Sử Dụng Kỷ Thuật Mảnh Ghép Và Trạm Trong Dạy Học Bài 40 Quần Xã ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Sử dụng kỷ thuật mảnh ghép và trạm trong dạy học bài 40 quần xã sinh vật và các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh học 12 nhăm phát triển một số năng lực chung cho học sinh THPT nông cống i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐTRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG ISÁNG KIẾN KINH NGHIỆMSỬ DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP VÀ TRẠMTRONG DẠY HỌC BÀI 40 “QUẦN Xà SINH VẬT VÀ CÁC ĐẶCTRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÔ- SINH HỌC 12NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ “NĂNG LỰC CHUNG”CHO HỌC SINH THPT NÔNG CỐNG INgười thực hiện: Trịnh Thị OanhChức vụ: Giáo viênSKKN thuộc lĩnh vực: Sinh họcTHANH HOÁ NĂM 20210 MỤC LỤCPhần I. MỞ ĐẦU.................................................................................................31. Lí do chọn đề tài..........................................................................................32. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................53. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................54. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................54.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết..........................................................54.2. Phương pháp chuyên gia.........................................................................54.3. Phương pháp thực tập sư phạm...............................................................54.4. Phương pháp thống kê toán học..............................................................5PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................61.Cơ sở lý luận...................................................................................................61.1.Một số khái niệm cơ bản..........................................................................62. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm......................102.1. Thực trạng dạy học Sinh học 12 ở trường THPT..................................102.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Sinh học 12 ở trườngTHPT hiện nay..............................................................................................113. Áp dụng phương pháp trạm vào dạy học bài 40 “Quần xã sinh vật và cácđặc trưng cơ bản của quần xã”.........................................................................114. Hiệu quả của SKKN.....................................................................................15Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................201. Kết luận........................................................................................................202. Đề xuất:........................................................................................................20TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................221 Một số chữ viết tắt trong sáng kiếnTHPTTrung học phổ thơngHSHọc sinhGVGiáo viênTSThí sinhSGKSách giáo khoaPPDHPhương pháp dạy học2 Phần I. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiSự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêucầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những địnhhướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tínhhàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hìnhthành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Địnhhướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sángtạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổthơng.Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiếnthức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớmáy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyểntừ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông trong dạy và học” [8]1. Để thực hiện tốt mục tiêu vềđổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhậnthức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng pháttriển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theohướngnày.Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa làtừ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụngđược cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từphương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cáchvận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăngcường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnhviệc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môncần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên mơn nhằm phát triển năng lực gảiquyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động củangười học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa,nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linhhoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các1Đoạn từ “Nghị quyết Hội nghị