SỰ ĐỜI NHƯ CÁI LÁ ĐA… - Bac Si Nguyen Xuan Quang's Blog
Có thể bạn quan tâm
(*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài).
SỰ ĐỜI NHƯ CÁI LÁ ĐA…
Nguyễn Xuân Quang.
Việt ngữ có từ lá đa chỉ bộ phận sinh dục nữ, âm vật như thấy qua câu ca dao:
Sáng giăng (trăng) em tưởng tối giời (trời) Em ngồi em để cái sự đời em ra. Sự đời như cái lá đa, Đen như mõm chó, chém cha sự đời!
Lá đa là một tiếng lóng (slang)? Một phương ngữ (dialect)? hay là một từ ngôn ngữ đích thực (a true language word)? Lá đa có nguồn gốc, căn cội tối cổ và thiêng liêng? Tại sao bộ phận sinh dục nữ lại gọi là lá đa? Về hình dạng bộ phận sinh dục nữ giống lá đa? Ý nghĩa gốc của lá đa liên hệ như thế nào với bộ phận sinh dục nữ? …
. Lá Biểu Tượng Cho Âm Vật.
Trước hết lá là biểu tượng cho âm vật.
Qua các bài viết về vũ trụ tạo sinh, ta đã biết nòng nọc (âm dương), nường nõ sinh ra vũ trụ, tam thế biểu tượng bằng Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Cây này sinh ra con người nguyên khởi, đầu tiên của nhân loại. Nhìn dưới dạng lưỡng cực nòng nọc (âm dương) đề huề, cây này có lưỡng tính phái sinh ra đấng tạo hóa, con người nguyên khởi cũng có lưỡng tính phái, ái nam ái nữ ví dụ nư Thần Nông-Viêm Đế nhất thể, thần Brahma Ấn giáo nhất thể, thần Ra Ai Cập cổ nhất thể, lưỡng tính phái… Theo duy âm cây này sinh ra Mẹ Tổ Loài Người, Mẹ Đời. Theo duy dương cây này sinh ra Cha Tổ Loài Người, Cha Đời.
Cây này dưới dạng nhất thể lưỡng tính phái có quả, hạt, cành, thân biểu tượng cho dương vật còn lá và hoa biểu tượng cho âm vật.
Quả, hạt, cành, thân, củ biểu cho tượng bộ phận sinh dục nam như qui đầu Tây phương gọi là glans, hạt dẻ rừng; cành biểu tượng cho dương vật (cành biến âm với Hán Việt can, Pháp ngữ canne, Anh ngữ cane, gậy, nọc, nõ, cọc). Cành là cọc, là cược, cặc]; củ cũng có một khuôn mặt biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam thấy qua từ củ cặc, củ buồi…
Còn hoa và lá chỉ âm vật như:
a. Hoa
Hoa chỉ bộ phận sinh dục nữ, phái nữ.
.Hoa sen
Trong Ấn giáo, hoa sen biểu tượng cho âm vật, thường được nhân cách hóa là Nữ Thần Padma (Hoa Sen). Hoa sen là Mẹ Thiên Nhiên.
Nữ Thần Thiên Nhiên Lajjagauri có mặt và âm vật hình hoa sen.
Phật giáo Mật Tông (Tantrism), hoa sen cũng biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ, thấy rõ qua có câu cầu nguyện cột trụ thiêng liêng là Om Mani Padme Hum. Câu nàycó nghĩa là Hạt Ngọc (Jewel, biểu tượng nọc, dương, qui đầu) trong Hoa Sen (nòng, nữ, âm vật) có một nghĩa nghĩa giao hợp với nhau: dương vật trong âm đạo, Thần Nam trong Thần Nữ… nòng nọc (âm dương) giao hòa sinh ra tất cả.
Hoa sen biểu tượng âm vật cũng thấy qua chùy kim cương (vajra). Chùy kim cương nhìn chung là dóng sấm, thân là nọc, dương, lửa, chớp bộ phận sinh dục nam và đầu chùy hình hoa sen biểu tượng cho nòng, nữa, âm, nước, âm đạo… (Một Ngày An Bình Với Đức Dalai Lama).
Mặt trời hoa sen biểu tượng cho nữ thần mặt trời, dòng mặt trời, nữ vương ví dụ mặt trời hoa sen biểu tượng của Trưng Nữ Vương như thấy ở Đền Hai Bà Trưng Đồng Nhân, Hà Nội:
Đền Hai Bà Trưng Đồng Nhân, Hà Nội (nguồn: vietlandmarks.com).
Như đã biết Bà Trưng dòng dõi Hùng Vương, Vua Mặt Trời: ‘Bà Trưng Quê ở Châu Phong’, đất tổ của Hùng Vương, thủ đô Văn Lang của Hùng Vương. Hai Bà đóng đô ở Mê Linh. Mê Linh là chim Mơ Linh, Mơ Lang, chim Lang, dòng chim Cắt mũ sừng, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế Viêm Việt. Bà Trưng di duệ thần mặt trời Viêm Đế, Hùng Vương Mặt Trời nên có biểu tượng mặt trời hoa sen.
.Hoa Súng (Lily).
Hoa súng họ hàng với hoa sen.
Hoa súng biểu tượng Thần Nữ Tạo Hóa Lilith Sumero-Babylone. Hoa lily là bộ phận sinh dục thần kỳ của nữ thần. Hoa Lily thường biểu trưng khuôn mặt trinh tiết của Tam Thần Nữ (Triple Goddess). Các nữ thần Ai Cập cổ cầm quyền trượng hình hoa súng.
Nữ thần Isis cầm quyền trượng hoa súng, hoa sen.
Quyền trượng có hình cốc có chân chalice hình chữ Y có một nghĩa là yoni.
….
b. Lá
Tổng quát lá biểu tượng phái nữ, âm vật.
.Lá biểu tượng phái nữ.
Tổng quát là có một khuôn mặt biểu tượng cho phái nữ như thấy qua Truyện Trầu Cau.
Nàng Xuân Phù khi chết biến thành dây trầu. Lang Sinh chết biên thành cây Nang (cau), Hán Việt cau là Binh Lang, cau (L: Lang là dạng dương của N: Nang, Tiếng Việt Huyền Diệu). Tân Sinh chết biến thành tảng đá vôi. Tân biến âm với Tảng. Tân có Ta- biến âm với Đá.
Ta thấy rõ lá biểu tượng phái nữ. Lá trầu cũng có hình dáng giống lá đa.
