Sự Chuyển Thể Của Chất Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 30, 31, 32, 33, 34, 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể của Chương II: Chất quanh ta.
Nội dung chính Show- 1. Sự nóng chảy
- 2. Sự bay hơi
- 3. Sự sôi
Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 10 Chương 2 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Mobitool:
❓Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất?
Trả lời:
Sự chuyển thể của nước gây ra các hiện tượng: mây, mưa, tuyết, đóng băng, tan băng, …
Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết.
Trả lời:
Một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí
- Chất ở thể rắn: đá, sắt, chì, …
- Chất ở thể lỏng: dầu ăn, nước, thủy ngân, …
- Chất ở thể khí: khí oxi, khí gas, hơi nước, …
Câu 2: Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?
Trả lời
Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể.
Câu 1: Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí?
Trả lời
Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 2: Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?
Trả lời
Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể lỏng. Chất lỏng không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
Câu 3: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể rắn.
Trả lời
Khi nước đóng thành băng, nó cứng và sẽ nổi lên trên mặt nước do đó ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng.
Câu 1. Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538∘C, 232∘C, -39∘C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
Trả lời
Chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân.
Câu 2. Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao?
Trả lời
Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng, cục đá sẽ dần dần tan chảy thành nước.
Câu 3. Quan sát hình 10.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b).
Trả lời
- Khi chuyển sang mùa hè, nước chảy rất mạnh.
- Khi chuyển sang mùa đông, nước bị đóng băng.
- Nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
Câu 1: Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ.
Trả lời
Giống nhau: Đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng.
Khác nhau:
- Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí
- Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng
Câu 2: Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.
Trả lời
Điểm giống nhau: Đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Điểm khác nhau:
- Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Xảy ra chậm, khó quan sát.
- Sự sôi: chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng. Xảy ra nhanh, dễ quan sát.
Câu hỏi: Tóm tắt quá trình chuyển thể của chất
Trả lời:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
Sựchuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
-Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về các quá trình này nhé!
Sự chuyển thể của các chấtđược biết đến như những hiện tượng vật lý. Nó cũng chính là những hiện tượng xảy ra gần gũi trong cuộc sống. Có thể kể đến quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí của các chất gọi là sự bay hơi.
1. Sự nóng chảy
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chấtgọi là sự nóng chảy.
- Quá trình nóng chảy sẽ xảy ra khi mà nội năng của các chất rắn được tăng lên. Có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt hoặc do áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn cho đến nhiệt độ nóng chảy.
- Ở nhiệt độ đạt đến ngưỡng nóng chảy, các trật tự của ion hoặc là phân cực bên trong chất rắn sẽ bị giảm xuống, tạo thành một trạng thái kém trật tự hơn. Và do đó dần dần, chất rắn tan và trở thành chất lỏng. Khi tìm hiểu vềsự nóng chảy, sự đông đặc, các em sẽ thấy rõ sự trái ngược rõ ràng.
- Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
a. Đặc điểm
- Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.
- Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc.
- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
b. Nhiệt nóng chảy
- Nhiệt lượngQ cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy
Q = λ.m
- Vớiλlà nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị làJ/kg
c. Ứng dụng
- Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép
- Ví dụ:
+ Nước đá bị tan khi để ngoài trời nóng
+ Đúc tượng đồng
+ Thắp nến sáp
+ Làm đồ trang sức vàng- bạc
+ Làm đồ mỹ nghệ kim loại
- Một số ứng dụng của sự đông đặc:
+ Làm nước đá
2. Sự bay hơi
a. Đặc điểm
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi
- Bay hơihaybốc hơilà một dạng hóa hơi củachất lỏngtrên bề mặt một chất lỏng. Một dạng hóa hơi khác là đunsôi, loại này thường xảy ra trên toàn bộ khối lượng chất lỏng.
- Bình thường, các phân tử trong một cốc nước không có đủ nhiệt năng để thoát khỏi chất lỏng. Nhưng khi có đủ nhiệt độ, chất lỏng sẽ nhanh chóng chuyển thành dạng hơi (xemđiểm sôi). Khi các phân tử va chạm với nhau, chúng chuyển hóa năng lượng cho nhau ở nhiều mức độ đa dạng, phụ thuộc vào cách các phân tử va chạm vào nhau. Đôi khi, sự chuyển hóa này là một chiều đối với những phân tử gần bề mặt, cuối cùng nó sẽ tích tụ đủ năng lượng để bay hơi.
- Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
b. Hơi khô và hơi bão hoà
Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín
- Khi tốc độ bay hơilớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô.
- Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà. Áp suất hơi bảo hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
c. Ứng dụng
- Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển.
- Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
- Sự bay hơi của amôniac, frêôn… được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh.
- Ví dụ:
+ Ứng dụng công nghiệp của sự bay hơi bao gồm nhiều quá trìnhin ấnvàsơn phủ; phục hồi muối từ các dung dịch và làm khô nhiều loại vật liệu như gỗ, giấy, vải vàhóa chất.
+ Khiquần áođược phơi, mặc dù nhiệt độ môi trường thấp hơn điểm sôi của nước, nước vẫn bay hơi. Điều này xảy ra nhanh hơn bởi các yếu tố nhưđộ ẩmthấp,nhiệt năng(từ ánh nắng mặt trời), vàgió. Trongmáy sấy quần áo, không khí nóng thổi qua quần áo, cho phép nước bốc hơi rất nhanh.
+ Matki / Matka, một loại thùng chứa truyền thống làm bằngđất sétxốp ở Ấn Độ được sử dụng để lưu trữ và làm mát nước và các chất lỏng khác.Tương tự như botijo ở Tây Ban Nha.
+ Hệ thống bay hơi làm mát, có thể làm mát đáng kể một tòa nhà đơn giản bằng cách thổi không khí khô qua một bộ lọc với nước.
3. Sự sôi
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
a. Đặc điểm
- Ở áp suất chuẩn, mỗi chất sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí (hơi) trên bề mặt chất lỏng. Áp suất này càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại.
b. Nhiệt hoá hơi
Nhiệt lượngQcần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi
Q = L.m
VớiL là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị làJ/kg
Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi một kg chất đó ở nhiệt độ sôi.
c. Ứng dụng:
Để đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là ta phải ăn chín uống sôi vì tới nhiệt độ sôi của nước ở 100oC làm chín thức ăn và tiêu diệt được đa số vì trùng có hại cho cơ thể con người
Ví dụ :
- Uống sôi là phải đun nước sôi mới uống
- Nấu canh, nấu cơm, nấu canh, luộc rau ..vv đều phải đun sôi làm chín thức ăn đảm bảo sức khoẻ cho con người.
Từ khóa » Sự Chuyển Thể Của Chất Không Bao Gồm Quá Trình Nào Sau đây
-
Sự Chuyển Thể Của Chất Không Bao Gồm Quá Trình Nào Sau đây? A ...
-
9 Câu Trắc Nghiệm Sự Chuyển Thể Của Các Chất Cực Hay Có đáp án
-
Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Bài 38: Sự Chuyển Thể Của Các Chất
-
Trắc Nghiệm Khoa Học Tự Nhiên 6 Bài 6 (có đáp án) - Haylamdo
-
Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Bài 38: Sự Chuyển Thể Của Các Chất | Tech12h
-
[Cánh Diều] Trắc Nghiệm KHTN 6 Bài 6: Tính Chất Và Sự Chuyển Thể ...
-
Bài 10 Các Thể Của Chất Và Sự Chuyển Thể - KHTN Lớp 6 - Kết Nối Tri ...
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Bài 38: Sự Chuyển Thể Của Các Chất ...
-
Sự Chuyển Thể Nào Sau đây Xảy Ra Tại Nhiệt độ Xác định?
-
Các Thể Của Chất Và Sự Chuyển Thể KHTN 6 Kết Nối Tri Thức
-
Khoa Học Tự Nhiên 6 Cánh Diều Bài 6: Tính Chất Và Sự Chuyển Thể ...
-
Tóm Tắt Quá Trình Chuyển Thể Của Chất Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
[Cánh Diều] Trắc Nghiệm Khoa Học Tự Nhiên 6 Bài 6 Có đáp án
-
15 Câu Bài Tập Sự Chuyển Thể Của Các Chất Cực Hay Có Lời Giải