Tính Toán Gánh Nặng Của đại Dịch: Những Thách Thức

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • Quảng Ngãi: Trồng đậu phộng trên đất lúa kém hiệu quả Quảng Ngãi: Trồng đậu phộng trên đất lúa kém hiệu quả
  • Hội nghị Khoa học VANJ 2024: Học thuật đa ngành là xu thế tất yếu Hội nghị Khoa học VANJ 2024: Học thuật đa ngành là xu thế tất yếu
  • Dấu chân hóa thạch tiết lộ sự chung sống của hai loài người thủy tổ Dấu chân hóa thạch tiết lộ sự chung sống của hai loài người thủy tổ
  • Vật liệu phân hủy sinh học thay thế hạt vi nhựa Vật liệu phân hủy sinh học thay thế hạt vi nhựa
  • Các thiên hà khổng lồ trong vũ trụ hình thành thế nào? Các thiên hà khổng lồ trong vũ trụ hình thành thế nào?
  • Mỡ nội tạng giúp dự đoán sớm bệnh Alzheimer Mỡ nội tạng giúp dự đoán sớm bệnh Alzheimer
  • Những thành tựu y học đột phá trong năm 2024 Những thành tựu y học đột phá trong năm 2024
  • Việt Nam - ICTP: Hơn cả một mối hợp tác khoa học Việt Nam - ICTP: Hơn cả một mối hợp tác khoa học
  • 3/4 diện tích đất trên Trái đất đang dần trở nên khô hạn 3/4 diện tích đất trên Trái đất đang dần trở nên khô hạn
  • Vật liệu ngụy trang đột phá có thể giúp con người tàng hình Vật liệu ngụy trang đột phá có thể giúp con người tàng hình
Tìm kiếm Trang chủ Khoa học

COVID-19 đã lấy đi sinh mạng của hơn 15 triệu người, gây rối loạn hệ thống y tế nhiều quốc gia, giờ đây vẫn gây gánh nặng với hàng trăm triệu chứng COVID kéo dài. Nhưng việc xác định gánh nặng y tế căn bệnh mới này để các cơ quan quản lý xây dựng chiến lược y tế vẫn là thách thức vì quá nhiều điểm mù dữ liệu.