.Lá biểu tượng âm vật.
Ví dụ thấy qua Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) của Thiên Chúa giáo ở Vườn Địa Đàng:
Adam và Eva nắm Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Cây ở hình này là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) do nòng nọc (âm dương) sinh ra. Ta thấy rõ thân cây là nọc, nõ và phần trên cây hình dạng lá có lông mang hình ảnh nường, yoni: .
Các hình dạng của Yoni (nguồn: pinterest.com).
Thường thì bà Eva và Adam che bằng lá nho, một loại cây leo phổ thông ở phương Tây. Ở đây Eva che lá giống lá đa còn Adam che bằng thứ lá gì không rõ.
Lưu ý con rắn và thân cây mang hình ảnh biểu tượng Caduceus của Y học Tây phương. Như thế Y học Tây phương cũng dựa trên nòng nọc (âm dương) sinh tử (xem Biểu Tượng Y Học).
Như vậy lá tổng quát biểu tượng cho phái nữ, bộ phận sinh dục nữ.
.Một vài loại lá đặc biệt có hình dạng bộ phận sinh dục nữ.
Lá vông.
Ca dao có câu: Lồn lá vông, chồng trông chồng chạy. Lồn lá vông là lồn bầu bầu rất to (xem dưới). Lá vông trông giống lá đa.
Lá vông cũng biểu tượng cho phái nữ thấy qua câu tục ngữ: Cha gậy tre, Mẹ gậy vông. Cha chết con trưởng chống gậy tre, mẹ chết chống gậy vông.
.Lá mít.
Lồn là mít, đít lồng bàn, ám chỉ tướng phụ nữ đa dâm.
Lá mít trông giống lá yoni ở Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) ở Vườn Địa Đàng nói ở trên.
.Lá mơ lông.
Lá mơ có lông mang hình ảnh lá lông yoni ở cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) ở Vườn Địa Đàng nói ở trên.
.’Lồn lá tre’:
‘Thứ lồn xa hẹp bề ngang, để gác con quay kéo vải’ (Lê Văn Đức, Việt Nam Tự Điển). Lồn xa là một thứ dụng cụ khung cửi.
.’Lồn lá vông’:
Thứ lồn xa bầu bầu, để gác con quay kéo vải’ (Lê Văn Đức, Việt Nam Tự Điển).
.Lá đa.
Chủ đề chính của bài viết này là lá đa.
Như thế lá đa tổng quát là một thứ lá nên biểu tượng cho âm vật là chuyện tất nhiên.
Âm vật gọi là Lá Đa vì âm vật về cơ thể học trông giống lá đa?
.Cơ Thể Học.
Hình dạng bên ngoài của âm vật thay đổi theo góc nhìn tùy vào thành phần cấu tạo cơ thể học như lỗ, hai môi lớn (labia majora)… nên có nhiều dạng vì thế lá đa cũng có nhiều dạng diễn tả tùy theo cơ thể học. Ở đây giới hạn chỉ nói chính yếu tới phần bên ngoài âm vật có hình lá đa, còn các phần khác coi là phụ mà thôi.
a. Âm hộ hình lá đa.
Âm hộ có hình lá đa thấy rõ nhất qua vật che âm hộ bằng bạc có hình yoni hay lá đa của một bé gái Ấn Độ.
India – Andhra Pradesh/Telegu girl wearing a silver cache-sexe plate, modesty plate, in the shape of a yoni or leaf of the sacred fit tree (Ấn Độ-Andhra Pradesh/bé gái Telegu mặc một miếng bạc che bộ giống, đơn giản chỉ là miếng che, hình âm hộ hay lá da) (nguồn: pinterest, tác giả cắt bỏ phần trên vì tôn trọng luật về trẻ em).
b. Lỗ cửa mình hình lá đa.
Cửa mình hay âm hộ là lỗ sinh dục nữ. Cửa mình khi mở rộng ra mang tính sinh tạo (như lúc sắp sanh con) như thấy ở hình chỏm cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) ở Vườn Địa Đàng ở trên có hình lá. Lỗ cửa mình hình lá đa thấy rõ qua gốm Moche, Peru:
Gốm Moche mang hình ảnh Mẹ Sinh Tạo Nguyên Khởi, Mẹ Đời sinh ra từ trứng vũ trụ, Bảo Tàng Viện Larco, Lima, Peru (ảnh của tác giả).
Âm hộ có hình lá đa thấy rõ hơn:
Gốm Moche với cửa mình hình lá đa.
Ở dạng sinh đẻ, sinh tạo:
c. Hình lá đa hai thùy âm tròn đầu.
Lá đa hình hai thùy âm tròn đầu diễn tả chính yếu dựa vào hai môi lớn (labia majora).
‘kini’ hình yoni lá đa hai thùy âm bằng kim cương đắt giá nhất thế giới (nguồn: internet, cắt xén bớt phần người bên trên).
Dạng này giống hình con bướm vì thế mà Việt ngữ có từ bướm chỉ bộ phận sinh dục nữ. ‘Bướm đồng sờ tới thì bay, Bướm nhà sờ tới, lăn quay ra giường’ (ca dao).
d. Hình lá đa hai thùy dương nhọn đầu.
Hình lá đa hai thùy dương nhọn đầu ngành nọc âm thái dương.
https://tamilandvedas.com/tag/lingam-yoni-in-indus/
Biểu tượng Mật Tông yoni-lingam (nguồn: http://shaktirising.tripod.com).
e. Hình lá đa ba thùy âm tròn đầu.
Dạng này dựa theo toàn diện bên ngoài âm vật của nhánh nòng âm khi dương hóa sẽ thành tam giác ngược (xem dưới).
Ví dụ đầu quyền trượng nấm linh chi bất tử của Trung Quốc có khi diễn tả bằng hình ba thùy âm đầu nét tròn dạng lá da ba thùy:
Biểu tượng nấm linh chi. Đầu nấm hình ba thùy âm đầu nét tròn ở Tòa Nhà 101, Đài Bắc, Đài Loan (Alton Thompson– http://en.wikipedia.org/wiki/Image:101.ruyi.altonthompson.jpg).