Trung ương ....... dạy và học” trích dẫn từ TLTK 83 phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuynhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc“Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫncủa giáo viên” [8]2Trong tất cả các mơn học của chương trình THPT, có thể nói Sinhhọc là môn học mà HS ngại học nhất và khó học nhất vì đó là mơn khoa họcthực nghiệm, là mơn khoa học tự nhiên nhưng lượng lí thuyết nhiều và khơkhan, bài tập ít. Gần như trong sách giáo khoa chỉ đề cập đến lí thuyết mà khơngcó các dạng bài tập cụ thể nên việc phát triển năng lực cho HS là một việc làmrất khó khăn với giáo viên. Mặt khác trong những năm gần đây, xu thế đề thimôn Sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia ngày càng dài và khó, HS thi khối B thìmục tiêu hàng đầu là vào các trường thuộc khối Y – Dược nhưng những trườngnày điểm chuẩn rất cao, những trường khác thì cơ hội tìm kiếm việc làm khi ratrường là rất thấp, do đó số HS chọn thi đại học khối B ngày càng ít, mơn Sinhlại càng khơng quan trọng với các em học sinh (có nhiều em có tâm lí đó là mơnphụ nên chỉ cần cố gắng để đạt điểm trung bình là tốt). Vì vậy việc tạo hứng thúcho học sinh khi học Sinh học là rất quan trọng, đòi hỏi mỗi thầy cơ giáo tìmđược những phương pháp dạy học phù hợp, kích thích được tư duy tìm tịi, sángtạo của HS từ đó hình thành nên sự đam mê và tình yêu đối với bộ môn Sinhhọc, để học sinh không quay lưng lại với mơn Sinh học nói riêng và khối B nóichung. Do đó nếu người dạy khơng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theohướng cho học sinh (HS) tìm tịi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận trithức một cách chủ động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gâynhàm chán cho học sinh.Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã khôngngừng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa HS. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau áp dụng chotừng đối tượng học sinh và từng bài giảng. Mỗi phương pháp và kĩ thuật đều cónhững điểm mạnh và điểm yếu, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Khơngmột phương pháp nào là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học,mà tùy vào nội dung bài giảng mà ta có thể phối hợp đa dạng các phương phápvà kĩ thuật.Qua thời gian giảng dạy, tự tìm tịi, tham khảo, học tập của bản thân thôngqua việc dự giờ đồng nghiệp, qua các buổi tập huấn về phương pháp dạy họcmới và những kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó kĩ thuật dạy học mảnh ghép vàtrạm là kĩ thuật thể hiện quan điểm, chiến lược dạy học hợp tác, có tác dụng kíchthích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh,đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹnăng trình bày. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện ngồi những ưu điểm đạtđược thì tơi nhận thấy cịn những điểm hạn chế của kĩ thuật khi áp dụng nên tôi2Đoạn từ “Đổi mới phương pháp dạy học .......hướng dẫn từ giáo viên” trích dẫn từ TLTK số 84 đã mạnh dạn cải tiến, vận dụng và cụ thể hóa phù hợp với định hướng, mục tiêucủa nhà trường, môn học, nội dung kiểu bài lên lớp, điều kiện thực tiễn của giáoviên và đối tượng học sinh.Xuất phát từ những lý do đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng kỹthuật mảnh ghép và trạm trong dạy học Bài 40 “ Quần xã sinh vật và các đặctrưng cơ bản của quần xã” - sinh học 12 nhằm phát triển một số “năng lựcchung” cho HS THPT Nơng Cống I” góp phần thực hiện u cầu đổi mới nộidung và PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS ở phổ thơng.2. Mục đích nghiên cứuThiết kế, xây dựng giáo án dạy học theo phương pháp mảnh ghép và trạmtrong dạy học bài 40“Quần xã sinh vật và các đặc trưng cơ bản của quần xã”- Sinh học 12 nhằm phát triển mọt số “năng lực chung” cho HS như năng lựctư duy sáng tạo, tự chủ; năng lực làm việc nhóm; năng lực giao tiếp, làm chủngôn ngữ...3. Đối tượng nghiên cứuPhương pháp dạy học bài 40 “Quần xã sinh vật và các đặc trưng cơ bảncủa quần xã”4. Phương pháp nghiên cứu4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết- Nghiên cứu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đổi mới PPDH theohướng tích cực hóa việc học của học sinh.- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 12- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sửdụng phương pháp mảnh ghép – trạm trong nội dung bài 40 “Quần xã sinh vậtvà các đặc trưng cơ bản của quần xã” theo hướng phát nâng cao năng lực họctập của học sinh.4.2. Phương pháp chuyên giaGặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiếnlàm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.4.3. Phương pháp thực tập sư phạmThực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tàinghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.4.4. Phương pháp thống kê toán họcPhương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê xác suấttoán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai nhóm: Đối chứng vàthực nghiệm nhằm rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của đề tài.5 PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1.Cơ sở lý luận1.1.Một số khái niệm cơ bản1.1.1.Phương pháp dạy học tích cựcPPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉnhững phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tíchcực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tínhtích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thìgiáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.