Vì vậy, các nhà khoa học đang bắt đầu đánh giá các tác động của đại dịch đến y tế. Tuy vậy, ngay cả khi không có đại dịch, không dễ để đánh giá tác động do khó có được dữ liệu tốt và các quyết định về cách đo lường gánh nặng bệnh tật vốn dĩ mang tính chủ quan. “Bạn sẽ đánh giá thế nào về một năm có bệnh hen suyễn, hay một năm không có bệnh trầm cảm?”, Theo Vos, nhà dịch tễ học tại Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington ở Seattle đặt vấn đề.Tính toán gánh nặng bệnh tật với một loại virus mới gây ra một loại bệnh ít có biểu hiện đặc trưng còn khó khăn hơn nhiều.Các nhóm nghiên cứu đang nỗ lực tính toán gánh nặng bệnh tật của COVID. Đã có nghiên cứu bước đầu cho thấy COVID-19 gây ra thiệt hại nặng nề trên 16 quốc gia châu Âu, nhưng tác động lên từng quốc gia khác nhau, lại phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, từ cấu trúc độ tuổi của dân số đến các phản ứng chính sách đối với đại dịch.Chưa có hệ số bệnh tật tiêu chuẩn cho COVID-19Để định lượng mức độ ảnh hưởng của một căn bệnh đến toàn bộ dân số, các nhà khoa học kết hợp dữ liệu về cá nhân gồm số người bị nhiễm, số người có các triệu chứng nhất định, thời gian mắc bệnh, số người cần điều trị tại bệnh viện hoặc tử vong, số tuổi của bệnh nhân…. để tính căn bệnh này đã làm mất bao nhiêu năm cuộc sống và bao nhiêu năm sống với các triệu chứng tổn thương do COVID gây ra.Không chỉ 15 triệu người đã chết, nhiều triệu người cũng đang sống với các triệu chứng COVID kéo dài nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tính toán được gánh nặng bệnh tật do COVID gây ra.Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các đo lường trước đó về số năm kỳ vọng sống trung bình ở một quốc gia để tính toán số năm tuổi thọ đã mất đi bao nhiêu. Tuy nhiên, tổn thương do các di chứng mà COVID gây ra lại khó tính toán hơn. Để định lượng, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu về số người bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh cụ thể, khoảng thời gian mang bệnh và hệ số bệnh tật (mức độ nặng nhẹ của bệnh-disability weight). Nhóm đánh giá Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu của Viện IHME sử dụng một danh sách tiêu chuẩn về hệ số bệnh tật; phiên bản mới nhất hiện có, được xuất bản vào năm 2019, chẳng hạn gây đau tai nhẹ có hệ số bệnh tật là 0,013 và bệnh đa xơ cứng nặng là 0,719 (giá trị bằng 0 là sức khỏe tốt; giá trị bằng 1 là tử vong).Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có hệ số bệnh tật tiêu chuẩn cho COVID-19. Các nhà nghiên cứu phải sử dụng hệ số bệnh tật liên quan đến các bệnh truyền nhiễm khác và những vấn đề sức khỏe tương tự để thay tạm cho hệ số của COVID.Tổng số năm sống bị mất đi do sức khỏe kém, khuyết tật hoặc chết sớm để đưa ra ước tính về gánh nặng bệnh tật - được gọi là số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALYs) - là nền tảng của nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật. Nhưng Dữ liệu đầu vào DALY đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiều loại thông tin được các cơ quan y tế quốc gia thu thập thường xuyên.Đối với COVID-19, một số dữ liệu đã được thu thập thông qua các nỗ lực giám sát có mục tiêu, chẳng hạn như nghiên cứu REACT (Đánh giá theo thời gian thực về lây truyền từ cộng đồng), từ năm 2020 và đã ghi lại cách thức SARS-CoV-2 truyền lây qua Anh và những triệu chứng mà người bệnh gặp phải.Dữ liệu từ nghiên cứu REACT cho thấy rằng ảnh hưởng COVID có thể gây ra ảnh hưởng sức khỏe kéo dài. Một bản thảo bài báo đăng trên cơ sở dữ liệu medRxiv vào tháng 7/2021 cho thấy 19% dân số Anh đã mắc COVID-19 và khoảng 1/3 trong số đó - hơn 2 triệu người trưởng thành - đã trải qua một hoặc nhiều triệu chứng trong ít nhất 12 tuần. “Đó là 6% dân số,” Paul Elliot, nhà dịch tễ học tại Đại học Imperial