Trường Tiểu Học Hà Kỳ - TMT - QLNT

Số hóa Giới thiệu Học sinh Giáo viên Thư viện Thiết bị Tài nguyên Trang vàng Thi online Xem điểm Hệ thống PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ KỲ Video hướng dẫn Đăng nhập

CHUYÊN ĐỀ 1: VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP 4+5

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mục tiêu của giáo dục địa lí trong trường Tiểu học không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh các tri thức của khoa học địa lí một cách có hệ thống mà còn phải hướng đến việc phát triển những năng lực cần thiết cho các em để đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đó là các năng lực hoạt động, tham gia hòa nhập với cộng đồng và biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, phù hợp với khả năng của từng học sinh.

Hè năm 2018, Giáo viên đã được tập huấn chuyên đề về một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong môn địa lí không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh... Với giáo viên thì các kỹ thuật dạy học tích cực không phải là vấn đề quá mới mẻ nhưng cũng không phải là ai cũng thực hiện được một cách dễ dàng bởi việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều tiết còn mang tính hình thức... Riêng đối với giáo viên tổ 4+5 của trường Tiểu học Hà Kỳ, việc ứng dụng các kỹ thuật dạy học còn khá khiêm tốn, một phần do trang bị của giáo viên về kỹ thuật dạy học còn hạn chế, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh...

Từ thực tế trên, tổ chuyên môn mạnh dạn thực hiện chuyên đề "Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng trong giảng dạy địa lí lớp 4+5" với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy học với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng của môn học.

2. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ

2.1.Về giáo viên:

Thông thường khi dạy bài địa lí giáo viên thường tổ chức cho học sinh xem lại các bài đã học, theo lệnh ở sách giáo khoa. Dùng phương pháp vấn đáp; giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời nhắc lại nội dung của từng yêu cầu, lần lượt cho đến hết bài. Một số giáo viên đã đưa ra bản đồ để học sinh chỉ vị trí, địa danh của từng vùng miền nhưng phần đông giáo viên ít chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh như: sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu.

Một số GV đã vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực nhưng còn gặp khó khăn về mặt thời gian, cơ sở vật chất hay sự chuẩn bị hoặc hiểu biết của học sinh.

2.2. Về phía học sinh:

Đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Số ít học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh lười học, chưa có sự say mê học tập. Một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học. Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh…thì còn rất lúng túng hoặc trả lời mang tính chất chung chung.

3. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN

Hiện nay, việc áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn hạn chế. Nguyên nhân là do một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng những kĩ thuật dạy học tích cực rất khó áp dụng vào giảng dạy trong thời gian từ 35-40 phút trên lớp nên cũng rất ít sử dụng các kĩ thuật này. Ngoài ra còn do cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học chưa đảm bảo ... Đời sống còn nhiều khó khăn nên chưa đầu tư thỏa đáng trong việc chuẩn bị đủ đồ dùng hay phương tiện hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. TÌM HIỂU VỀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Kỹ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy.

Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng là những thành phần của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng.

2. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Xuất phát từ cơ sở thực trạng nói trên, tổ chuyên môn nhận thấy việc nghiên cứu đổi mới phư­ơng pháp và vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy môn Lịch sử và Địa lí . Phần Địa lí lớp 4+ 5 là một trong những việc làm cần thiết nhằm từng bước khắc phục, tháo gỡ dần thực trạng nói trên để nâng cao hiệu quả giờ dạy và tạo điều kiện cho mọi đối t­ượng học sinh trong lớp tham gia vào việc lĩnh hội kiến thức.

1. Kỹ thuật mảnh ghép:

  1. .Khái niệm:

Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:

  • Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

1.2 Cách tiến hành

Kỹ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”: Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu sâu 1 vấn đề. Sau 1 thời gian nhất định thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và trình bày được kết quả của nhóm.

- Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh ở các nhóm chuyên sâu khác nhau lại tập hợp lại thành nhóm mới là nhóm mảnh ghép. Và nhóm “mảnh ghép” nhận được một nhiệm vụ mới, nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”.

Tuy nhiên trong quá trình vận dụng GV có thể tổ chức linh hoạt hoặc kết hợp với kĩ thuật dạy học khác để mang lại hiệu quả cao

1.3 Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy địa lí lớp 4+5

Trong quá trình giảng dạy địa lí lớp 4+5, có thể áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép” vào 1 số bài sau:

TUẦN

LỚP

TÊN BÀI

TÊN HĐ SỬ DỤNG KT MẢNH GHÉP

5

4

Trung du Bắc Bộ

HĐ1: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải

6

4

Tây Nguyên

HĐ1, câu hỏi 2: Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên

7

4

Một số dân tộc ở Tây Nguyên

HĐ3: Trang phục lễ hội

11

4

Ôn tập

HĐ2: Đặc điểm thiên nhiên

13

4

Người dân ở ĐBBB

HĐ2:Cách sinh sống của người dân ĐBBB

……

………………………

……………………………………..

