Stay Interview - Exit Interview, Bạn Chọn Cái Nào ? - LinkedIn
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Skip to main contentSTAY INTERVIEW – EXIT INTERVIEW bạn chọn cái nào?
Vấn đề này đã nhiều anh chị nói rồi, nhưng mình vẫn muốn chia sẻ theo quan điểm của mình
Trước đây, Alice cũng từng bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, cứ nghĩ Stay hay Exit thì đều là cuộc gặp giữa đại diện công ty (HR hoặc Line manager) với nhân viên. Mãi sau này tiếp xúc nhiều với anh chị lâu năm trong nghề cũng như các anh chi quản lý, mình mới thực sự nắm được bản chất của nó.
EXIT INTERVIEW: Chúng ta thường tìm đến EXIT INTERVIEW khi nhân viên có dấu hiệu nghỉ việc hoặc đã thông báo nghỉ việc để lắng nghe tìm hiểu xem vấn đề khiến họ xin nghỉ việc là ở đâu & tìm cách thuyết phục họ ở lại. Áp lực của HR là làm cách nào để nhân sự thay đổi quyết định khi mà họ đã bước 1 chân ra ngoài ngưỡng cửa. Đôi khi chúng ta sẽ đề xuất thay đổi mức lương, đổi team hoặc hứa giải quyết vài vấn đề nào đó mà họ đã gặp nhằm giữ họ ở lại. Nếu may mắn giải quyết được thì họ sẽ đồng ý ở, nhưng theo bạn họ ở lại vì chính công việc, công ty hay vì những hứa hẹn thay đổi từ bạn?
STAY INTERVIEW lại là cuộc gặp gỡ giữa đại diện Công ty- thông thường là Line manager với nhân viên của họ ở những thời điểm mà tình cảm hai bên vẫn còn mặn nồng thắm thiết. Và khi ở trạng thái này, việc tạo dựng sự tin tưởng, cởi mở và chia sẻ thông qua Stay interview sẽ giúp chúng ta biết đâu là điều thực sự có ý nghĩa với nhân viên, ở tầng sâu bên trong, chứ không phải chỉ là bề nổi, lương/thưởng hay thăng chức nữa. Cuộc gặp gỡ không nhất thiết phải ở Văn phòng, thay vào đó có thể đi coffe, đi ăn trưa hay thậm chí đi nhậu.
Bọn mình vẫn hay nói vui với nhau, Interview là cuộc phỏng vấn tìm việc, Exit interview là phỏng vấn thôi việc, còn Stay Interview là phỏng vấn được việc, vì nhờ nó mà mọi việc sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Vì sao lại thế?
Theo cá nhân mình, Exit Interview không phải là cách giữ chân nhân tài hiệu quả, thay vào đó chỉ giúp cho tổ chức nhìn nhận lại những vấn đề thường gặp phải khiến nhân tài ra đi, từ đó tìm giải pháp trong tương lai. Còn Stay Interview, nếu mình làm tốt thì có thể nắm bắt được vấn đề khi vừa mới “ ủ mưu”, chớm nở, để tìm giải pháp kịp thời. Mỗi nhân duyên giữa người lao đông và tổ chức cũng giống như hôn nhân thôi, mặc dù đã tìm hiểu nhau rất kỹ, trải qua nhiều thử thách mới quyết định về một nhà với nhau nhưng sẽ không tránh khỏi những bất đồng, khó chịu hoặc cảm thấy chưa hợp. Nếu chờ đến lúc ra tòa mới hỏi nhau: liệu còn cách nào quay lại không thì rất rất khó để cứu vãn. Nhưng thay vào đó, hai bên thường xuyên giành thời gian cho nhau để cùng nhau lắng nghe những tâm tư của đối phương khi tình cảm vẫn đang tốt đẹp và cùng hâm nóng nó thì Tâm nghĩ rằng sẽ hôn nhân vẫn là hạnh phúc.
Để thực hiện STAY INTERVIEW hiệu quả, theo mình cần lưu ý:
- Cần thực hiện 1:1 chứ k phải theo nhóm. Thông thường người gặp nhân sự chính là line manager hoặc quản lý bộ phận.