College London, người dẫn đầu nghiên cứu REACT và đồng tác giả của bài báo cho biết.Max Taquet, nhà nghiên cứu lâm sàng và kỹ sư tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh, sử dụng dữ liệu hồ sơ y tế để đánh giá các hậu quả thần kinh và tâm thần của COVID-19, nói rằng rất khó để ước tính ảnh hưởng sức khỏe của COVID kéo dài và các con số sẽ đáng giật mình.Sự khác biệt lớn giữa các quốc giaGianfranco Politano, nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Bách khoa Turin ở Ý, tham gia nghiên cứu đánh giá gánh nặng bệnh tật ở 16 nước châu Âu cho biết nhìn chung, tác động của COVID-19 là rất lớn trên toàn thế giới nhưng có khác biệt lớn giữa các quốc gia.Slovakia có lẽ chịu gánh nặng (y tế) thấp hơn các quốc gia khác vì chính phủ đã hành động nhanh chóng để đóng cửa và người dân tuân thủ. Ngược lại, gánh nặng y tế ở Thụy Điển lại cao hơn, nơi chính phủ áp dụng phương pháp “miễn dịch cộng đồng” và để virus lây lan mà không bị kiểm soát.Nghiên cứu từ Malta cho thấy từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021, COVID-19 trở thành nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe đứng hàng thứ tư, xếp sau bệnh thiếu máu cơ tim, đau thắt lưng và bệnh tiểu đường. Ở Ấn Độ, khi sử dụng dữ liệu năm 2019 làm tham chiếu so sánh, người ta thấy COVID gây ra gánh nặng nhẹ hơn bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiếu hụt dinh dưỡng và các bệnh hô hấp mãn tính nhưng các tác giả thừa nhận rằng có thể báo cáo về các ca nhiễm COVID ở Ấn Độ không được cập nhật đủ, sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ DALY.Mỗi dự án lại nguồn dữ liệu hơi khác nhau, có thể làm tăng thêm biến trong cách tính DALY. Ví dụ, nhóm nghiên cứu ước tính DALY cho 16 quốc gia châu Âu đã sử dụng dữ liệu tổng hợp từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Nhóm Ngân hàng Thế giới; nhiều nghiên cứu quốc gia đã sử dụng dữ liệu chi tiết hơn về quốc gia cụ thể. Do đó, các ước tính DALY sẽ khác nhau ở các quốc gia khác nhau.Khi dịch bệnh xảy ra, Mạng lưới các nhà dịch tễ học và các nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng từ 53 quốc gia trên toàn thế giới nhanh chóng nhận ra rằng cần phải ghi nhận gánh nặng sức khỏe cộng đồng của đại dịch mới này và bắt đầu phát triển một giao thức chung, bao gồm một mô hình cụ thể về sự tiến triển của bệnh COVID- 19 từ nhiễm trùng đến hồi phục hoặc tử vong. Kể từ thời điểm đó, nhiều quốc gia đã và đang sử dụng giao thức này. Mạng lưới các nhà nghiên cứu dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng đã hoàn thành ước tính gánh nặng bệnh tật cho Malta, Đan Mạch, Hà Lan, Scotland, Ireland và Đức.Nhưng một công việc quan trọng đối với mạng lưới các nhà nghiên cứu dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng là điều chỉnh các định nghĩa được sử dụng trong bộ dữ liệu để có thể so sánh gánh nặng bệnh tật giữa các quốc gia. Và giờ đây vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào.Những điểm mù dữ liệuNgược lại với nhiều tính toán khác, dữ liệu ước tính về gánh nặng của COVID phải tính đến gánh nặng COVID kéo dài – mà đây chính là một điểm mù dữ liệu. Đơn cử, các nghiên cứu vào năm 2020 và 2021, ước tính có khoảng 4,6 triệu người ở Mỹ có các triệu chứng kéo dài ít nhất ba tháng. Định nghĩa COVID kéo dài của nhóm xoay quanh ba nhóm triệu chứng gồm mệt mỏi, sương mù não và các vấn đề về hô hấp. Nhưng việc đánh giá rất khó, vì có tới hơn 85% các trường hợp này bị COVID-19 mà không điều trị tại bệnh viện.Mô hình của nhóm nghiên cứu của Theo Vos cho thấy rằng khoảng 5% phụ nữ và 2% nam giới từng mắc một trường hợp nhẹ COVID-19 vẫn có các triệu chứng trong vòng sáu tháng sau khi giai đoạn cấp tính của bệnh kết thúc. Đối với những người điều trị tại bệnh viện, tỷ lệ này là 26% phụ nữ và 