6

5

Đất và rừng

HĐ1: Các loại đất chính ở Việt Nam

HĐ3: Các loại rừng ở nước ta

7

5

Ôn tập

HĐ3: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố tự nhiên VN

15

5

Thương mại và du lịch

HĐ3: HĐ thương mại của nước ta

……..

……

………………………..

……………………………………

Trong điều kiện giảng dạy trên lớp, trong thời gian 1 tiết học, kỹ thuật mảnh ghép thích hợp nhất là vào những phần khi thảo luận bao gồm 2 nội dung chính. Cách tiến hành như sau:

+ Trong giai đoạn 1, giáo viên chia lớp thành 8 hoặc 10 nhóm theo các bàn. Yêu cầu các nhóm lẻ (nhóm 1,3,5,7,) thảo luận 1 nội dung; các nhóm chẵn (nhóm 2,4,6,8) thảo luận 1 nội dung bài học. Sau thời gian 2 đến 3 phút các thành viên trong nhóm đã nắm vững nội dung thảo luận của nhóm mình.

Sang giai đoạn 2 giáo viên yêu cầu các nhóm lẻ sẽ quay xuống dưới và tạo thành nhóm mới là các nhóm: 1 và 2 tạo thành nhóm A; 3 và 4 là nhóm B; 5 và 6 là nhóm C; 7 và 8 tạo thành nhóm D. Như vậy ở vòng 2 này các nhóm mới đã biết đầy đủ nội dung bài học và điền kết quả thảo luận vào bảng phụ để trình bày trước lớp.

Khi áp dụng kỹ thuật mảnh ghép nếu chia nhóm như ở trên thì học sinh không phải thay đổi chỗ ngồi nhiều gây lộn xộn lớp. Đồng thời tham gia tích cực quá trình thảo luận và nắm vững nội dung bài học

- Sau 4 phút đại diện các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN

HOÀNG LIÊN SƠN

TÂY NGUYÊN

Địa hình

Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng thường hẹp và sâu

Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau

Khí hậu

Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi

Có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô

* Ví dụ 2: Bài 5 – lớp 5: Vùng biển nước ta

Cách tiến hành:

HĐ 3: Vai trò của biển

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia

- GV nêu yêu cầu và nêu nhiệm vụ cụ thể: Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 5- 6 HS). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.

+ Nhóm 1: Biển có vai trò như thế nào đối với sản xuất?

+ Nhóm 2: Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

+ Nhóm 3: Kể tên một số bãi biển của nước ta mà em biết?

+ Nhóm 4: Kể tên một số hải sản của nước ta?

Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép

- GV giao tiếp nhiệm vụ: Em hãy nêu vai trò của biển.

- Hình thành nhóm mới khoảng từ 5- 6 HS (bao gồm 1-2 HS từ nhóm 1; 1-2 HS từ nhóm 2; 1-2 HS từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.

* Tổng kết, đánh giá sau HĐ trên: GV cùng HS đánh giá kết quả đạt được sau HĐ3

2. Kỹ thuật “khăn trải bàn”

  1. Khái niệm

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm:

  • Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

2.2 Cách tiến hành

  • Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0

2.3 Vận dụng kỹ thuật “khăn trải bàn” vào chương trình Địa lí 4+5

Trong chương trình Địa lí 4+5 có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào tất cả các bài học. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng mất nhiều thời gian nên trong giảng dạy có thể sử dụng vào một số bài với những câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở như sau:

TIẾT

LỚP

TÊN BÀI

TÊN HĐ

ND THẢO LUẬN

5

4

Tây Nguyên

HĐ1: Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng

Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên

8

4

HĐSX của người dân ở TN( tiếp)

HĐ2: Rừng và việc khai thác rừng ở TN

Rừng TN cho ta những sản vật gì? Việc khai thác rừng hiện nay ntn?

17

4

Đồng bằng Nam Bộ

HĐ2: Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt

Nêu đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch ở ĐBNB

……

…….

………………..