Ta thấy rõ đầu nấm do ba nòng OOO chuyển động mở ra thành hình lá đa ba thùy. Hình móc cong, móc nước xác thực tính âm, nước không gian Khôn âm, nữ. Thân nấm hình nọc que mang tính nọc lửa thái dương Càn tương đương với ba nọc que chập lại. Ta có lưỡng hợp đầu nấm Khôn lưỡng hợp với thân nấm Càn. Đây là một dạng ‘ba que xỏ lá’. Gậy biểu nấm linh chi diễn tả nõ nường, nọc nòng (dương âm), càn khôn thấy rõ qua dạng nõ nường:
Quyền trượng nấm chi linh nõ nường biểu tượng cho bất tử.
Nấm linh chi nõ nường có thân hình nõ có qui đầu có hình tam giác và đầu nấm hình lá đa nòng, nường ba thùy âm.
Nường, nõ, nòng nọc (âm dương), Khôn Càn là nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh bao gồm cả hằng cửu, vĩnh cửu vì thế mà gậy nấm linh chi mới có nghĩa biểu tượng cho bất tử.
Càn Khôn là nọc nòng, nõ nường cho thấy đầu nấm ba thùy âm Khôn chuyển động có một khuôn mặt nường (âm vật) lá đa ba thùy âm.
Hình lá đa ba thùy âm thấy ở háng một tượng Phật Bà:
Hình lá đa ba thùy ở háng một tượng Phật Bà (kỷ vật của tác giả).
Phật Bà có một khuôn mặt là Mẹ Nhân Loại ứng với cực âm Khôn OOO trong Khôn Càn, Vũ Trụ nên có lá đa bình ba thùy âm do ba nòng OOO chuyển động mở ra (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Từ Nòng Ba Vòng Tròn).
f. Hình ba thùy dương nhọn đầu.
Lá đa ba thùy dương nhọn đầu. Thùy giữa có đầu nhọn nọc mũi mác ^ mang tính thái dương, ngành thái dương. Ví dụ thấy ở một gậy nấm linh chi:
Cây gậy ngọc thạch nấm linh chi bất tử Trung Quốc (nguồn: treasure.chinesecio.com).
g. Tam giác ngược.
Hình lá đa ba thùy dương dương hóa cực đại thành hình tam giác ngược cũng có một khuôn mặt biểu tượng âm vật.
Ví dụ:
-Tranh dân gian Việt Nam.
Tranh dân gian Việt Nam (sưu tập của Oger).
Trên tường Nhà Hàng Đồng có ‘graffiti’ hình âm hộ hình tam giác đi cùng theo hàng chữ nôm “Đéo mẹ cha đứa nào ở trong cái nhà này”. Ở đây âm hộ diễn tả theo hình tam giác thuận có đỉnh chỉ thiên, đúng ra phải là tam giác nghịch. Tại sao? Vì người vẽ có thể là dân vô học, vô giáo dục, mất dậy nên không hiểu ngữ pháp chữ nòng nọc vòng tròn-que. Tuy nhiên viết được câu chữ nôm thì thật ra cũng không phải là dân hoàn toàn vô học. Kẻ này vẽ hình tam giác thuận cho ăn khớp với cái ‘khu đĩ’, ‘lồn mèo’ hình tam giác thuận ở đầu hồi mái nhà (xem dưới).
-Khu đĩ, lồn mèo.
Khu đĩ, lồn mèo chỉ phần hình tam giác nơi hai mái nhà chụm lại. ‘Lồn mèo: Đầu hồi, góc chụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau: Dán bùa lồn mèo’ (Lê Văn Đức, Việt Nam Tự Điển).
Ở đây khu đĩ, lồn mèo có hình tam giác thuận rất chí lý! Hãy tưởng tượng có một ‘con đĩ’ nằm ôm sống nóc nhà, hai chân xoạc ra gác xuôi xuống triền dốc hai mái nhà, ở tư thế nằm chổng khu lên trời, ở tư thế ‘chổng mông mà gào’ ở đầu hồi nhà. Đứng từ dưới đất nhìn lên, khu đĩ có hình tam giác thuận, đúng trăm phần trăm!
Vì là tam giác khu đĩ nên đây là chỗ ‘của quí’ và thiêng liêng của nhà vì thế mới là nơi dán các bùa ngải như ‘dán bùa lồn mèo’, treo các biểu tượng tín ngưỡng thiêng liêng ví dụ như ở các đền, điện, lâu đài Nhật Bản thường trang trí bằng hình mặt trời hoa cúc, biểu tượng của thái dương thần nữ Amaterasu.
Khu đĩ, lồn mèo, lâu đài Osaka (ảnh của tác giả).
Rất chí lý! Như đã nói ở trên, hoa có một khuôn mặt biểu tượng cho nữ, âm vật, như vừa nói hoa cúc biểu tượng của thái dương thần nữ Amaterasu.
-Yoni ở đền Sukuh, đông Java, Indonesia.
Yoni ở đền Sukuh, đông Java, Indonesia ở dạng tam giác ngược.
Yoni ở đền Sukuh, Indonesia (nguồn: en.wikipedia).
-Cái quạt.
Cái quạt giấy phụ nữ thường dùng làm vật trang sức khi mở ra có hình tam giác nên có một khuôn mặt biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ. Ở Việt Nam: “Vành ra ba góc da còn méo…” (Hồ Xuân Hương, Vịnh Cái Quạt). Ba góc là tam giác! Ở Phương Tây: tại Puerto Rico, quạt hình tam giác ngược được dùng làm bảng hiệu phòng vệ sinh nữ:
Quạt hình tam giác ngược được dùng làm bảng hiệu phòng vệ sinh nữ (ảnh của tác giả).
-Các đấng tạo hóa, sinh tạo ngành nọc âm thái dương.
.Nữ thần Mẹ, Mẹ Tổ, Mẹ Nguyên Khởi của loài người, Nữ Thần Mắn Sinh.
Ví dụ:
Mẹ Tổ Âu Cơ có quần ‘một mảnh’ hình tam giác với nghĩa ẩn dụ.
Quần “monokini’ tam giác của Mẹ Tổ Âu Cơ (gạch nung thời Lê Trung Hưng như đã dẫn).
.Nữ thần Mắn Sinh (Fertility Goddess).
Nữ thần mắn sinh Asherah có nhiều tên tùy ở vùng địa lý được thờ phượng như Astarte, Ashtoreth, Atargatis, Athirat, Venus, Isis, Juno, Ishtar, Aphrodite, Hadad vân vân… bộ phận sinh dục của nữ thần được diễn tả bằng hình tam giác ngược cường điệu.