15% nam giới, tỉ lệ này tăng lên lần lượt là 42% và 27% nếu bệnh nhân dành thời gian trong phòng chăm sóc đặc biệt. Nhóm nghiên cứu của Vos phát hiện ra rằng những người bị COVID kéo dài có điểm đo lường khuyết tật trung bình là 0,21 - tương đương với việc mất thính giác hoàn toàn hoặc chấn thương sọ não.Một số ước tính quốc gia - chẳng hạn như Scotland, Malta và Ireland – đã đưa một số dữ liệu nhất định về COVID kéo dài vào các phân tích gánh nặng bệnh tật của họ, nhưng thừa nhận những điều không chắc chắn. Những ước tính này vẫn thiếu và yếu, và tình trạng bệnh thường được xác định theo nhiều cách khác nhau - kết hợp dữ liệu từ những người chỉ mắc một triệu chứng, như mất khứu giác, với những người có một số triệu chứng, sẽ có tác động nghiêm trọng hơn đến chất lượng cuộc sống.Một cản trở lớn tiếp theo trong việc ước tính gánh nặng của COVID-19 là mức độ bao phủ của dữ liệu. Một số quốc gia, chẳng hạn như những quốc gia ở quần đảo Thái Bình Dương, ghi lại rất ít trường hợp đến nỗi dữ liệu không có tính thống kê chính xác. Và nhiều quốc gia ở châu Phi cận Sahara, lại thiếu khả năng theo dõi số ca tử vong do COVID do hệ thống đăng ký không đầy đủ.Nhóm nghiên cứu của Viện IHME giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng dữ liệu từ các quốc gia láng giềng để tạo ra các ước tính cụ thể cho từng quốc gia. Nhưng cuối cùng thì để đưa ra các tính toán chính xác cũng sẽ vẫn cần thu thập dữ liệu chi tiết hơn.Để khắc phục các điểm mù dữ liệu về COVID kéo dài, Viện IHME đã tìm kiếm các nghiên cứu thuần tập đang tiến hành ghi lại các triệu chứng và trong một số trường hợp, các đánh giá về sức khỏe nói chung trước khi phát triển COVID-19. Mô hình tập hợp dữ liệu từ 10 nhóm trên toàn thế giới và bao gồm hơn 5.000 người điều trị tại cộng đồng hoặc bệnh viện, cũng như dữ liệu từ hồ sơ y tế và các nghiên cứu đã xuất bản.Nhưng các ước tính đó lại dựa trên giả định rằng những người không có triệu chứng trong giai đoạn cấp tính thì sẽ không mắc COVID kéo dài. Có thể đây là một lỗ hổng. Bởi theo tính toán của nhóm Max Taquet thì “không có lý do gì để tin rằng một người không có triệu chứng sẽ không bị COVID kéo dài”. Nhóm ông phát hiện ra cứ 5 người thì có 2 người có các triệu chứng COVID kéo dài từ 3–6 tháng sau khi nhiễm bệnh nhưng đã không báo cáo các triệu chứng trong ba tháng đầu tiên.Chưa kể, các nhóm xã hội khác nhau, phân theo sắc tộc, nhóm tuổi, địa vị kinh tế xã hội sẽ chịu ảnh hưởng của COVID rất khác nhau và sẽ có dữ liệu khác nhau.Điều đó có nghĩa là nhiều câu hỏi chính về gánh nặng của COVID-19 – hoặc một số câu hỏi đơn giản hơn như vaccine đã ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tật và mức độ nghiêm trọng như thế nào trong hai năm qua - cũng sẽ không thể trả lời ngay được.Nguồn: Nature Bảo Như lược thuật

TIN KHÁC

Bỉ sẽ có "siêu nhà máy" chế tạo vệ tinh lớn nhất châu Âu

Bỉ sẽ có "siêu nhà máy" chế tạo vệ tinh lớn nhất châu Âu

Ngày càng khó thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19

Ngày càng khó thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19

Đề xuất đổi tên chủng virus đậu khỉ để xóa bỏ kỳ thị địa lý

Đề xuất đổi tên chủng virus đậu khỉ để xóa bỏ kỳ thị địa lý

TIN TIÊU ĐIỂM

Máy gia tốc hạt nhỏ nhất thế giới

02/11

FDA chấp thuận thuốc uống điều trị COVID molnupiravir với nhiều điều kiện ràng buộc

27/12

Nuôi hàu trên giá thể vỏ xe có ảnh hưởng đến môi trường?

14/10

Bài toán đồng hóa dữ liệu và những thách thức của Việt Nam

19/03

Sự kiện

Môi trường và biến đổi khí hậu

Môi trường và biến đổi khí hậu

Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021

Chân dung nhà khoa học Việt

Chân dung nhà khoa học Việt

Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?

Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Tính Daly