[6]3Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cáchhọc, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy củathầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS địi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưnggiáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp HS địi hỏi cách dạy tích cựchoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng háiáp dụng PPDH tích cực nhưng khơng thành cơng vì HS chưa thích ứng, vẫnquen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt độngđể dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức,từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trị, sựphối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành cơng.1.1.2. Năng lực chung:Năng lực chung là những năng lực cơ bản thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nềntảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền củacon người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầucủa nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Gồm các năng lực như: Năng lực tưduy phê phán, tư duy logic; Năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ; Năng lực giảiquyết vấn đề; Năng lực làm việc nhóm- quan hệ với người khác; Năng lực giaotiếp, làm chủ ngôn ngữ...[8]41.1.3. Phương pháp kỹ thuật mảnh ghép – trạm1.1.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của phương pháp- Mục tiêu: Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc đem lại tri thức,tạo hứng thú trong học tập cho học sinh giúp nâng cao chất lượng dạy và học.- Nhiệm vụ: Giới thiệu về biến thể kĩ thuật “Trạm”, kết hợp với “Mảnhghép” tóm lược cách vận dụng kĩ thuật này trong dạy học môn Sinh học ởtrường THPT Nông Cống I.1.1.3.2.. Phạm vi áp dụng34Đoạn “Phương pháp dạy học tích cực....... theo phương pháp thụ động” trích dẫn từ TLTK số 6Đoạn “Năng lực chung....... làm chủ ngơn ngữ” trích dẫn từ TLTK số 86 Biện pháp có thể áp dụng đối với những bài học, chủ đề có nội dungtương đối độc lập.1.1.3.3. Kĩ thuật dạy học theo trạmDạy học theo trạm là cách dạy học nhấn mạnh vào khả năng làm việc độclập của các nhóm. Lớp học được chia thành nhiều trạm, bố trí ở các vị trí khácnhau trong lớp, mỗi trạm gắn với một nhiệm vụ cụ thể độc lập các trạm khác.Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm, sẽ luân phiên di chuyển đến cáctrạm tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đếncác trạm chờ. Cứ như thế cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạmthì sẽ lên thuyết trình.Học sinh có thể bắt đầu nhiệm vụ từ một trạm bất kỳa. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo trạmBước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập. Mỗi bài học hay chủđề được xây dựng thành các nội dung khác nhau. Lớp học được chia ra thànhnhiều trạm, mỗi trạm có một nhiệm vụ độc lập tương ứng với nội dung bài học.Các kiến thức độc lập với nhau trong một bài học có thể xây dựng thành một hệthống trạm.Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm. Ở mỗi trạm học tập có thể xây dựngcác loại nhiệm vụ phong phú.Bước 3. Tổ chức dạy học theo trạm trải qua các giai đoạn:* Chuẩn bị nguyên vật liệu cho từng trạm.* Thống nhất nội quy làm việc theo trạm với HS.* HS tiến hành các nhiệm vụ học tập trong từng trạm.* Tổng kết, hệ thống hóa các kiến thứcb. Ưu điểm và hạn chế7 Ưu điểm- HS được học sâu và hiệu quả bền vững: HS được tìm hiểu nội dung họctập theo các phong cách khác nhau, theo các dạng hoạt động khác nhau, do đó,HS hiểu sâu, kiến thức nhớ lâu.- Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái củaHs- Tạo được nhiều không gian cho thời điểm học tập mang tính tích cực:Các nhiệm vụ và hình thức học tập thay đổi tại các góc tạo cho HS nhiều cơ hộikhác nhau (khám phá, thực hành, áp dụng, sáng tạo, chơi,...). Điều này cũnggiúp gây hứng thú tích cực cho HS.- Tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV và HS, HS và HS; GV luôntheo dõi trợ giúp, hướng dẫn khi HS yêu cầu. Điều đó tạo ra sự tương tác caogiữa GV và HS, đặc biệt là HS TB, yếu. Ngoài ra HS được tạo điều kiện để hỗtrợ, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.- Đáp ứng được sự khác biệt của HS về sở thích, phong cách, trình độ vànhịp độ.Hạn chế- Học theo trạm địi hỏi khơng gian lớp học rộng với số lượng HS vừaphải, học sinh phải di chuyển nhiều qua các trạm dễ gây mất trật tự trong tiếthọc.1.1.3.4. Kĩ thuật dạy học mảnh ghépLà hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữacác nhóm nhằm:- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)- Kích thích sự tham gia tích cực của HS.