Soọng Cô - Nét đẹp Văn Hóa Của Người Sán Dìu Quảng Ninh
Có thể bạn quan tâm
Người Sán Dìu ở Quảng Ninh sống tập trung ở một số huyện, thị xã như: Vân Đồn, Cẩm Phả và sống xen kẽ với các dân tộc khác ở các huyện: Đông Triều, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà… Đến nay, số dân người Sán Dìu trên địa bàn tỉnh có khoảng 18 nghìn người, chiếm gần 1,53% dân số toàn tỉnh.
Người Sán Dìu ở Quảng Ninh có kho tàng văn nghệ dân gian độc đáo, tuy nhiên do những biến cố của lịch sử đến nay các phong tục, tập quán, nghi lễ cũng đã bị mai một hoặc thất truyền, một số nghi lễ còn duy trì song ở qui mô nhỏ, đơn giản, duy có tiếng nói là còn được duy trì (dùng song ngữ, cả tiếng phổ thông và tiếng dân tộc mình), nhưng dường như soọng cô - một nét đẹp văn hóa luôn được những người già nơi đây gìn giữ và bảo tồn như chính cuộc sống của mình vậy.
Soọng cô phát âm theo tiếng Hán nghĩa là xướng ca, tiếng Sán Dìu nghĩa là ca hát, soọng cô được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người Sán Dìu ở Quảng Ninh.
các nghệ nhân hát soong cô tỉnh Quảng Ninh giao lưu với các nghệ nhân tỉnh Bắc Giang
Soọng cô là một thể loại dân ca trữ tình với lời hát đối đáp nam nữ, gần giống như các làn điệu sli, lượn của người Tày, Nùng và sình ca của người Cao Lan. Mỗi bài ca là một bài thơ được viết theo thể "thất ngôn tứ tuyệt", ghi chép bằng chữ Hán và lưu truyền trong dân gian. Từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác, người Sán Dìu đã hát soọng cô. Họ say mê hát bởi soọng cô bắt nguồn từ cuộc sống bình dị, chất phác, nói lên tâm tư, tình cảm, ước vọng của người dân lao động.
Những ngày hội đầu xuân, ngày tết, ngày cưới là những dịp để trai gái Sán Dìu tổ chức soọng cô. Trai làng này đến hát với gái làng kia, và ngược lại; mỗi tốp dăm bảy người, có khi tới mươi người. Gia đình nào được trai gái tổ chức hát tại nhà mình thì coi đây là một vinh hạnh, nên tiếp đón đoàn rất niềm nở và hào phóng. Ngày mấy bữa ăn thịnh soạn, đêm đến lại thêm bữa “cơm tạo” (sệch cộ cang), chủ nhân mới yên lòng.
Trai gái hát thâu đêm đến sáng, ngày nghỉ, đêm lại hát, càng hát càng say, có khi kéo dài hàng tuần.Trong khi trai gái trao đi đổi lại những tiếng hát tâm tình, thì mọi người kéo nhau tới dự cũng mê say chẳng kém gì những người trong hội. Đối với người già, đây còn là dịp sống lại những kỷ niệm đẹp của buổi thiếu thời, với tuổi trẻ thì là chia sẻ niềm vui với những người trong cuộc,…
Đến ngày chia tay, họ lưu luyến chẳng nỡ rời nhau, có khi ra tới cổng làng, chủ nhà lại ra mời về hát tiếp. Ngoài ngày hội, ngày tết, nhiều khi trai gái cũng tổ chức hát soọng cô vào các buổi chợ phiên, trai gái tụm năm, tụm ba hát với nhau, trước là để làm quen, rồi thổ lộ tình yêu, ngày đâu có dài như những câu hát, chỉ chốc lát họ lại phải tiễn biệt nhau trên các nẻo đường vắng vẻ, rồi để nhớ, để thương, chờ dịp gặp lại ở những ngày hội, ngày tết đầu xuân năm sau.