Nữ thần mắn sinh Ashera có bộ phận sinh dục nữ diễn tả bằng hình tam giác ngược cường điệu (nguồn: watchmanscry.com).
…..
Như thế bề ngoài âm vật có hình lá đa. So sánh âm vật với lá đa là chí lý.
.Truyền Thuyết.
Trong truyền thuyết của nhiều nền văn hóa có Cây Đời Sống, Cây Tạo Hóa. Nhìn theo nòng nọc (âm dương), theo duy âm là Cây Đời Cái và và theo duy dương là Cây Đời Đực.
-Mường Việt: Cây Đa, Cây Si là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Câu ‘Sự Đời như cái Lá Đa’ cho thấy Đời Sống ruột thịt với Lá Đa. Cây Đa là Đời Sống. Theo xã hội mẫu quyền nguyên thủy Việt Nam, Cây đa là Mẹ Đời nguyên tạo. Lá đa là lá đời sinh tạo, là âm vật.
Cây đa là một biểu tượng thiêng liêng của làng xã Việt Nam. Cây đa thường đi đôi với đình, miễu, đền, chùa. Bên cạnh đình bao giờ cũng có cây đa:
Cây đa rụng lá sân đình,
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.
Bên cạnh chùa cũng thường có cây đa như thấy qua câu:
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa lại quét lá đa.
Hiển nhiên cây đa là một loại cây thờ, cây thiêng liêng, cây mang biểu tượng tín ngưỡng.
Từ thời thái cổ chúng ta đã có tục thờ cây cối. Nhìn chung sự thờ phượng cây cổ thụ thấy trong nhiều tôn giáo cổ ở nhiều nơi trên thế giới, dĩ nhiên trong đó có cả Đông Nam Á. Sự thờ phượng cây cổ thụ trong đó cây đa là hình bóng tiêu biểu bắt nguồn từ thời thái cổ thấy trong thần giáo (pagan), vũ trụ giáo, vũ trụ tạo sinh. Theo vũ trụ luận, âm dương giao hòa, tứ tượng chuyển hành, vận hành tạo ra vũ trụ tam thế muôn loài và sự sống. Vũ trụ tam thế được biểu tượng bằng một cái cây gọi là Cây đời (Tree of life) hay Cây vũ trụ (Cosmic tree).
-Cây Đa là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) của Việt Nam.
Cây đa là Cây Đời Sống thấy rõ trong truyền thuyết “Xuống Mường” của người Thái ở Nghệ An. Cây đa là cây vũ trụ, rễ lan ra đến đâu, đất mọc ra tới đó, trên đất lại có con người và muông thú cùng hiện ra và trong truyền thuyết vũ trụ tạo sinh “Đẻ Đất Đẻ Nước (tức Mẹ Đất Mẹ Nước) của người Mường thì “thuở trời đất còn dính liền với nhau làm một chỉ có một cây si… sau một tiếng nổ lớn tách ra có trời có đất… Mỗi róng cây si sinh ra vạn vật trong vũ trụ như trăng sao, các loài vật, có chim chóc, có róng sinh ra từng mường, từng bản. Sau cùng thân cây si sinh ra mụ Dạ Dần. Mụ Dạ Dần sinh ra chim Ây cái Ứa ”. Cây si là loại cây họ hàng ruột thịt với cây đa, chính là Cây đời, Cây vũ trụ. Si có nghĩa là gì? Theo s=k như ta có si = ki (cây). Cây Si là Cây. Si là cây tổ của loài cây, là cây tổ sinh ra vũ trụ, muôn sinh tức là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Cây Si sinh ra Dạ Dần là người đàn bà đầu tiên của vũ trụ muôn loài, là Mẹ tạo sinh nguyên khởi sinh ra muôn loài, trong đó có loài người (Mường ngữ Dạ chỉ người đàn bà đã sanh đẻ, mẹ, Dần là người, biến âm với Hán Việt Dân, Nhân, người. Dạ Dần = Mẹ Người)…
-Văn Minh Thung Lũng Sông Ấn (Indus Valley): Cây Đa là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Truyền thuyết cây đa, cây si là Mẹ Đời, Thần Mẫu cũng thấy trong nền văn minh Indus Valley: “This tree, The Sacred Peepal tree, Ficus religiosa, appears to have been associated with the Mother Goddess in the Indus Valley civilization” (Cây đa tỏ ra có liên hệ với Thần Mẫu trong nền văn minh Thung Lũng Indus) (xem dưới).
Như thế cây đa là Cây Đời nên lá đa là lá đời. Cây đa là Cây đời, Cây Sinh Tạo nên Lá đa là lá sinh tạo, lá sinh đẻ.
-Ấn Độ giáo: Cây Đa.
Thần nữ Chamunda đôi khi được nhận diện với nữ thần Parvati, Chandi hay Durga. Thần thường được hình dung là cây đa.
Như thế cây đa là Cây đời, Cây Sinh Tạo nên Lá đa là lá sinh tạo, lá sinh đẻ.
. Khảo Cổ Học.
Thờ bái nõ nường là một tín ngưỡng tối cổ của nhân loại.
-Văn Minh Thung Lũng Sông Ấn (Indus Valley).
Trong các cổ vật khai quật được ở Mohenjo-Daro của nền Văn Minh Thung Lũng Sông Ấn (3300–1300 TDL) có rất nhiều tảng đá, cục đá thần Baetyl (Baetylic stones, giống như các tảng đá thần thấy ở Petra, Jordan) hình yoni và linga:
‘Sex Worship’ in Indus Valley
(https://tamilandvedas.com/tag/lingam-yoni-in-indus/).
Trong đó có yoni hình lá.
Yoni hình lá đa.
Như đã biết người cổ ở Thung Lũng Sông Indus thờ mẹ tổ sinh ra từ cây đa. Nên yoni hình lá này nghiêng nhiều về phía lá đa.
Đây là bằng chứng kiên cố và hùng hồn người cổ Thung Lũng Sông Ấn thờ cây Đa sinh ra Mẹ Tổ loài người và thờ yoni hình lá đa cách đây đã hơn 5.000 năm. Lá Đa là lá Đời đúng như câu ca dao của Việt Nam ‘Sự Đời như cái lá Đa’.
Các khảo cổ vật thờ yoni hình lá đa ăn khớp trăm phần trăm với truyền thuyết cây đa là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) liên hệ với Mẹ Đời, Thần Mẫu thấy trong nền văn minh Indus Valley như đã nói ở trên.