- Thay đổi cách tiếp cận kiến thức của học sinh theo tinh thần chủ độngnhất.a. Cách tiến hành kĩ thuật các mảnh ghép: Kĩ thuật chia làm 2 vịng cụ thể:VỊNG 1: Nhóm chun gia- Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n(n = 1,2,…)]- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câuhỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đềutrả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyêngia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ởvịng 2.8 VỊNG 2: Nhóm các mảnh ghép- Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới ( 1-2 người nhóm I, 1-2 người nhómII, 1-2 người nhóm III.....)- Các câu hỏi và thơng tin từ vịng 1 được các thành viên trong nhóm chianhau trình bày và chia sẻ đầy đủ với nhau.- Khi các thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả các vấn đề và nộidung vòng 1 thì nhiệm vụ được giải quyết.- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ và trình bày, chia sẻ kết quả với nhau.Sơ đồ mô tả kĩ thuật mảnh ghépb. Ưu điểm và hạn chếƯu điểmƯu điểm của kĩ thuật dạy học mảnh ghép là giúp người học đào sâu kiếnthức trong từng lĩnh vực; Phát huy hiểu biết của người học; Phát triển tinh thầnlàm việc nhóm.Hạn chế- Phải đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểuđược bức tranh tồn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụphức hợp ở vòng 2.- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉcó thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vịng 1.1.1.3.5. Biến thể của kĩ thuật trạm kết hợp với mảnh ghép.Mỗi phương pháp và kĩ thuật đều có những ưu điểm và hạn chế, phục vụcho những mục đích khác nhau. Không một phương pháp nào là vạn năng và sửdụng trong tồn bộ q trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài giảng mà ta cóthể phối hợp đa dạng các phương pháp và kĩ thuật. Biến thể của kĩ thuật trạm kếthợp mảnh ghép nhằm khắc phục những hạn chế như:- Kĩ thuật trạm địi hỏi khơng gian lớp học rộng với số lượng HS vừa phải,học sinh phải di chuyển nhiều qua các trạm dễ gây mất trật tự trong tiết học.- Kĩ thuật mảnh ghép đặc điểm của nhiệm vụ ở vòng 2 (mảnh ghép) làmột nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nhóm vịng 1(chun gia) phải nắm vững những kiến thức đã có.9 Do đó tơi khắc phục bằng cách đối với kĩ thuật trạm thực hiện “hàng đingười ở” nghĩa là học sinh ngồi tại vị trí của nhóm quy định và di chuyển nhiệmvụ học tập của các trạm qua các nhóm trong 1 thời gian nhất định. Bên cạnh đókết hợp giải quyết nhiệm vụ phức hợp dựa trên các yếu tố hỗ trợ ở mỗi trạm.Tôi thực hiện trong bài dạy cụ thể như sau:2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.1. Thực trạng dạy học Sinh học 12 ở trường THPT2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viênNhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phươngpháp vấn đáp tìm tịi, trực quan tìm tịi, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc sửdụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nộidung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ sửdụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh học cho bài học, mà khơng có thêm cácsơ đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng cácphương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.Mặc dù việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây.Tuy nhiên, ở trường tôi, qua việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy vẫn cịn tìnhtrạng dạy học theo phương pháp cũ và thiên về thầy đọc, trị chép,… người GVít chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mangtính chất tìm tịi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu vìnghĩ rằng học sinh trường mình có tư duy khơng tốt, lực học nhìn chung đa số ởmức trung bình, nếu thực hiện các phương pháp dạy học tích cực thì các emcũng khơng làm được. Một số đồng chí đã có ý thức đổi mới phương pháp dạyhọc tuy nhiên chưa chú trọng đến việc sở dụng nhiều các phươg pháp để pháttriển năng lực cho HS đặc biệt là nhóm năng lực chung. Do đó, việc đổi mớiPPDH theo định hướng phát triển năng lực HS của trường tôi là cấp bách và cầnthiết, đặc biệt là nhóm năng lực chung đối với HS khối 10.2.1.2. Việc học của học sinhQua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Sinh học 12chiếm tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghichép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em cịn làm việc riêngtrong giờ học, có khi lớp 35 – 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tậptrung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như khơng có hứng thú vàoviệc học tập môn Sinh học 12. Ở những lớp giáo viên sử dụng phương phápthuyết trình, đàm thoại tái hiện, thơng báo… lớp học trầm, ít học sinh phát biểuxây dựng bài, do đó hầu như năng lực của