- Có mục đích và vạch ra nội dung rõ ràng trước khi thực hiện Stay Interview, tránh vào buổi gặp lại đi lan man thiếu trọng tâm
- Không đi sâu vào các vấn đề cá nhân hay dẫn dắt họ tới các vấn đề lương, thưởng, chế độ chính sách, thăng tiến. Chúng ta vẫn cứ lắng nghe nếu nhân viên đưa ra ý kiến về các vấn đề này, nhưng cần gợi mở các vấn đề khác hơn nữa để cùng chia sẻ.
- Ngoài việc đặt câu hỏi, chúng ta hãy là người lắng nghe sâu và đồng cảm với nhân viên. Vì Stay Interview khác Survey ở chỗ đối thoại cho phép cuộc trò chuyện mang tính hai chiều.
- Không nên bị cuốn theo những cảm xúc hay vấn đề của nhân viên.
- Đặt câu hỏi đúng: Sếp mình thường xuyên khuyên khi gặp nhân viên, hãy đặt các câu hỏi mở thay vì đặt leading quesition để tránh việc nhân viên sẽ trả lời theo mong muốn chủ quan của người đặt câu hỏi
Ví dụ:
1. Những yếu tố nào về công việc của bạn làm bạn phấn khích nhất? Hãy kể với tôi về một ấn tượng mà bạn thấy nhớ nhất khi làm việc ở Công ty này.
2. Nếu bạn thừa kế một đống tiền và không phải làm việc, bạn sẽ bỏ lỡ điều gì về công ty và công việc của mình?
3. Bạn muốn thay đổi điều gì trong công việc hoặc công ty hiện tại của mình? Thử tưởng tượng, nếu bạn là CEO của Công ty, bạn sẽ muốn thay đổi gì ở Công ty này? Vì sao bạn chọn thay đổi nó?
4. Môi trường làm việc lý tưởng mà bạn mong muốn là gì? Bạn có đề xuất gì để chúng tôi cải tiến môi trường làm việc ở đây không?
5. Bạn mong muốn những phúc lợi gì khác ngoài lương mà ở đây chưa thể đáp ứng cho bạn?
6. So với chân dung người sếp lý tưởng của bạn, thì người sếp hiện tại đáp ứng được bn%? Nếu tôi muốn nhờ bạn có vài góp ý để sếp bạn tốt hơn, bạn sẽ chia sẻ những gì? => thường nhân viên cũng sẽ ngại khi nói về sếp mình chút xíu.
Dù làm Exit hay Stay, thì cuối cùng những người HR đều mong muốn cùng xây dựng các kế hoạch hành động để "giữ chân nhau" và cống hiến cho tổ chức của mình. Còn làm cách nào để STAY thật hiệu quả thì mình sẽ đi học và chia sẻ với mọi người sau nha.
Một ý nào đó rất hay ho mình lượm lặt: More Stay interview, less Exit interview" Hello Stay interview, Goodbye Talent loss.
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
HR Consulting, HR & Learning Manager at VinAI
3y- Report this comment
Exit Interview bản chất của nó chưa bao giờ là thuyết phục để người lao động hồi tâm chuyển ý. Em nghĩ chị hơi nhầm chút phần này?
Like Reply 1 Reaction 2 Reactions Jeen NguyenCreative Writer
3y- Report this comment
Bài hay và hữu ích quá chị ui, đăng lên blog hay làm video thì còn gì bằng.