-Gốm Moche, Peru.
Đã nói ở trên.
.Ngôn Ngữ Học.
Miền Bắc gọi là cây đa trong khi Trung Nam gọi là cây da.
Đa và da biến âm ruột thịt với nhau. Ta có d=đ như dằng dẵng = đằng đẵng, dẩy = đẩy, dỏm = đỏm, da da = đa đa. . . giữa Việt và Hán Việt dao = đao; dải = đai; dột = đột (thủng)… Như thế đa và da cùng một gốc chữ chỉ khác âm đ và d theo giống phái, theo tính nòng nọc (âm dương).
Đa là gì?
Theo duy dương, đa có nghĩa là lửa, mặt trời. Các tổ phụ, dòng dõi mặt trời Mường Việt cổ gọi là đa, đá như Đa Cần, Đá Cần, Đá Cài, bánh đa là bánh mặt trời, gò đống Đa là gò Đống Lửa, Đống Mặt trời (trong khi Đống Lã là “Đống Nước”)… Ai Cập ngữ Ra (biến âm với da, đa) là thần mặt trời sinh tạo, đấng tạo hóa; Ả Rập nữ zalgb, to burn (đốt cháy); Do Thái ngữ zaalg aap-aa, ‘raging heat’, nóng phát cuồng; Thái ngữ daed, nắng, trời, daeng, đỏ (daeng mo: dưa đỏ, dưa hấu); Anh, Pháp Mỹ date, ngày, Anh ngữ ‘day’, ngày, một ngày là một mặt trời; Phạn ngữ “dagh” , “dah”, “dac-““das”là thắp sáng, đốt, liên hệ với lửa, mặt trời, raja trời (sky) . . . Cây đa mang tính dương, thái dương, lửa.
Cây Đa, Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) của Việt Nam có một khuôn mặt nữ, dân gian Việt Nam gọi là Mụ Đa.
Mặt mày đỏ thắm,
Mụ vải, mụ đa…
(ca dao).
Mụ đa mặt mày đỏ thắm mang dương tính thuộc ngành đỏ, tỏ, mặt trời thái dương.
Với nghĩa đa là lửa, mặt trời thì cây đa mang tính lửa, dương nhánh nọc âm thái dương. Như thế mụ đa là nàng lửa, nàng mặt trời ứng với Nàng Lửa, Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ thuộc ngành mặt trời thái dương.
Người Bắc gọi là cây đa là ngả về nghĩa duy dương với nghĩa nghiêng về nhánh lửa, mặt trời, Chim, Tiên Mẹ Tổ Âu Cơ.
Trung Nam gọi là da.
Da có một nghĩa da (skin) là túi bao bọc thân người. Thái ngữ da là nang. Việt ngữ nang cũng có nghĩa là túi bọc như bướu nang (cyst) là bướu bọc. Bầu trời là bao, bọc trời, túi trời nên ta cũng nói là trời có da: da trời mầu lam, mầu xanh da trời. Da là bao, bọc cũng thấy rõ qua Hán Việt bì là da. Bì có một nghĩa là bao bọc ví dụ cân trừ bì là cân trừ bao, trừ bọc. Bì là bầu có nghĩa đen là bào, bao bọc.
Da biến âm với dạ cũng có nghĩa là bọc, túi ví dụ dạ con là bọc, túi đựng con. Da, dạ ruột thịt với gốc Phạn ngữ gar-, dạ, túi bọc như garbha, the womb, dạ con, với gốc gastro-, dạ dầy, túi đẫy đựng thức ăn. Gốc gar- = Phạn ngữ ja-, là dạ, đẻ ví dụ saroja là “đẻ dưới nước” chỉ hoa sen. Saroja có sa- ruột thịt với sa (sương), với sả có nghĩa là nước, liên hệ tới nước ví dụ cỏ sả (lemon grass) là “cỏ nước”. Cỏ dùng nấu nước làm trà uống hay gội đầu, tắm rửa nên gọi là cỏ sả; chim sả là chim liên hệ với nước, chim bói cá, thằng chài: “nào hố bẫy hươu nai, lưới dò chim sả” (Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo).
Ja = dạ, đẻ (như chuyển dạ là chuyển bụng đẻ; con dạ là con đẻ đã nhiều lần khác với con so).
Người Mường gọi mẹ, người đàn bà có con là dạ như Dạ Dần đã nói ở trên. Da, dạ, bọc túi là nang. Nang biến âm với nàng, nường, nương, nái, nạ… (Tiếng Việt Huyền Diệu).
Lá da là lá bọc, lá túi, lá nang, lá nàng, lá nường, lá dạ, lá đẻ… Như thế cây da là cây đời với nghĩa nghiêng về duy âm, thái âm, thuần âm, nước, không gian.
Đa và da cùng là tên gọi Cây Đời Sống (Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế) nhưng theo tính âm dương khác nhau.
Lưu Ý
Xin nhắc lại trong ngôn ngữ Việt cũng có giống phái đực cái, nói rộng ra hơn có tính nòng nọc (âm dương) của dịch như thấy qua đa và da ở đây có hai khuôn mặt nòng nọc (âm dương), đực cái.
Ngoài ra, hai từ đa/da cũng cho ta thấy có dấu tích hai dòng ngôn ngữ dương âm Bắc Nam.
Người miền Bắc dùng từ đa liên hệ với lửa, mặt trời, thái dương, nọc nhánh nọc âm thái dương, phía nhánh lửa, núi Chim Tiên Âu Cơ nghiêng nhiều về tộc ngôn ngữ Nam Á của Mường Việt. Trong khi miền Trung Nam dùng từ da, bao, bọc, âm, nòng liên hệ với nhánh nước, biển Rồng Lạc Long Quân nghiêng nhiều về tộc ngôn ngữ Nam Đảo (trong đó có Chăm ngữ). Ngôn ngữ Việt cũng mang tính nòng nọc (âm dương) Rồng và Tiên (xem chương Giống Đực Giống Cái Trong Việt Ngữ).
Xin lưu tâm là lá đa, lá da chỉ bộ phận sinh dục nữ nhưng đa trong ngôn ngữ miền Bắc mang tính dương của dòng nòng thái dương trong ngôn ngữ miền Trung Nam, da mang tính âm của dòng nòng thái âm.
Với nghĩa ngữ đa và da chỉ âm vật cũng ăn khớp hình lá đa ba thùy dương (ứng với đa) và lá đa ba thùy âm (ứng với da).