các em ít được phát triển. Ngược lại,ở những lớp, GV sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm,phiếu học tập, sử dụng băng hình… cùng với những câu hỏi tìm tịi, kích thíchtư duy, gây tranh luận thì khơng khí học tập sơi nổi hẳn, các em tích cực phátbiểu xây dựng bài, từ đó các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, nói năng lưu loát10 hơn, quản lí được thời gian tốt hơn và đặc biệt là chủ động hơn trong việc tiếpnhận kiến thức.2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Sinh học 12 ở trườngTHPT hiện nayGiáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởiđể dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS địihỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phảicó năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Ở nhiều trường THPT chưacó đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ mơn như: chưa cóphịng thực hành bộ mơn, chưa có các đồ dùng dạy học cần thiết…Bên cạnh đó một ngun nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và họcSinh học 12 như trên là do hiện nay mơn này khơng được HS coi là mơn họcchính vì khó học nên rất nhiều em khơng sử dụng môn này để thi ĐH cũngkhông thi tốt nghiệp, (đặc biệt là đối với trường tôi đa số các em chọn các mônxã hội để thi). Đối với các em sử dụng môn Sinh để thi thường cũng không chútrọng. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ bng lỏng, thả trôi trong ý thức họctập của nhiều em HS.3. Áp dụng phương pháp trạm vào dạy học bài 40 “Quần xã sinh vật và cácđặc trưng cơ bản của quần xã”Đối với bài học này với thời lượng chương trình theo phân phối là 1 tiết, nên đểsử dụng phương phápPhần I: Khái niệm quần xã sinh vật.Phần II: Một số đặc trưng cơ bản của quần xã.Phần III: Quan hệ giữ các loài trong quần xã.Trong sáng kiến này, tôi chỉ áp dụng kỹ thuật mảnh ghép – trạm đối vớiphần III còn phần I và phần II, tơi sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tịi và sửdụng hình ảnh trực quan. Phần III tơi cho HS được tiến hành trong thời giankhoảng 25 – 30 phút trên lớp.Theo tơi, có thể áp dụng kỹ thuật mảnh ghép – trạm để dạy phần quan hệgiữa các loài trong quần xã tơi tổ chức theo trình tự như sau:* Hoạt động 1: Khởi động (trong tiết sinh hoạt lớp 30 phút)- Trò chơi lật mảnh ghép: Giáo viên trình chiếu giới thiệu về quần xã sinh vậtđầm lầy Mangrove Ấn Độ và giới thiệu tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu bài 40:Quần xã sinh vật và các đặc trưng cơ bản của quần xã.Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ (trong tiết sinh hoạt lớp) Hình thànhnhóm chun gia vịng 1 (kĩ thuật mảnh ghép)Bước 1: Hình thành nhóm chuyên giaGiáo viên chia lớp thành 6 nhóm chuyên gia (6-7 người), tương ứng với nộidung của 6 trạm11 + Trạm 1: Chuyên gia về: Quan hệ hội sinh.+ Trạm 2: Chuyên gia về: Quan hệ hợp tác.+ Trạm 3: Chuyên gia về: Quan hệ cộng sinh.+ Trạm 4: Chuyên gia về: Quan hệ ức chế cảm nhiễm.+ Trạm 5: Chuyên gia về: Quan hệ cạnh tranh.+ Trạm 6: Chuyên gia về: Quan hệ vật ăn thịt – con mồi và ký sinhvật chủ.Hiện tượng khống chế sinh học.- u cầu 6 nhóm học sinh ngồi đúng vị trí phân công. Các em sẽ quy định sốthứ tự từ 1 cho đến hết.- Quy định các trạm như sau: Mỗi chuyên gia chủ động tìm hiểu về nội dung màmình được phân cơng thơng qua các tài liệu SGK, tài liệu tham khảo, mạnginternet, rồi viết nội dung tìm hiểu được ra giấy nháp. Giáo viên phát đồ dùnggồm 1/4 tờ giấy A0, 1 bút dạ, hộp bút màu và yêu cầu các nhóm sau khi nghiêncứu các nguồn tài liệu tham khảo thì thực hiện các cơng việc sau: chia tờ giấyđược phát thành 3 phần, 1 phần ngồi cùng vẽ hình minh họa về mối quan hệ đó(cơng việc này các nhóm làm ở nhà), tóm tắt 2 nội dung chính về đặc điểmvà lấyví dụ cụ thể mà các nhóm đã được phân cơng nghiên cứu lên 2 phần cịn lại.* Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật( thựchiện trên lớp)Bước 2: Hình thành nhóm học tập mới vòng 2 (biến thể trạm - hàng đingười ở).Cho các em hình thành nhóm học mới bằng cách như sau:- Nhóm học tập 1: Tất cả các em số 1 của 6 nhóm chuyên gia.- Nhóm học tập 2: Tất cả các em số 2 của 6 nhóm chuyên gia.- Nhóm học tập 3: Tất cả các em số 3 của 6 nhóm chuyên gia.- Nhóm học tập 4: Tất cả các em số 4 của 6 nhóm chuyên gia.- Nhóm học tập 5: Tất cả các em số 5 của 6 nhóm chuyên gia.- Nhóm học tập 6: Tất cả các em số 6 của 6 nhóm chuyên gia.Các em cịn dư ra ở mỗi nhóm chun gia ( Ví dụ số số 7 của các nhóm, GVsẽ điều phối về các từ nhóm 1 đến nhóm 6 để sao cho thành viên của mỗinhóm học tập là đồng đều nhau).Bước 3: Sau khi thành lập nhóm GV đưa ra quy định cụ thể:- Quy định mỗi nhóm học tập sẽ ở mỗi trạm và được chuyên gia của trạmđó giảng và giới thiệu kiến thức trong vịng 4 phút.