…………………

………………………

4

5

Sông ngòi

HĐ1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa

Nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta

5

5

Vùng biển nước ta

HĐ1: Đặc điểm của vùng biển nước ta

Em hãy tìm những đặc điểm tiêu biểu của vùng biển VN

10

5

Nông nghiệp

HĐ2: Giá trị của lúa gạo và các cây nông nghiệp lâu năm

Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo và trở thành nước xuất khẩu nhiều lúa gạo trên thế giới

…….

…….

…………………

…………………..

…………………….

* Ví dụ 2: Bài : Khí hậu - lớp 5

Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể: Lớp được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 người. Thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất?

  • Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa.
  • Tập trung vào câu hỏi.
  • Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
  • Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.
  • Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tờ giấy A0.
  • Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
  • GV cùng HS đánh giá kết quả đạt được sau HĐ3

HĐ 3: Ảnh hưởng của khí hậu

- GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể: Lớp được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 người. Thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất?

Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa.

  • Tập trung vào câu hỏi.
  • Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
  • Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.
  • Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tờ giấy A0.
  • Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
  • GV cùng HS đánh giá kết quả đạt được sau HĐ3

3. Sơ đồ tư duy

3.1 Khái niệm

Sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả.

Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh gây ra những kích thích mạnh trên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền.

3.2 Cách tiến hành

  • Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay chủ đề, nội dung chính.
  • Từ chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.

3.3 Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Địa lí 4+5

Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong tất cả các bài học với các mức độ và nội dung khác nhau. Về mức độ sử dụng, có thể là một phần hoặc toàn phần. Về hoạt động sử dụng, có thể sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, luyện tập củng cố và cả hoạt động chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và trong kiểm tra thường xuyên định kì.

4. Kĩ thuật “ 3 lần 3”

Kĩ thuật “ 3 lần 3” là kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh

Trong giảng dạy địa lí , kĩ thuật này thường sử dụng đối với các vấn đề đánh giá ưu điểm, nhược điểm hoặc thuận lợi khó khăn của một nguồn lực nào đó trong phát triển kinh tế xã hội.

  • Cách tiến hành:

Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó như: Mỗi người cần viết ra 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến

Sau khi thu thập sẽ tiến hành xử lí và thảo luận về các ý kiến phản hồi

Kĩ thuật “ 3 lần 3” có thể vận dụng vào một số bài sau:

TÊN HOẠT ĐỘNG

Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên( tiếp)

HĐ2: Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên

Biển, đảo và quần đảo

HĐ1: Vùng biển Việt Nam

Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam

HĐ1: Khai thác hoán sản

HĐ2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản

Sông ngòi

HĐ3: Vai trò của sông ngòi

Vùng biển nước ta

HĐ2: Đặc điểm của vùng biển nước ta

Đất và rừng

HĐ2: Sử dụng đất một cách hợp lí

HĐ4: Vai trò của rừng

Dân số nước ta

HĐ2,3: Gia tăng dân số, hậu quả của gia tăng dân số

*Ví dụ: Bài 8- Lớp 4: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên( tiếp)

GV yêu cầu mỗi học sinh viết 3 lợi ích của rừng mang lại cho con người, 3 việc làm chưa tốt ảnh hưởng đến rừng ở Tây Nguyên. 3 biện pháp để giữ rừng

Học sinh có thể nêu:

+ Lợi ích: Cho nhiều sản vật như gỗ, các loại cây làm thuốc, là nơi trú ẩn của nhiều loài thú quý hiếm,…

+ Việc làm chưa tốt: Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, tập quán du canh du cư,..

+ Biện pháp: Khai thác hợp lí, không đốt phá rừng, tạo điều kiện để đồng bào định canh định cư

- Học sinh làm việc độc lập sau thời gian vài phút GV yêu cầu học sinh nêu kết quả hoặc cho một vài học sinh làm bảng phụ dán lên bảng để so sánh và đưa ra kết luận.

6. Cách trình bày bảng

Thứ ..... ngày..... tháng..... năm......

ĐỊA LÍ

Tên bài: …………………………………………….

*Ghi các đề mục trong SGK và các nội dung chính của bài

* Bài học: SGK

Các kiến thức minh hoạ, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ...có liên quan đến bài