Like Reply 1 Reaction 2 Reactions Thu NguyenSales Manager
3y- Report this comment
Cám ơn chia sẻ của chị. Ngay cả bản thân em trải qua Exit interview và cũng làm Exit interview cho các bạn trong phòng thì thấy tỉ lệ giữ chân lại nhân viên khá là khó. Mục tiêu của các cuộc Exit interview lúc đó em sẽ hướng theo đào sâu insight và các vấn đề dẫn tới quyết định chia tay của các bạn. Còn các buổi Stay Interview gần như những buổi deep talk và nên diễn ra thường xuyên, định kì hơn nữa. Hiện em chỉ làm khi bắt đầu nhạn thấy có các vấn đề từ nhân viên. Cám ơn chia sẻ của chị rất nhiều <3. Em muốn hỏi thêm góc nhìn của chị về việc " Không đi sâu vào các vấn đề cá nhân hay dẫn dắt họ tới các vấn đề lương, thưởng, chế độ chính sách, thăng tiến". Nếu vấn đề này là thứ nhân viên đang quan tâm và có ý kiến, thì mình vẫn nên trao đổi chứ ạ
Like Reply 1 Reaction Bùi Xuân PhongBooks Author | EHL Certified Master Trainer | Strategic Management | Services Management | Human Resources Management
3y- Report this comment
Đừng bao giờ đặt câu hỏi như vậy vì bản chất và công dụng của Stay Interview và Exit Interview là khác nhau. Trong quản trị nguồn nhân lực, cả hai phương pháp đều cần thiết cho việc ra quyết định của người quản lý chứ không thể loại bỏ được mà đặt câu hỏi lựa chọn. Các bạn không nên lấy một số biểu hiện thiếu chuyên nghiệp ở một số tổ chức lôm côm để đưa ra nhận định sai lệch về Exit Interview (hoặc chỉ để tôn vinh Stay Interview). Stay & Exit Interview là những công cụ giúp nhà quản trị nguồn nhân lực đo lường hiệu quả của các chương trình và chính sách nhân sự hướng tới mục tiêu giữ người và thu hút nhân tài. Qua đó, biết được kỳ vọng của người lao động và nỗ lực của doanh nghiệp có đang trong chương trình hay lệch pha. Nên nhớ, không phải tất cả những người nghỉ việc là vì bất mãn và không phải ai nghỉ việc thì tổ chức cũng phải năn nỉ. Tương tự, không phải tất cả những ai đang ở lại đều hài lòng và có nhiều người bị “đối xử tệ” cũng không dám bỏ việc. Vì thế, Stay Interview thực hiện theo chu kỳ (6 tháng, cuối năm hoặc ad-hoc theo kiểm toán) còn Exit Interview thực hiện theo thời điểm (người lao động nghỉ việc). Cũng qua Stay và Exit interview, nhà quản trị đánh giá năng lực đội ngũ quản lý, giám sát thực thi chiến lược NNL.
Like Reply 54 Reactions 55 Reactions Trang Nguyen (Rose)Talent Acquisition Manager (Northern) - Admicro - VCCorp | Career Match-Maker | Looking for Account planner/ executive + Event planner
3y- Report this comment
Topic có ý nghĩa chị ạ! Quan trọng có 1 số gợi ý có thể dùng luôn được nè chị Đối với em Exit interview chỉ là thủ tục thôi và nó đã muộn rồi, nhưng đúng là mình chưa áp dụng đc Stay interview nhiều và hiệu quả
Like Reply 1 Reaction See more commentsTo view or add a comment, sign in
No more previous content-
Suy nghĩ về việc làm SẾP
Mar 21, 2019
-
Lời cảm ơn sau phỏng vấn
Mar 13, 2019
-
IT Manager
Jan 26, 2018
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Exit Now Nghĩa Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Exit - Từ điển Anh - Việt
-
"exit" Là Gì? Nghĩa Của Từ Exit Trong Tiếng Việt. Từ điển Anh-Việt
-
Ý Nghĩa Của Exit Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
EXIT - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Việt - Từ điển
-
Exit«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Việt, Từ điển Tiếng Anh - Glosbe
-
Exit - Wiktionary Tiếng Việt
-
No Exit: Trong Tiếng Việt, Bản Dịch, Nghĩa, Từ đồng Nghĩa, Nghe, Viết ...
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'exit' Trong Tiếng Anh được Dịch Sang Tiếng Việt
-
"exit" Có Nghĩa Là Gì? - Câu Hỏi Về Tiếng Anh (Anh) | HiNative
-
"I Made For The Exit " Có Nghĩa Là Gì? - Câu Hỏi Về Tiếng Anh (Mỹ)
-
That's An Exit Wound: Bản Dịch Tiếng Việt, Nghĩa, Từ đồng Nghĩa, Trái ...
-
YOU CAN EXIT Tiếng Việt Là Gì - Trong Tiếng Việt Dịch
-
Ý Nghĩa Của Exit Ramp - DictWiki.NET