Ngoài hát đối đáp của nam nữ, người Sán Dìu còn có hát đám cưới (sênh ca chíu cô). Mỗi khi có đám cưới, nhà trai nhất thiết phải lựa chọn cho được một người đại diện gọi là “quan lang đầu” (tạm long thoi). Trong ngày cưới chính thức, ngoài ông quan lang đầu và quan lang phụ, ông mối (mui nhin) đóng vai trò quan trọng, giải quyết nốt những việc tồn tại lớn trong hôn nhân. Quan lang phải là người có tài ăn nói, hiểu biết rộng, ứng khẩu nhanh và phải thuộc một số bài hát đám cưới. Trong lễ cưới thường diễn ra những cuộc đối xướng hết sức sôi nổi, nhưng rất lịch thiệp giữa đại diện nhà trai và đại diện nhà gái. Lời ca đám cưới rất văn hoa, bóng bẩy, ví von tế nhị. Mời chào mọi người tới dự đám, giới thiệu của hồi môn, chúc mừng cô dâu, chủ rể, đều là những lời ca như thế. Lời hát đám cưới rất dồi dào, và mỗi vùng, mỗi địa phương lại có màu sắc riêng.
Hát sọong cô ở Quảng Ninh chỉ còn thể hiện bởi lớp người già
Hát khấn thần linh (sọng cong hay sọng chịu) lối hát khấn này do các thày cúng (say hu) diễn xướng sọng cong, sọng chịu mang mầu sắc huyền bí.
Kẹo thạn là lối hát khóc trong đám ma. Kẹo thạn là lời chia ly với người thân, là lời than tiếc thương của người sống với kẻ xấu số,...
Đến nay soọng cô của người Sán Dìu đã phần nào bị mai một, lối hát như chỉ còn lại trong những câu chuyện của người già kể lại, còn nam nữ thanh niên dường như không còn biết hát soọng cô. Trong những đêm hội, đám cưới, hát soọng cô được thay thế dần bằng những bài hát mới. Năm 2008 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai nghiên cứu Đề tài "Sưu tầm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian cổ truyền của người Sán Dìu ở tỉnh Quảng Ninh" trong đó có phục dựng lại tục hát soọng cô, tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng mà chưa có phần phát huy giá trị trong cuộc sống đương đại, thiết nghĩ để soọng cô thực sự “sống” lại đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp cùng ngành văn hoá, thể thao và du lịch cần có chương trình, kế hoạch sưu tầm, bảo tồn phát huy vốn văn hoá cổ truyền; Mỗi xã, mỗi vùng cần đầu tư, xây dựng nhà văn hoá dân tộc, tập hợp đội ngũ nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ dân gian, nhằm bồi dưỡng khuyến khích họ sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ trẻ kế tục, phát triển vốn văn nghệ dân gian quý giá của từng dân tộc trong tỉnh Quảng Ninh.
Từ khóa » Dân Tộc Sán Dìu ở Trung Quốc
-
Người Sán Dìu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Dân Tộc Nằm ở Hai Bên Biên Giới Việt Nam Và Trung Quốc
-
Người Sán Dìu: Dân Tộc ở Việt Nam - Du Học Trung Quốc
-
DÂN TỘC SÁN DÌU - Chi Tiết Tin Tức
-
Top 13 Dân Tộc Sán Dìu ở Trung Quốc
-
CHƯƠNG II ĐÔI NÉT VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở VIỆT NAM - 123doc
-
La Dưỡng - Dân Tộc Sán Dìu Chúng Ta, Theo Như Sử Sách Có...
-
Người Dân Tộc Sán Dìu
-
Giới Sử Học Trung Quốc Nói Gì Về Nguồn Gốc Người Việt?
-
Khái Quát Về Các Dân Tộc Thiểu Số ở Việt Nam
-
[PDF] Những Nét Văn Hoá Truyền Thống Của Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc
-
Người Choang - Dân Tộc Thiểu Số đông Nhất ở Trung Quốc