BGH duyệt lí thuyết chuyên đề Hà Kỳ, ngày 05 tháng 10 năm 2018

Người thực hiện

Nguyễn Thị Hằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiều ngày 23 tháng 2 . Các khối lớp 1-2-3 đã tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm Lễ chùa đầu năm mới tại: Đình làng Hà Hải và Chùa Phúc Hưng thôn Hà Hải xã Hà Kỳ. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 56 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Tết trồng cây là hoạt động thường niên của các trường học trong dịp đầu năm mới, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngườ ... Cập nhật lúc : 7 giờ 50 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Chương trình chào xuân Giáp Thìn Nhân dịp Tết 2024, Trường Tiểu học Hà Kỳ xin gửi lời chúc Tết đến các bậc phụ huynh và các con học sinh. Xin chúc Quý vị phụ huynh và các con học sinh một ... Cập nhật lúc : 7 giờ 48 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT GIÁP THÌN 2024. Thời gian nghỉ tết học sinh bắt đầu nghỉ từ thứ tư (07/02/2024) đến hết ngày chủ nhật (18/02/2024). ... Cập nhật lúc : 7 giờ 42 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt dưới cờ Chủ đề: Xuân quê hương HS khối 3 Năm học : 2023 - 2024 ... Cập nhật lúc : 7 giờ 38 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân thương ái, thương người như thể thương thân của dân tộc ta. Là hành động giúp đỡ những người bệnh đang cần những giọ ... Cập nhật lúc : 7 giờ 36 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Hòa bình, độc lập, tự do" là ba từ thiêng liêng mà dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng mấy ngàn năm lịch sử gian khổ và hào hùng. Hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã lập được ... Cập nhật lúc : 7 giờ 33 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Trường Tiểu học Hà Kỳ - Sinh hoạt dưới cờ! 🌈 KHỐI 1 - Chủ điểm Bảo vệ môi trường với thông điệp: Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, ... Cập nhật lúc : 7 giờ 29 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Trang trí "trường học thân thiện" - Một luồng gió mới ở Tiểu học Hà Kỳ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 57 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Chiều ngày 23/11/2023. Trường Tiểu học Hà Kỳ tổ chức khám sức khoẻ định kì cho học sinh toàn trường. Các nội dung khám đó là: Đo chiều cao, cân nặng, đo thị lực, huyết áp, khám răng, hệ vận ... Cập nhật lúc : 15 giờ 54 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920
DANH MỤC ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề Kiểm tra giữa kỳ Toán + Tiếng việt khối Lớp 4
Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Tiếng Việt dành cho GVTH (năm thứ hai)
TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ TRẢI NGHIỆM BDGV TIỂU HỌC_2022
Tiếng Việt soạn ôn thi tuần 13-15_Nguyễn Thị Phượng
Ôn tiếng việt cuối tuần lớp 5_Nguyễn Thị Phượng
on-tap-ve-cau-tao-tu-on-tap-ve-cau
phan-loai-cau-theo-cau-tao-cau-don-cau-ghep
Đề cuối tuần lớp 5_ Nguyễn Thị Phượng
luyen-tu-va-cau-tinh-tu _Nguyễn Thị Hằng
Luyện từ và câu lớp 5 _Nguyễn Thị Hằng
cac-thanh-phan-cua-cau-cau-tao-ngu-phap
bai-tap-toan-nang-cao-lop-5-theo-tuan 2
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)
Bộ đề ôn tập luyện từ và câu lớp 5
Bài tập toán nâng cao lớp 5 - Phần 2
1234
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
V/v tham dự hội thảo giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn tiếng anh chương trình GDPT mới theo hướng tiếp cận năng lực trong bối cảnh hậu covid
Thông bao dieu chinh lich to chuc chuyen de day học lop 1-2-3 theo CTGDPT 2018.doc
V/V thông báo vòng thi cấp trường tiểu học và THCS cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2022-2023
TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG HỌC SINH TIÊM CACCINE PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
Huong dan thi IOE nam hoc 2022-2023
CV Tổ chức cuộc thi trực tuyến
Thông báo về cuộc thi tiếng anh cấp quốc gia năm 2021-2022
HƯỚNG DẪN Tích hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến trong cùng một tiết học ứng phó với dịch Covid-19 đảm bảo chất lượng giáo dục
Hướng dẫn tổ chức thi chính thức cấp Tỉnh/Thành phố năm học 2021-2022
THÔNG BÁO Tham gia sân chơi viết chữ đẹp cùng Kun
V/v: góp ý bản thảo Tại liệu giáo dục địa phương lớp 3
Kế hoạch tổ chức hiến máu tình nguyện trong ngành giáo dục và đào tạo huyện năm học 2021-2022
VIv thong bao dừng tổ chức thi các môn thi đấu thể thao cấp tỉnh năm hoc 2021-2022
V/v tổ chức triển khai Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2022
KẾ HOẠCH Tổ chức tuyển dụng giáo viên và nhân viên các cơ sở giáo dục công lập ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2022
1234

Từ khóa » Dạy Học Theo Kĩ Thuật Mảnh Ghép