Sử Dụng Chỉ Số DALY Trong đo Lường Và đánh Giá ... - Luận Văn Y Học
Có thể bạn quan tâm
Đề tài cấp Bộ :Sử dụng chỉ số DALY trong đo lường và đánh giá gánh nặng một số bệnh tật ở cơ sở thực nghiệm Y tế công cộng tại huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, năm 2003 – 2005.
Trong những thập kỷ tới, người ta dự báo những thay đổi lớn về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trên thế giới. Ở những nước đang phát triển, nơi chiếm tới 4/5 dân số thế giới hiện nay, có ba yếu tố tác động tới sự thay đổi mô hình bệnh tật, đó là: tốc độ hiện đại hoá quá nhanh, chấn thương giao thông và phát triển dân số không kiểm soát. Với những sự thay đổi dịch tễ học như vậy, thì những bệnh như: tim mạch, ung thư và bệnh lý tâm thần sẽ đóng vai trò quan trọng trong mô hình bệnh tật của những nước đang phát triển. Bệnh lý tâm thần bao gồm: trầm cảm, nghiện rượu, và tâm thần phân liệt sẽ là loại hình bệnh tật phổ biến trong xã hội. Dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, tới năm 2020, các bệnh liên quan tới tâm thần sẽ nhiều hơn các bệnh của hệ tim mạch. Các bệnh không lây như trầm cảm, bệnh tim sẽ chiếm đa số và dần thay thế những bệnh truyền nhiễm và tình trạng suy dinh dưỡng như hiện nay. Dự báo tới 2020, nhóm bệnh không lây và tim mạch này sẽ chiếm 7/10 trong các nguyên nhân gây tử vong ở các nước đang phát triển, trong khi đó, vào thời điểm hiện nay nhóm nguyên nhân này chỉ chiếm dưới 5/10. Chấn thương, bao gồm chấn thương có chủ định và không chủ định cũng tăng lên nhanh chóng, và tới năm 2020 có thể tương đương với các bệnh truyền nhiễm trong các nguyên nhân của bệnh tật [22].
Để đánh giá gánh nặng của nhiều loại bệnh tật và vấn đề sức khỏe khác nhau, có rất nhiều chỉ số được sử dụng. Sau khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993, chỉ số Số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật (cụm từ Disability Adjusted Live Years, viết tắt là DALY) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) áp dụng trong khá nhiều đo lường gánh nặng bệnh tật và được cập nhật đều đặn trong các báo cáo sức khỏe toàn cầu định kỳ. Một số nước như Úc, New Zealand, Chilê … và thậm chí những thành phố lớn như San Francisco và Los Angeles ở Mỹ đã xây dựng cho riêng mình hệ thống đo lường gánh nặng bệnh tật dựa trên DALY [22].
MÃ TÀI LIỆU | KQNC.2006.00064 |
Giá : | 50.000đ |
Liên Hệ | 0915.558.890 |
Có thể nói, chỉ số DALY đã có những ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt những ước tính DALY cho phép các nhà khoa học và những người hoạch định chính sách có được cái nhìn cụ thể về các loại hình bệnh tật, chấn thương khác nhau. Dựa trên DALY, người ta đã ước tính rằng tới năm 2020, chấn thương giao thông sẽ đứng thứ 3, trong các nguyên nhân đóng góp vào gánh nặng bệnh tật được đo lường bởi DALY. Các dạng tàn tật như liệt toàn thân, liệt hai chi dưới, và tổn thương não là những hậu quả phổ biến của chấn thương giao thông. Nhóm người trong độ tuổi từ 15 – 44 là nhóm có nguy cơ cao nhất của loại chấn thương này.
Tại Việt Nam, việc áp dụng chỉ số DALY trong đánh giá gánh nặng các bệnh tật tại cộng đồng hầu như chưa được tiến hành cho tới thời gian gần đây; do nhiều lý do khác nhau, phương pháp luận vẫn còn là khá mới và ít có điều kiện áp dụng. Một nghiên cứu thử nghiệm đã được tiến hành tại cơ sở thực địa dịch tễ học Ba Vì(Filabavi) trong năm 1999. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tác giả đã chỉ ra được một số kết quả ban đầu và gợi mở cho hướng sử dụng phương pháp này trong tương lai
[3].