- Tại mõi trạm lần lượt các chuyên gia của mỗi lĩnh vực có nhiệm vụ chia sẻlại nội dung mình đã tìm hiểu cho các thành viên khác trong nhóm.12 - Mỗi trạm có thời gian là 3 phút để thực hiện nhiệm vụ, hết thời gian khinghe khẩu lệnh “ chuyển hàng” của giáo viên, các nhóm thực hiện chuyển hàngtheo sơ đồ:Đốivớivịng 2 (nhóm ghép) đặt tên các nhóm theo số thứ tự: A, B, C, D, E, FSau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở các trạm, học sinh di chuyển về vị trí nhómchun gia ban đầu.- Các thành viên của nhóm nghe và ghi chép theo ý của mình.- Sau 3 phút, nhóm học tập lại di chuyển theo tiếp đến các trạm tiếp theo,khi đến trạm nào thì chun gia của trạm đó sẽ giảng cho các bạn.- Sau khi hết thời gian, từng trạm kiến thức, các bạn ( không phải chuyêngia) sẽ lên trình bày .- Điểm của các bạn trình bày sẽ lấy cho cả các bạn chuyên gia và nhómtrưởng của nhóm chuyên gia.Bước 4: Thực hiện học tập ở các trạm( Mỗi trạm có thời gian 3 phút )HOẠT ĐỘNG 3: :(10 phút)Tổng kết nội dung (trị chơi tích lũy điểm), vàmở rộng nâng cao kiến thức.GV gọi một em lên trình bày (lưu ý khơng phải em nhóm chuyên gia)GV chốt kiến thức..HOẠT ĐỘNG 4 . Kiểm tra kết quả học tậpĐánh giá kết quả học tập (8 phút)a. GV tổ chức cho HS tự đánh giá (4 phút)GV tổ chức cho HS tự đánh giá (học sinh trong nhóm tự đánh giá lẫn nhautheo mẫu GV đã phát cho các nhóm 1 tuần trước) và đánh giá đồng đẳng giữacác nhóm dựa vào các tiêu chí đánh giá (theo mẫu).Phiếu số 1: CÁC NHÓM ĐÁNH GIÁ CHÉO (Mỗi nhóm đánh giá và chấm điểm1 nhóm khác) cụ thể nhóm 1 đánh giá nhóm 2, nhóm 2 đánh giá nhóm 3, nhóm 3đánh giá nhóm 4, nhóm 4 đánh giá nhóm 4, nhóm 5 đánh giá nhóm 6 và nhóm 613 đánh giá nhóm 1.Tiêu chíTrình bày kiến thức về mối quan hệ trong quần xãĐiểm Điểmtốiđạtđa được5điểmHoạt động nhóm nghiêm túc, sản phẩm sáng tạo đầy đủ nội 3dungđiểmTrình bày rõ ràng và sinh độngTổng2điểm10b. Giáo viên đánh giá kết quả cả quá trình học (4 phút)* Phương pháp đánh giá:- Quan sát- Trình diễn thực- Thái độ học tập- Trình bày sản phẩm nhóm, thảo luận nhóm- Trình bày ý tưởng giải quyết vấn đề- Kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của các nhóm* Tiêu chí đáng giá của GV:+ Quan sát: HS biết cách quan sát, tìm tịi, biết nhận xét.+ Quan sát các em chuyên gia giảng và đánh giá.+ Thái độ học tập: Hợp tác, vui vẻ, tích cực+ Trình bày sản phẩm nhóm, thảo luận nhóm: Trình bày rõ ràng, lo gic, sángtạo, đa dạng, giải quyết được vấn đề đặt ra…+ Kết quả: Đưa ra được nhiều lời khuyên hay, sáng tạo, hiệu quả, vận dụngđược kiến thức bài học vào giải quyết tình huống thực tiễn…+ Căn cứ kết quả đánh giá của các nhóm (qua phiếu đánh giá)* Đánh giá chung- Giáo viên tập hợp kết quả kiểm tra, các ý kiến tự đánh giá, đánh giá đồngđẳng. Đồng thời theo tinh thần học tập, tham gia dự án, mục đích, nhiệm vụ đặtra mà giáo viên quan sát, theo dõi được trong suốt quá trình thực hiện dự án đểđưa ra nhận xét, đánh giá chung.14 - Tun dương, khích lệ những cá nhân, nhóm có phần trình bày tốt, đạtkết quả thực hiện dự án ở mức tốt và mức xuất sắc.- Nhắc nhở học sinh ý thức tham gia chưa thực sự tích cực và nói lên mongmuốn chủ đề tiếp theo sẽ thấy được sự nhiệt tình hơn từ các em.4. Hiệu quả của SKKNSau khi kết thúc tiết học, tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rấtnhiều so với trước đây. Từ việc các em chủ động giải quyết các vấn đề trong cáctrạm, các nhóm “chuyên gia” và nhóm “ghép” đã giúp các em dễ dàng vận dụngcác kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, bài tập sinh học liên quan một cáchhiệu quả nhất. Đồng thời HS còn học được phương pháp học tập, tăng tính chủđộng, sáng tạo, phát triển tư duy và hứng thú với môn học. Và hơn hết là pháttriển kĩ năng trình bày, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hợp tác. Để chắc chắn hơnvào tính hiệu quả của những biện pháp trên, tôi đã tiến hành khảo sát lại kết quảở khối 12 (năm học 2020-2021). Hình thức khảo sát được tiến hành bằng bàikiểm tra 15 phút trên giấy (cho mỗi lần khảo sát) và mức độ hứng thú của họcsinh trong các tiết học.Bài này được dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáoán- Giáo án thực nghiệm có sử dụng phương pháp mảnh ghép – trạm vàosoạn bài và giảng dạy.- Giáo án đối chứng không sử dụng phương pháp thông thường hỏi- đáp.Sau khi dạy xong bài một thời gian, để kiểm tra độ bền của kiến thức, tôitiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh bằng hệ thống câuhỏi trong đề kiểm tra15 phút ngay sau tiết này.Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau:2.4.1. Kết quả định lượng- Lớp đối chứng (ĐC) : 12B9,12B10- Lớp thực nghiệm (TN): 12B1,12B2LớpSốHSSố học sinh đạt điểm xi12345678910Lớp 12B9 36ĐC12B10 3800148107510012310115600Lớp 12B1TN12B2400001786762370002686951Bảng 1. Bảng tần suất15 LớpSốHSSố học sinh đạt điểm xi12345678910Lớp ĐC7401371821121110Lớp TN770003131612161149101.350Bảng 2. Bảng tổng hợp tần suấtxi12345678Lớp ĐC (%) 0 1.35 4.05 9.46 24.32 28.38 16.22 14.86Lớp TN (%)0003.90 16.08 20.78 15.58 20.78 14.29 8.19Bảng 3. Bảng phân phối tần suấtQua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểmkhá giỏi đều cao hơn 2 lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dướitrung bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy HS 2 lớpthực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyênnhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, HS hứng thú họctập, tích cực, chủ động, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm chokhơng khí lớp học sơi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu vànhớ bài tốt hơn.Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, HS vẫn chăm chútiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sửdụng phương pháp truyền thống như thơng báo, giải thích nên q trình làm việcthường nghiêng về giáo viên.16 2.4.2. Kết quả định tínhQua q trình phân tích bài kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đốichứng và theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tơi có những nhận xét sau:- Ở 2 lớp đối chứng:+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức.Tính độc lập nhận thức khơng thể hiện rõ, cách trình bày rập khn trong SGKhoặc vở ghi của giáo viên.+ Việc vận dụng trí thức đối với đa số các em cịn khó khăn, khả năngkhái quát hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.+ Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng rụtrè chưa nhiệt tình, chưa mạnh dạn, chỉ vào kiến thức SGK để trả lời mà chưa cósự đầu tư thời gian để mở rộng thêm.Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lơgic,chặt chẽ.- Ở 2 lớp thực nghiệm:+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ+ Lập luận rõ ràng, chặt chẽ. Tinh thần phối hợp làm việc trong nhóm tốt+ Độc lập nhận thức, trình bày vấn đề một cách chủ động theo quan điểmriêng từng nhóm, không theo nguyên mẫu SGK hoặc của giáo viên+ Các em tham gia hoạt động với tinh thần say mê, hào hứng, khơng khígiờ học thoải mái.+ Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít học sinh chưa nắm vững nội dung bài học,khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức chưa tốt, việcthảo luận cịn chiếu lệ, trình bày phần thi hời hợt.2.4.3. Kết luận chung về thực nghiệmVới kết quả thực nghiệm này, chúng tơi có thêm cơ sở thực tiễn để tintưởng vào khả năng ứng dụng phương pháp mảnh ghép - trạm theo hướng mà đềtài đã chọn.Qua thực nghiệm dạy học có sử dụng phương pháp đóng vai, tơi nhậnthấy:- Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơnvà hiệu quả cao hơn, kiến thức thu được của các em do có đầu tư nên sâu hơn,HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng bài tốt hơn.- Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho HS như quansát, phân tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc độc lập, trình bày một vấn đềtrước tập thể.- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trungvào việc đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. Thông qua phương pháp,HS trong nhóm và giữa các nhóm phát biểu ý kiến, tranh luận, bổ sung cho các17 thành viên nhóm tạo khơng khí học tập rất tích cực, nâng cao hiệu quả tiếp thu,lĩnh hội tri thức của HS.Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên tôi chưa thựchiện thực nghiệm được trên quy mơ lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thựcnghiệm chắc chắn chưa phải là tốt nhất.Mặc dù vậy, qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, việc sử dụngphương pháp mảnh ghép – trạm vào dạy học Sinh học là điều rất cần thiết ở mộtsố bài, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo nên sự đa dạng trong phươngpháp, đặc biệt là phát triển được năng lực nhất là nhóm năng lực chung cho HS,đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiệnnay.MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHH1: sản phẩm của nhóm 1. H2: Sản phẩm nhóm 2H3: Sản phẩm của nhóm 3H4: Sản phẩm của nhóm 4 H5: Sản phẩm của nhóm 5 H6: Sản phẩm nhóm 618 H7: Nhóm 6 báo cáoH8: nhóm 6 báo cáoH8: hoạt động nhómH9: nhóm 1 báo cáoH10: Nhóm 5 báo cáoH11: Đồng hồ bấm thời gian khi các nhóm báo báoPhần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luậnTừ những kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận chính sau:19 Qua kết quả thực nghiệm dạy học theo phương pháp mảnh ghép – trạmcho thấy: dạy học theo phương pháp này rất có hiệu quả trong việc phát huy tínhtích cực, chủ động cho học sinh. Tuy nhiên, các GV vận dụng hình thức dạy họcnày vẫn chưa phổ biến, nguyên nhân là do việc cập nhật phương pháp dạy họcmảnh ghép – trạm của người dạy và một số khó khăn khi triển khai, điều kiện cơsở bàn cơ sở bàn ghế chưa phù hợp, thời lượng cho tiết học chưa phù hợp.Kết quả thực nghiệm sư phạm về dạy học theo hình thức mảnh ghép –trạm cho thấy học sinh học tập hứng thú, tích cực, kết quả thu nhận kiến thức tốthơn nhiều so với phương pháp truyền thống lâu nay áp dụng. Bước đầu rènluyện được một số năng lực học tập tích cực cho học sinh như: chủ động, sángtạo, chia sẻ và tinh thần tập thể, kỹ năng hoạt động nhóm...2. Đề xuất:Qua quá trình nghiên cứu thực hiện, chúng tơi đề xuất một số kiếnnghị sau:o Việc dạy học bước đầu đem lại hiệu quả do đó cần được mở rộng ởtrong các trường THPT không chỉ ở môn sinh họa mà ở nhiều môn khác.o Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về đổi mới phương phápdạy học, triển khai hình thức dạy học mảnh ghép – trạm cho đông đảo đội ngũgiáo viên trong các nhà trường.o Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở phần các mối quanhệ trong quần xã. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tổchức dạy học theo phương phám mảnh ghép – trạm phù hợp với nội dung củanhiều bài và nhiều lớp học khác đặc biệt môn Sinh học. Do đó cần có hướngnghiên cứu mở rộng thêm ở các nội dung và các cấp khác đặc biệt là cấp THPT.o Để tổ chức một tiết học thành cơng thì cơng tác chuẩn bị của GVcũng rất quan trọng. Bên cạnh đó việc đầu tư các trang thiết bị phòng học đầyđủ, đặc biệt thiết kế bàn ghế sao cho HS dễ dàng di chuyển trong quá trình họctập, và thời lượng cho tiết học phải là 2 tiết liền kề( 90p) thậm chí nhiều hơnoDo khả năng và thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉdừng lại ở những kết luận ban đầu và nhiều vấn đề chưa đi sâu. Vì vậy khơngthể tránh khỏi những thiếu sót, do đó tơi kính mong nhận được sự góp ý của quývị để đề tài dần hồn thiện hơn.Tơi xin chân thành cảm ơn !XÁC NHẬN CỦA THỦTRƯỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2021Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết, không sao chép nội dung của người20 khác.Người viết:Trịnh Thị OanhTÀI LIỆU THAM KHẢO21 [1] Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.[2] Sách giáo viên sinh học 12 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.[3] Hướng dẫn dạy học sinh học ở trường phổ thông - Nhà xuất bản giáo dục.[4] Lí luận dạy học sinh học - Nhà xuất bản giáo dục.[5] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và chuẩn kí năng sinh học 12 - Nhàxuất bản giáo dục.[6] Tài liệu BDTX Module 18 “Phương pháp dạy học tích cực” – Bộ Giáo dụcvà Đào tạo[7] Nghị Quyết số 29-NQ/TW, BCH TW Đảng khóa XI.[8] Tài liệu tập huấn: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển nănglực của HS – Bộ Giáo dục và Đào tạo[9] Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet về phương pháp mảnh ghép –trạm- Nguồn: Tailieu: text.123doc.org- Nguồn: DANH MỤC22 CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đà ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNHGIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAOHƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊNHọ và tên tác giả: TRỊNH THỊ OANHChức vụ và đơn vị công tác: giáo viênTTTên đề tài SKKNKết quảCấp đánhđánh giáNăm họcgiá xếp loạixếp loại đánh giá xếp(Phòng, Sở,(A, B,loạiTỉnh...)hoặc C)1.Kinh nghiệm dạy học chủ đề Sở GD &"Hệ sinh thái "sinh học 12ĐT Thanhbằng hoạt động "trải nghiệm Hóasáng tạo" nhằm nâng caophẩm chất, năng lực học sinhtrường THPT Nông Cống I.B2018- 20192.Dạy học theo định hướng Sở GD &STEM chủ đề "Hướng động ĐT Thanhở thực vật" sinh học 11 gắn Hóaliền với "Nghệ thuật Bonsai"nhằm nâng cao phẩm chất,năng lực học sinh trườngTHPT Nông Cống I "C2019 – 202023

Tài liệu liên quan

  • BÀI 55 KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ BÀI 55 KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
    • 9
    • 1
    • 5
  • KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ ppt KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ ppt
    • 5
    • 996
    • 0
  • BÀI 55 KHÁI NIỆM VÀ CÁC  ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ(KHTN) BÀI 55 KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ(KHTN)
    • 17
    • 1
    • 3
  • quần xã và các đặc trưng cơ bản của quần xã quần xã và các đặc trưng cơ bản của quần xã
    • 24
    • 1
    • 1
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p10 doc Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p10 doc
    • 5
    • 657
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p9 pot Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p9 pot
    • 5
    • 602
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p8 ppsx Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p8 ppsx
    • 5
    • 651
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p7 pdf Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p7 pdf
    • 5
    • 426
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p6 pot Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p6 pot
    • 5
    • 477
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p5 pot Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p5 pot
    • 5
    • 540
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.78 MB - 24 trang) - Sử dụng kỷ thuật mảnh ghép và trạm trong dạy học bài 40 quần xã sinh vật và các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh học 12 nhăm phát triển một số năng lực chung cho học sinh THPT nông cống i Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dạy Học Theo Kĩ Thuật Mảnh Ghép