Như thế lá đa với nghĩa bộ phận sinh dục nữ thuộc nhánh lửa, thái dương ngành nòng âm ứng với Nàng Lửa, thái dương Thần Nữ Âu Cơ. Trong khi lá da với nghĩa bộ phận sinh dục nữ thuộc nhánh nước, âm thái âm ứng với Vụ Tiên.
.Lá Đa và Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.
Cây đa là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ thuyết. Lá đa cũng vậy (nhưng ở ngành nòng âm) nên lá đa/da liên hệ với chữ nòng nọc vòng tròn-que.
Để vắn gọn ta hãy duyệt nghĩa của đa/da lướt qua qui trình vũ trụ tạo sinh:
-Hư vô.
.Đa biến âm với da, dạ là bọc, túi có một khuôn mặt biểu tượng hư vô.
-Lưỡng nghi.
.Cực âm
Lá đa với nghĩa nòng O âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ.
Các vị thần nữ, thần mẹ sinh tạo, mắn sinh, nữ thần nhục tình của Ấn giáo cũng thường diễn tả ở trong lá đa như vị thần nữ nguyên tạo Durga thấy ở Tháp Bà Thiên Y A Na, Po Nagar (Poh Yang Inư Nagar hay Po Ino Nogor), Nha Trang:
Nữ thần Durga, tháp Bà Nha Trang trong khuôn hình lá đa.
Thần nữ Durga cũng có một khuôn mặt là Mẹ Đời, Mẹ Tạo Hóa nguyên tạo sinh ra loài người tương đương với Dạ Dần sinh ra từ cây si.
Các thần nữ mây mưa Apsara cũng vậy.
Phù điêu apsara (nguồn: Buddhadecor.blogspot.com).
Vũ nữ mây mưa apsara liên hệ mật thiết với nhục thể phía sau có nền lá yoni của cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) cũng có con rắn như cây ở Vườn Địa Đàng đã nói ở trên.
.Cực dương
Đa với nghĩa lửa, mặt trời nữ biểu tượng cho lưỡng cực, lưỡng nghi ngành nòng âm.
Tứ tượng
.Tượng Nước.
Lá đa có một nghĩa là nước.
Đa biến âm với đà có một nghĩa là Nước (Đà Nẵng, Đà Rằng, Đà Lạt…) có một khuôn mặt biểu tượng cho tượng nước.
Ví dụ tiêu biểu nhất thấy rõ qua thần Krishna của Ấn giáo. Krishna là hậu thân của Vishu có một khuôn mặt là thần-trẻ thơ, diễn tả bằng một trẻ sơ sinh bú ngón chân ngồi trong lá đa.
Trong Ấn giáo giải thích thần Krishna ngồi trong lá đa biển vũ trụ tức diễn đạt theo nghĩa nước tạo hóa. Thật ra với khuôn mặt trẻ sơ sinh ngồi bú ngón chân (thường khi còn ngồi trong bụng mẹ) phải hiểu lá đa theo nghĩa nguyên thủy là bộ phận sinh dục nữ mới chuẩn.
. Ếch biểu tượng cho Nước.
Ếch biểu tượng cho nước. Ếch biến âm với ách (nước óc ách), ak-, aka, aqua, nước. Trống đồng ếch (frog drum) là trống mưa…
Vì thế ếch thường đi với lá đa. Ví dụ:
.Gốm ếch Maya.
Gốm ếch và khuôn đúc Maya, Bảo Tàng Viện Quốc Gia Khảo Cổ và Nhân Chủng Học Guatemala (ảnh của tác giả).
Trong khuôn và trên lưng con vật lưỡng cư này có hình lá đa (hay trái tim, xem dưới) cho biết là con ếch (sống được dưới nước) chứ không phải cóc sống trên cạn. Kiểm chứng lại ta thấy con mắt cũng là mắt thái âm, nước hai nòng vòng tròn đồng tâm.
.Mũi lao ếch Điền Việt.
Đồ đồng Điền Việt: đầu lao hình tượng ếch (Zhang Zengqi, The Complete Works of Yunnan National Fine Arts Bronze Atlas of Dian Kingdom).
Đầu con vật lưỡng cư có hình lá đa hay trái tim trong có hình sóng có nghĩa là nước cho biết là con ếch. Đầu lao cũng có hình lá đa cho biết đây là khí biểu (ceremonial weapon) của một tộc mặt trời Nước Lạc Việt.
Ếch cũng chỉ nữ như thấy qua từ ếch bà và mà ếch (hang ếch) chỉ bộ phận sinh dục nữ,
Như vậy ta thấy chữ nòng nọc vòng tròn-que cũng xác thực lá đa có nghĩa là âm vật và có thêm các nghĩa khác như âm, nữ, nước… cũng nằm trong nghĩa của chữ nòng vòng tròn âm O, phát nguồn từ hình ảnh lỗ sinh dục nữ.
Tượng Lửa.
Đa như đã nói ở trên có một nghĩa là lửa biểu tượng mặt trời nữ thái dương có một khuôn mặt biểu tượng cho tượng lửa ngành nòng âm.
.Tượng Đất.
Đa biến âm với đá, đất có một khuôn mặt biểu tượng tương Đất.
.Tượng Gió
Đa biến âm với da, dạ có nghĩa là túi cũng có nghĩa biểu tượng cho bầu vũ trụ, bầu trời, không gian, Gió dương, tượng Gió dương.
…..
Rõ như ban ngày lá đa/da mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh ngành nòng âm.
Lá Đa và Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.
Về diện chữ nòng nọc vòng tròn-que, như đã biết chữ nòng nọc vòng tròn-que có hai mẫu tự nguyên thủy căn bản là Nòng Vòng Tròn và Nọc Que phát xuất từ hình dạng của bộ phận sinh dục nữ và nam. Lá đa biểu tượng âm vật, vậy hình dạng lá đa phát gốc từ vòng tròn nòng O, có hình dạng của chữ nòng vòng tròn O biến dạng. Như đã biết qua loạt bài chữ nòng nọc vòng tròn-que viết về Chữ Một Vòng Tròn O, Từ Nòng Hai Vòng Tròn OO và Từ Nòng Ba Vòng Tròn OOO, tất cả đều có nghĩa gốc như nhau là bộ phận sinh dục nữ, nường, nòng, âm, nữ, nước… chỉ khác tính sinh tạo ở các giai kỳ khác nhau trong qui trình vũ trụ tạo sinh, dịch học.