Tháng 3 năm 2003, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội kết hợp với Uỷ ban Nhân dân Huyện Chí Linh, trong đó đối tác chính là Trung tâm Y tế Huyện, tiến hành thí điểm hệ thống giám sát thực địa trên lĩnh vực dân số và dịch tễ học, gọi tắt là CHILILAB tại xã An Lạc và 3 cụm dân cư thuộc thị trấn Sao Đỏ. Sau khi tuyển dụng và đào tạo 11 điều tra viên, 2 giám sát viên và 2 nhập liệu viên, từ 6-2003 đến 10-2003, hệ thống thực địa đã tiến hành điều tra cơ bản tình hình nhân khẩu các hộ gia đình cũng như điều kiện sống và hoàn cảnh kinh tế gia đình của họ. Giai đoạn thử nghiệm hệ thống đã được tiến hành đến hết tháng 5 năm 2004. Sau đó từ tháng 7 năm 2004 hệ thống CHILILAB đã được tiến hành trên địa bàn mở rộng bao gồm 7 xã thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Các số liệu cơ bản về dân số học đã được thu thập vào tháng 7 năm 2004, và điều tra nhắc lại vòng 1 đã được tiến hành vào tháng 10/2004 [2]. Song song với các vòng điều tra tại CHILILAB, vấn đề đặt ra trong giai đoạn thử nghiệm bộ công cụ để cho các giám sát đánh giá lâu dài trên cộng đồng chính là việc đánh giá gánh nặng bệnh tật thông qua chỉ số DALY. Trong điều kiện hệ thống thống kê báo cáo y tế chưa hoàn thiện, việc có được những thông tin cần thiết giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả là rất quan trọng. Hơn nữa, để bước đầu thử nghiệm phương pháp đo lường gánh nặng bệnh tật dựa trên chỉ số DALY nhằm áp dụng trên phạm vi lớn hơn, Trường Đại học Y tế Công cộng đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: Sử dụng chỉ số DALY trong đo lường và đánh giá gánh nặng một số bệnh tật tại cơ sở thực địa Chí Linh, Hải Dương, 2003 – 2005.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Sử dụng chỉ số DALY trong đo lường và đánh giá gánh nặng một số bệnh tật ở cơ sở thực nghiệm Y tế công cộng tại huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, năm 2003 – 2005.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá mô hình và phân bố một số bệnh quan trọng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, lao, ỉa chảy, chấn thương, tâm thần, và bệnh u bướu.
2. Đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ y tế cho các bệnh kể trên qua số liệu số liệu điều tra cộng đồng.
3. Chuẩn hóa cho điều kiện Việt Nam và ứng dụng phương pháp lượng giá tình trạng sức khoẻ để đánh giá mức độ thương tật của các bệnh trên và so sánh với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về trọng số thương tật của phân loại bệnh tật theo ICD 10.
4. Chuẩn hóa và sử dụng phương pháp chẩn đoán bệnh qua điều tra cộng đồng dựa trên kết quả thu thập thông tin đặc thù cho bệnh.
5. Tính toán chỉ số DALYs cho một số bệnh đã chọn của những nhóm tuổi và giới trên thực địa nghiên cứu sau khi chuẩn hóa và nâng cấp hệ thống thông tin cho tính toán.
