  • Một số loại sơn PU được ưa chuộng trên thị trường
  • Quy trình sơn PU chuẩn tại Dailysonepoxy (Chí Hào)
    • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vật dụng
    • Bước 2: Sơn lót lần 1
    • Bước 3: Chà nhám và sơn lót lần 2
    • Bước 4: Phun màu
    • Bước 5: Phun bóng
    • Bước 6: Đợi khô hoàn toàn

Sơn PU là gì?

Sơn PU là gì?
Sơn PU là gì?

Sơn Pu tiếng Anh có nghĩa là Polyurethane, đây là một loại polymer được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tồn tại ở 2 dạng là dạng cứng và dạng bọt, trong đó dạng bọt thường được dùng làm nệm mút cho các ghế ngồi trong xe hơi hoặc bảo vệ các dụng cụ dễ vỡ.

Trong khi sơn epoxy phù hợp hơn cho các bề mặt công nghiệp như sàn nhà xưởng, gara ô tô thì sơn PU thường được dùng làm vecni đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như giường, tủ, bàn ghế, tạo nên một bề mặt nhẵn bóng, bắt mắt và bảo vệ trước những nhân tố bên ngoài.

3 loại thành phần chính của sơn PU bao gồm:

  • Sơn lót: Làm phẳng bề mặt, che các khuyết điểm giúp sản phẩm đẹp hơn.
  • Sơn màu: Thường có trong loại sơn Pu dành cho gỗ, tùy theo khách hàng yêu cầu.
  • Sơn bóng: Đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

Tính chất của sơn PU là gì?

Sơn Pu có những thành phần hóa học nào?
Sơn PU có những thành phần hóa học nào?

Khác với những loại sơn truyền thống thông thường, sơn PU có những thành phần hóa học như sau:

  • Chất kết dính: polyisocyanate hoặc polyols biến tính có sẵn nhóm isocyante chưa bị kích hoạt (đối với loại sơn 1 thành phần) polyols hoặc polyester polyols (đối với loại sơn 2 thành phần 2K PU).
  • Chất đóng rắn:  MDI, polyisocyanate (Chỉ dành cho loại sơn PU hai thành phần).
  • Màu: màu che phủ (titan dioxit, bari sunfat, carbon black,…) + màu độn (Chỉ dành cho sơn PU màu).
  • Hệ dung môi: Là các dung môi có tác dụng hòa tan, pha loãng chất kết dính và chất đóng rắn. Dung môi của sơn PU cũng yêu cầu không có hoạt tính với isocyanate (Không có chứa nhóm hydroxyl hoạt động).

Tips để có lớp sơn PU đẹp

Để lớp sơn PU được mịn, màu đẹp, không bị loang lổ hoặc lợn cợn thì bạn cần lưu ý những mẹo dưới đây:

Vệ sinh đồ gỗ trước khi tiến hành sơn

Trước khi sơn, bạn cần dùng giấy nhám để chà sạch lớp sơn cũ giúp cho sơn bám lâu hơn và bề mặt mịn hơn. Nếu không làm cẩn thận bước này, lớp sơn sẽ bị tích tụ chồng chất lên nhau và làm mất đi tính thẩm mỹ cần có. Sau khi chà sạch bề mặt, bạn hãy đem đi rửa đồ gỗ và phơi khô hoàn toàn.

Thi công cẩn thận lớp sơn lót

Lớp sơn lót đóng vai trò làm lớp bám dính chắc chắn trên bề mặt đồ gỗ, khi thực hiện, bạn chú ý phải sơn đều, đợi đến khi khô mới phun lớp tiếp theo.

Sử dụng kỹ thuật sơn hình vòng cung

Kỹ thuật sơn hình vòng cung sẽ giúp giữ nguyên các vân gỗ trên bàn làm việc và không bỏ sót các điểm góc cạnh trên bề mặt gỗ. Bạn nên phun bắt đầu từ những cạnh của đồ gỗ, di chuyển nhanh qua vùng giữa và dừng phun sơn khi đã đi qua rìa.

Cách pha nước sơn PU

Cách pha nước sơn PU
Cách pha nước sơn PU

Để có màu sơn đẹp bóng, bảo vệ sản phẩm được chắc chắn nhất, các thợ sơn thường pha sơn Pu theo tỷ lệ sau:

  • Pha sơn lót: 2 sơn lót + 1 sơn cứng + 3 xăng
  • Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)
  • Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).

Một số loại sơn PU được ưa chuộng trên thị trường

Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý tới bạn một số loại sơn PU đang phổ biến trên thị trường hiện nay:

Sản phẩmƯu điểmNhược điểmGiá thành
Sơn 1K
  • Khả năng bám dính tốt, có độ bền uốn cao.
  • Khả năng chống chịu được mọi loại thời tiết phức tạp, bề mặt sơn có độ cứng nên bảo vệ tốt các chất liệu bên trong.
  • Đặc tính bền màu, không bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng, màu sắc luôn tươi mới.
  • Không kháng được dung môi
  • Không thể kháng trầy bởi sơn có thể bị bong tróc do tác động của ngoại lực.
Khoảng 115.000 VNĐ
Sơn Vinyl
  • Độ bám dính tốt.
  • Nhanh khô
  • Khả năng uốn tốt
  • Bền đẹp
  • Dễ sử dụng
  • Không màu
  • Độ cứng không được đánh giá cao
Liên hệ
Sơn giả gỗ
  • Mang lại màu sắc tự nhiên cho các sản phẩm bàn ghế gỗ
  • Màu sắc đa dạng giúp người dùng chọn lựa dễ dàng.
  • Có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
  • Giá thành cao hơn các sản phẩm khác
Khoảng 410.000 VNĐ/bộ 2kg (gồm 1kg lót + 1 kg sơn phủ)
Sơn 2K
  • Sử dụng cho nhiều bề mặt như tre, gỗ, nứa, lớp sơn lót cho kim loại.
  • Đa dạng về chủng loại
  • Dễ lựa chọn và cách sử dụng đơn giản.
  • Độ bền tốt, khả năng chịu lực cao, độ bám dính tốt.
  • Thời gian khô lâu
  • Không có khả năng kháng nước và dung môi khác
160.000 – 180.000 VNĐ/hộp
Sơn Pu Epoxy
  • Độ bền tốt
  • Độ bóng cho tính thẩm mỹ cao
  • Độ kết dính và độ cứng tốt
  • Thời gian khô lâu
  • Có độ bền thấp nếu ở trong các dung dịch khác nhau
Liên hệ

Quy trình sơn PU chuẩn tại Dailysonepoxy (Chí Hào)

Công ty TNHH Chí Hào - Đơn vị thi công sơn Pu chuyên nghiệp, chất lượng
Công ty TNHH Chí Hào – Đơn vị thi công sơn Pu chuyên nghiệp, chất lượng

Công ty TNHH Chí Hào là đại lý sơn PU uy tín chuyên cung cấp các dòng sơn Pu nhập khẩu chính hãng đạt chất lượng cao. Những sản phẩm của chúng tôi đều được khách hàng đánh giá tốt và tin tưởng lựa chọn. Ngoài ra,chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thi công sơn Pu uy tín, chuyên nghiệp với quy trình khoa học, bao gồm các bước:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vật dụng

Việc vệ sinh bề mặt cẩn thận sẽ giúp cho lớp sơn được bền màu, mịn hơn. Thợ thi công của chúng tôi sẽ dùng giấy nhám P240 hoặc máy chà nhám. Tùy vào màu sơn mà bạn quyết định có nên bả bột hay không.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Chúng tôi sẽ sử dụng súng phun sơn cho lớp lót đầu tiên theo công thức pha sơn ở trên. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu Việt Nam thường xuyên nắng nóng sẽ làm cho lớp sơn bị xuất hiện bọt khí. Vì vậy, nếu đã dùng lớp bột bả trước đó thì chúng tôi sẽ chỉ sơn 1 lớp sơn lót cho cả công đoạn.

Bước 3: Chà nhám và sơn lót lần 2

Nếu không có lớp bột bả thì chúng tôi sẽ tiến hành chà nhám lớp lót 1 và tiến hành sơn lót lần 2. Lớp này sẽ giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm và cần chờ khô trong khoảng 25 – 30 phút.

Bước 4: Phun màu

Chúng tôi sẽ tiến hành phun sơn màu khoảng 90% và đợi một lúc rồi tiến hành sơn lớp thứ 2 sau. Việc phun màu sẽ được tiến hành trong phòng kín, lượng gió ổn định.

Bước 5: Phun bóng

Sau khi lớp sơn màu khô, đội thi công tiến hành sơn bóng cho bề mặt đồ vật.

Bước 6: Đợi khô hoàn toàn

Sau khi sơn xong, bạn cần bảo quản vật dụng ở những nơi khô ráo, không có bụi bặm.

Trên đây là những giải đáp về sơn PU là gì, những tính chất và quy trình thi công sơn PU mà công ty TNHH Chí Hào triển khai cho khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0818 21 22 26 để được hỗ trợ nhé.

Nguyễn Thanh Sang

Tôi là Nguyễn Thanh Sang giám đốc công ty Chí Hào Group là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các công trình xây dựng với nhiều công ty con đảm nhiệm các lĩnh vực khác nhau như: thiết kế nội thất, thi công điện nước, lắp đặt camera, điện mạng, thi công công trình sân thể thao, cung cấp phân phối các sản phẩm sơn, vật liệu xây dựng…

Từ khóa » Các Loại Pu