Ví dụ:
-Một nòng vòng tròn O biểu tượng cho lỗ cửa mình mang tính sinh tạo tầng tạo hóa như thấy rõ qua hình gốm Moche.
Gốm diễn tả bộ giống phái nữ làm theo cơ thể học, hình nòng O Bảo Tàng Viện Larco(ảnh của tác giả).
-Hai nòng OO biểu tượng cho lỗ cửa mình mang tính sinh tạo tầng tứ tượng, mang tính thái âm như thấy qua cái cối của người Dogon, Mali, châu Phi:
Cấu trúc một ngôi làng Dogong. Cối đá âm hộ hình hai vòng tròn đồng tâm
diễn tả bộ phận sinh dục nữ.
-Hình ba OOO biểu tượng cho lỗ cửa mình mang tính sinh tạo ở tầng tám quẻ như thấy qua hình mặt trời ở hang Kei Nam Dương.
Hình âm hộ ở hang Kei Nam Dương.
Lá đa biểu tượng âm vật cũng có thể coi như tương đương với một nòng O, hai nòng OO hay ba nòng OOO diễn tả âm vật biến dạng mà thành.
Vì thế lá đa âm vật cũng có nhiều dạng theo tính nòng nọc (âm dương) của nhánh nòng âm, nữ như đã thấy ở trên.
Vài hình ảnh biểu tượng ruột thịt với Lá Đa.
Một số biểu hiệu giống hình lá đa, ruột thịt với lá đa có cùng gốc nòng O với lá đa, có nghĩa cùng nhóm nghĩa nòng lá đa.
.Lá đề
Cây đề hay bồ đề (Bodhi Tree) ruột thịt với cây đa, cây si. Cây đề cũng có một khuôn mặt là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) như thấy rõ qua sự kiện là Đức Phật Tổ đã giác ngộ dưới gốc cây này. Khi giác ngộ, Đức Phật đã hòa mình vào Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống), vào vũ trụ, muôn sinh muôn loài.
Lá đề vì thế cũng có trọn nghĩa của lá đa.
Tuy nhiên lá đề có khuôn mặt lá thờ mang tính trội được nói tới nhiều trong tín ngưỡng nhất là Phật giáo và dùng làm biểu tượng thờ phượng trong vũ trụ giáo và bùa hộ mệnh, cầu phù hộ an lành. Ví dụ yoni dạng lá đề dùng làm bùa:
Tribal Amulet, Hanuman Pendant, Pure Silver, Protection Medal, Ethnic Rajasthan, Traditional India, Repoussé Silver, Yoni Shape, Bodhi Leaf.
Bùa bộ tộc, dây chuyền Hanuman, bạc ròng, Mề Đay Bảo Vệ, sắc tộc Rajasthan, cổ truyền Ấn Độ, bạc dập nổi, hình Yoni, Lá Đề (nguồn: https://www.etsy.com).
Trong vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, khuôn mặt Nước của lá đề được dùng nhiều, nhất là trong văn hóa dòng mặt trời Nước Lạc Việt. Xin đưa ra một ví dụ tiêu biểu là những khảo cổ vật đào được ở thành Thăng Long cổ thời nhà Lý có rất nhiều hình tượng, biểu tượng lá đề. Điều này dễ hiểu vì Thăng Long, Rồng Bay Lên Trời với Long Rồng có gốc là Rắn Nước, Rắn Lạc.
Hình ngói ống hình lá đề, khảo cổ vật khai quật được ở thành Thăng Long (ảnh của tác giả).
Các con rồng nước uốn khúc rắn, Rồng Lạc Việt thời nhà Lý cũng thường ở trên nền khung lá đề.
Lá đề giống lá đa cũng có hình trái tim.
. Biểu ký (logograph) trái tim .
Biểu ký trái tim là một dạng lá đa. Biểu ký trái tim ngày nay biểu tượng cho tình yêu như thấy nhiều trong Ngày Lễ Tình Yêu Valentine. Hình biểu tượng này liên hệ với lá đa. Thật vậy, nguồn gốc của hình biểu tượng tim này thật sự không phải bắt nguồn từ hình dạng trái tim. ‘Before the 14th century, the heart shape was not associated with the meaning of the heart metaphor. The geometric shape itself is found in much earlier sources, but in such instances does not depict a heart, but typically foliage: in examples from antiquity fig leaves, and in medieval iconography and heraldry typically the leaves of ivy and of the water-lily’ (nguồn: Wikipedia) [‘Trước thế kỷ 14, hình trái tim không liên kết với nghĩa ẩn dụ tim. Hình dạng hình học chính nó thấy trong các nguồn sớm hơn nhưng trong các trường hợp đó không diễn tả trái tim mà (diễn đạt) một cách tiêu biểu về lá: trong các ví dụ cổ xưa là lá fig (fig hiểu theo Sacred fig tree, Ficus religiosa, cây đa, ghi chú của tác giả) và trong các ảnh tượng, huy chương thời trung cổ diễn tả một cách tiêu biểu là lá trường xuân và lá súng’].
Như thế hình biểu tượng trái tim bắt nguồn từ hình lá đa. Ngày tình yêu là ‘ngày lá đa’, ngày phái nam tỏ tình với lá đa. Vì thế âm hộ nhiểu khi cũng diễn tả bằng hình lá đa hình trái tim.
Âm hộ hình trái tim (nguồn: commons.(nguồn: wikipedia.org).
Còn hình lá súng thì như đã nói ở trên, hoa súng họ hàng với hoa sen, có một khuôn mặt biểu tượng âm vật. Hiển nhiên hình biểu tượng trái tim cũng là hình lá đa. Tình yêu nam-nữ (và cả nữ-nữ) dĩ nhiên cũng liên hệ tới âm vật!