6. Đề xuất mô hình ứng dụng tính DALYs tại cộng đồng đặc thù cho điều kiện Việt nam, tạo nền tảng cho các nghiên cứu và điều tra trên diện rộng hơn về địa lý và bệnh tật.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khái niệm về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) và DALY: 4
1.2. Tình hình nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và DALY trên thế giới: 6
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và các công trình nghiên cứu có liên quan: 9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Đối tượng và quần thể nghiên cứu 11
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
2.3. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu 11
2.4. Phương pháp thu thập số liệu 11
2.4.1 Tổ chức thu thập số liệu 11
2.4.2 Công cụ thu thập số liệu 12
2.4.3 Qui trình phỏng vấn 13
2.5. Xử lý và phân tích số liệu 15
2.5.1. Nguyên tắc chung: 15
2.5.2. Các vấn đề kỹ thuật cụ thể khi phân tích: 16
2.6. Các biến số và các thước đo, khái niệm dùng trong nghiên cứu 21
2.6.1. Đặc điểm nhân khẩu học 22
2.6.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng 22
2.6.3. Phạm vi các bệnh tật đề cập trong nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…. …… 24
3.1. Đặc trưng quần thể 24
3.2. Mô hình bệnh tật và sử dụng dịch vụ y tế 27
3.3. Đo lường gánh nặng bệnh tật do tử vong 32
3.3.1. Phân bổ số năm sống bị mất do tử vong theo nguyên nhân 32
3.3.2. Phân bổ số năm sống bị mất do tử vong theo giới 33
3.3.3. Phân bổ số năm sống bị mất do tử vong theo tuổi 36
3.4. Gánh nặng bệnh tật không do tử vong 40
3.4.1 Phân bổ số năm sống bị mất do tàn tật theo nguyên nhân 40
3.4.2 Phân bổ số năm sống bị mất do tàn tật theo giới 41
3.4.3 Phân bổ số năm sống bị mất do tàn tật theo nhóm tuổi 43
3.5. Gánh nặng bệnh tật tổng hợp thông qua chỉ số DALY 47
3.5.1 Phân bổ gánh nặng bệnh tật chung theo nguyên nhân 48
3.5.2. Phân bổ gánh nặng bệnh tật chung theo giới tính 49
3.5.3 Phân bổ gánh nặng bệnh tật chung theo nhóm tuổi 50
3.6. Cơ cấu YLD: YLL trong DALY 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Gánh nặng bệnh tật do tử vong 57
4.2. Gánh nặng bệnh tật không do tử vong 57
4.3. DALY và các vấn đề liên quan 58
4.4. Hạn chế của đề tài và bài học kinh nghiệm 58
4.5. Bài học về ứng dụng chỉ số DALY trong đo lường gánh nặng bệnh tật trong
điều kiện Việt Nam 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN. 64
5.1. Sử dụng dịch vụ y tế 64
5.2. Gánh nặng bệnh tật 64
5.2.1. Gánh nặng bệnh tật chung 64
5.2.2. Gánh nặng bệnh tật do tàn tật 65
5.2.3 Gánh nặng bệnh tật do tử vong 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO…. 66
PHỤ LỤC 68
Từ khóa » Tính Daly
-
Ví Dụ đơn Giản Về Tính DALYs - Quê Hương
-
Ứng Dụng Phương Pháp DALY để đánh Giá Gánh Nặng Bệnh Tật Của ...
-
Bài 5: đo Lường Gánh Nặng Bênh Tật - Quizlet
-
Daly Là Gì - Cổng Thông Tin Điện Tử Khoa Học Công Nghệ
-
Số Năm Sống được điều Chỉnh Theo Mức độ Bệnh Tật - Wikipedia
-
Sử Dụng Chỉ Số Daly Trong đo Lường Và đánh Giá Gánh Nặng Một Số ...
-
Sử Dụng Chỉ Số Daly Trong đo Lường Và đánh Giá Gánh Nặng Một Số ...
-
Giới Thiệu Các Phương Pháp đánh Giá Kinh Tế Và - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tính Toán Gánh Nặng Của đại Dịch: Những Thách Thức
-
Cần Quan Tâm Hơn Về Hoạt động Quản Lý Bệnh Không Lây Nhiễm Và ...
-
Khách Sạn Hampton Inn San Francisco - Daly City
-
Nằm Mơ Thấy đi Lạc đường
-
Niamh Daly, Paddy Power Betfair - Facebook