Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Tích Cực Cho Giáo Trình Market ...
Có thể bạn quan tâm
- Giảng viên: Nguyễn Thị Mai Sương
- Khoa: Ngôn ngữ Anh
Hiện nay việc học Tiếng Anh đang trở nên vô cùng quan trọng đối với sinh viên tại các trường đại học. Nhưng câu hỏi luôn được đặt ra là làm thế nào để việc dạy và học trở nên hiệu quả hơn. Với cách tiếp cận mới là lấy người học làm trung tâm thì việc dạy và học Tiếng Anh đang có những biến chuyển tích cực và những đổi mới trong phương pháp theo hướng dạy và học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH tích cực ) là một thuật ngữ rút gọn , được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục , dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết và phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Bốn đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác; Kêt hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Trong 4 phương pháp dạy học tích cực này thì cá nhân tôi đánh giá cao nhất phương pháp dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Tự học là một hình thức học. Vậy hoạt động tự học cũng phải có mục đích, nội dung và phương pháp phù hợp. Hình thức tự học có hướng dẫn vừa phải đảm bảo thực hiện đúng quan điểm dạy học hiện đại vừa phù hợp với đặc điểm nhận thức của sinh viên. Cần hiểu mối quan hệ giữa dạy và tự học là quan hệ giữa tác động bên ngoài và hoạt động bên trong. Tác động dạy của giáo viên là bên ngoài hỗ trợ cho sinh viên tự phát triển, chỉ có tự học của sinh viên mới là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân sinh viên. Hình thức tự học có hướng dẫn là hướng dẫn để sinh viên tự học. Trong tự học có hướng dẫn, sinh viên nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: từ tài liệu hướng dẫn và trực tiếp từ giáo viên. Hoạt động tự học của sinh viên có nhiều khâu, nhiều bước, được tiến hành thông qua các hoạt động học tập của chính bản thân họ. Đây là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định. Vì vậy, quá trình tổ chức dạy học phải làm cho hoạt động học của sinh viên chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động. Sinh viên biết tự sắp xếp, bố trí các công việc sẽ tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các điều kiện, phương tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả hoạt động tự học của chính mình.
Thái độ hợp tác của sinh viên là vô cùng quan trọng nhưng yếu tố hướng dẫn của người thầy cũng không hề bị coi nhẹ. Thầy cô giáo sẽ như con thuyền chèo lái chuyến đò có những sinh viên là khách qua sông. Vậy trong mỗi tiết giảng giáo viên cần phải hết sức tâm huyết và có những phương pháp giảng dạy tích cực để khêu gợi và truyền cảm hứng tự học cho các em sinh viên. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy Tiếng Anh nói riêng, giáo viên có thể vận dụng các kĩ thuật dạy học đa dạng để giúp cho bài giảng của mình hiệu quả mà vẫn rất sinh động và lôi cuốn. Các kĩ thuật mà giáo viên có thể sử dụng bao gồm: kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật làm dự án, kĩ thuật đóng vai và đổi vai, kĩ thuật bàn tay nặn bột. Các kĩ thuật này đều rất hữu ích cho mỗi môn học khác nhau và có thể linh hoạt vận dụng trong từng môn nhưng cá nhân tôi đang giảng dạy môn Tiếng Anh thì tôi muốn chọn kĩ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn, dự án và đóng vai, đổi vai để lồng ghép vào quá trình giảng dạy của mình.
Hiện nay trường Đại học Đại Nam đang chuẩn bị đưa vào sử dụng bô giáo trình Market Leader (ấn bản lần 3) của các tác giả: David Cotton, David, Falvey và Simon Kent cho sinh viên khóa 14. Cá nhân tôi cảm nhận Market Leader mang lại nhiều giá trị cho cả giáo viên lẫn sinh viên. Và tôi nghĩ nếu chúng ta vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào để ứng dụng giảng dạy giáo trình này thì chúng ta sẽ khai thác tốt hơn nữa các phần trong sách Market Leader. Lấy ví dụ là giáo viên có thể vận dụng kĩ thuật mảnh ghép cho phần Language Review để đạt hiệu quả giảng dạy cao nhất.
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
Cách tiến hành:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ ngữ pháp A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ ngữ pháp B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ ngữ pháp C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.
- Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
Từ khóa » Dạy Học Theo Kĩ Thuật Mảnh Ghép
-
Phương Pháp Dùng “Các Mảnh Ghép” Là Cách Dạy Học Tốt | Báo Dân Trí
-
Cách Thực Hiện Kỹ Thuật CHUYÊN GIA - MẢNH GHÉP - YouTube
-
Kĩ Thuật Mảnh Ghép Trong Dạy Học - YouTube
-
Các Kỹ Thuật Dạy Học Tích Cực/Kĩ Thuật "Các Mảnh Ghép" - VLOS
-
Hai Kĩ Thuật Dạy Học: Khăn Trải Bàn Và Các Mảnh Ghép
-
Top 9 Ví Dụ Về Kĩ Thuật Dạy Học Mảnh Ghép 2022 - Hỏi - Đáp
-
Phát Huy Tính Tích Cực Học Tập Của Người Học Thông Qua Kĩ Thuật "dạy ...
-
Top 15 Dạy Học Theo Kĩ Thuật Mảnh Ghép
-
Kĩ Thuật Dạy Học “các Mảnh Ghép” Trong Dạy Học Môn Hóa Học 9
-
Phương Pháp Dạy Học Hợp Tác Theo Nhóm Và Kỹ Thuật Mảnh Ghép ...
-
Ví Dụ Về Kĩ Thuật Dạy Học Mảnh Ghép - Trần Gia Hưng
-
Kĩ Thuật Dạy Học "Các Mảnh Ghép" - Trường THPT Lưu Nhân Chú
-
Sử Dụng Kỷ Thuật Mảnh Ghép Và Trạm Trong Dạy Học Bài 40 Quần Xã ...
-
Sử Dụng Kỹ Thuật Mảnh Ghép Trong Môn Vật Lý - Tài Liệu Text - 123doc
-
Kỹ Thuật Mảnh Ghép - Trường TH Âu Cơ
-
32 KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC HIỆU QUẢ NHẤT MÀ GIÁO ...
-
Trường Tiểu Học Hà Kỳ - TMT - QLNT