Ngoài nghĩa âm vật, như đã nói ở trên hình lá đa còn có nghĩa khác là nòng thái âm, nước. Hình trái tim cũng vậy. Trái tim là cơ quan chính của hệ tuần hoàn, của máu thì cũng như lá đa, hình trái tim cũng có một khuôn mặt biểu tượng cho tượng nước. Xin đưa ra một ví dụ điển hình. Bộ bài Tây có bốn loại bài: Cơ (Coeur, Heart, tim),
Chuồn (Trèfle, hình ba thùy), Bích (Pique, cây lao), Rô (Carreau, vuông). Ta thấy Cơ vốn là hình lá đa biểu tượng cho âm hộ, nữ nước dương, chuyển động thấy rõ qua bảng hiệu nhà vệ sinh nữ ở một sòng bài Trung Quốc:
Ở đây diển tả bằng hoa cùng nghĩa với lá da hình trái tim biểu tượng bộ phận sinh dục. nữ. Chuồn ba thùy là OOO, Khôn, có chân nhọn mũi mác mang dương tính là Khôn dương biểu tượng cho Gió. Bích cây lao nọc nhọn biểu tượng cho nọc (vật nhọn như lào, kiếm, bộ phận sinh dục nam, nõ), lửa thấy rõ qua bảng hiệu phòng vệ sinh nam trong một sòng bài Trung Quốc:
và Rô vuông biểu tượng cho Đất. Cơ, Chuồn, Bích, Rô biểu tượng cho tứ tượng.
Rõ ràng hình trái tim có một khuôn mặt biểu tượng cho nước. Hình trái tim có thể coi là do hai nòng OO có một nghĩa thái âm, nước chuyển động mở ra dính lại.
……
Kết Luận
Qua ca dao tục ngữ, truyền thuyết, cơ thể học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, vũ trụ học, dịch học, thần học… lá đa hiển nhiên trong văn hóa Việt chỉ bộ phận sinh dục nữ, âm vật.
Trong văn hóa Ấn Độ lá đa cũng vậy. Thờ lá đa yoni đã thấy trong nền Văn Minh Thung Lũng Sông Ấn cách đây hơn 5.000 năm. Nền văn hóa tại đây cũng có cây đa sinh ra Mẹ Tổ loài người giống Việt Mường có cây si sinh ra Dạ Dần, Mẹ Tổ Mường Việt và loài người. Lá đa yoni thấy rõ qua hình ảnh thần Krishna dưới dạng trẻ thơ sinh ngồi trong chiếc lá da có một khuôn mặt là yoni, qua bùa yoni lá đề, qua mảnh bạc yoni lá đa che bướm bé gái Ấn Độ…
Điểm này cho thấy văn hóa Việt và văn hóa Ấn Độ có một gốc rễ liên hệ mật thiết với nhau qua lá đa, vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch học. Chúng ta cũng đã thấy Việt ngữ mật thiết với Ấn-Âu ngữ qua Phạn ngữ trong các loạt bài viết về Sự Liện Hệ Giữa Việt Ngữ và Ấn-Âu Ngữ. Nghiên cứu văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt không phải chỉ nghĩ tới văn hóa, Hán ngữ của Trung Quốc.
Lá đa là một từ ngôn ngữ đích thực không phải là từ lóng hay phương ngữ. Lá đa có gốc nghĩa từ chữ nòng nọc vòng tròn-que nòng vòng tròn O, phát xuất từ hình ảnh lỗ sinh dục nữ. Lá đa là lá Cây Đời Sống (Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế) là Lá Đời, Lá Đẻ, Lá Sinh Tạo mang trọn vẹn vũ trụ thuyết, dịch lý phía nòng, âm. Vì vậy lá đa mang tính nòng nọc (âm dương) của phía nòng âm, nữ. Qua hai từ Đa của miền Bắc Việt Nam và từ Da của Trung Nam ta thấy Tiếng Việt có tính nòng nọc (âm dương), dịch tính trong đó có giống phái đực cái (Tiếng Việt Huyền Diệu).
Người miền Bắc dùng từ đa liên hệ với lửa, mặt trời, thái dương, nọc nhánh nọc âm thái dương, phía nhánh lửa, núi Chim Tiên Âu Cơ nghiêng nhiều về tộc ngôn ngữ Nam Á của Mường Việt. Trong khi miền Trung Nam dùng từ da, bao, bọc, âm, nòng liên hệ với nhánh nước, biển Rồng Lạc Long Quân nghiêng nhiều về tộc ngôn ngữ Nam Đảo (trong đó có Chăm ngữ). Ngôn ngữ Việt cũng mang tính nòng nọc (âm dương), Rồng và Tiên. Các nhà nghiên cứu Việt ngữ hiện nay có những người chột mắt. Người chột mắt trái nói thuộc đại tộc Nam Á, người chột mắt phải nói thuộc đại tộc Nam Đảo. Phải sáng cả hai mắt, phải hiểu là tiếng Việt là tiếng của cả nhánh Mẹ Tổ Âu Cơ Nam Á và nhánh Cha Tổ Lạc Long Quân Nam Đảo.
‘Sự đời như cái lá đa’. Sự đời biến đổi, thăng trầm theo dịch lý, khi thì bĩ cực, khi thì thái lai, ‘hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai’. Nhiều khi sự đời, vận người, vận nước đỏ tươi như con tôm he (he biến âm với hè, mùa hè đỏ lửa, với hoe là đỏ như đỏ hoe). Nhiều khi sự đời, vận người, vận nước đen như mõm chó:
Sáng giăng (trăng) em tưởng tối giời (trời) Em ngồi em để cái sự đời em ra. Sự đời như cái lá đa, Đen như mõm chó, chém cha sự đời!
Share this:
- X
Related
Từ khóa » đen Như Mõm Chó
-
Thành Ngữ – Tục Ngữ: Đen Như Mõm Chó - Ca Dao Mẹ
-
Cung Quan Vô Chính Diệu - CÓ ĐEN Như MÕM CHÓ Thật Không
-
Lời Bài Thơ Đời Đen Như Mõm Chó! (Nguyên Thạch) - TKaraoke
-
Đời đen Như Mõm Chó | Xin Phép Buông Xuôi :((((( #anhdaden
-
Đen Như Mõm Chó | - Cộng đồng Tri Thức & Giáo Dục
-
Top 14 đen Như Mõm Chó
-
Cuộc đời đen Như Mõm Chó - Fanboy Tag
-
Đen Như Mõm Chó - Teddy Fam
-
ĐEN NHƯ MÕM CHÓ – Thơ Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử
-
đen Như Cái Mỏm Chó Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Tháng Tư đen Như Mõm Chó | Đàn Chim Việt
-
45 Năm Tháng 4 đen Như Mõm Chó | Đàn Chim Việt Online - Thông Tin
-
Số 165: NẾU “ĐỜI ĐEN NHƯ MÕM CHÓ”, TẠ ƠN GÌ ĐÂY? - YouTube
-
Những Câu Thơ... “tai Họa”! - Tiền Phong
-
MÕM CHÓ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex