Sử Dụng Sự Kiện Trong Jquery | Lê Vũ Nguyên Dạy Học Lập Trình

Nội dung bài viết
  • Giới thiệu nội dung bài viết
  • 1. Event(sự kiện) là gì
  • 2. Cú pháp thêm một kiện click
  • 2. Cú pháp thêm một kiện double click
  • 3. Cú pháp thêm một kiện mouseenter
  • 4. Cú pháp thêm một kiện mouseleave
  • 5. Cú pháp thêm một kiện mousedown
  • 6. Cú pháp thêm một kiện mouseup
  • 6. Cú pháp thêm một kiện hover
  • 7. Cú pháp thêm một kiện focus
  • 8. Cú pháp thêm một kiện blur
  • 9. Phương thức on
  • 10. Thêm nhiều sự kiện cho phần tử
Giới thiệu nội dung bài viết

Chào các bạn,hôm nay anh sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng sự kiện trong jquery là như thế nào?

1. Event(sự kiện) là gì

Tất cả những hành động mà người dùng thao tác với website được gọi là sự kiện. Anh ví dụ như khi chúng ta click vào nút đăng ký hoặc đăng nhập, thì lúc này ta phát sinh sự kiện Click từ người dùng. Hoặc khi chúng ta bấm một phím trên bàn phím thì nó cũng phát sinh một sự kiện. Khi sự kiện phát sinh chúng ta sẽ xử lý sự kiện đó và trả lại giá trị cho người dùng.

Trong lập trình web thì chúng ta có những sự kiện sau đây :

  • click: khi người dùng click vào một button trên website.
  • dbclick: khi người dùng nhấn đúp (2 clicks liên tục).
  • mouseenter: khi con chuột di chuyển vào vùng được chọn. Ví dụ như ta có 1 label là màu xanh. Khi con trỏ (chuột) di chuyển vào vùng màu xanh thì nó sẽ phát sinh sự kiện mouseenter. Nắm được sự kiện phát sinh ta có thể viết các đoạn mã javascript để xử lý.
  • mouseleave: ngược với mouseenter khi người dùng di chuyển chuột ra khỏi vùng được chọn thì phát sinh sự kiện.
  • keypress: phát sinh sự kiện khi người dùng nhấn bất kỳ một phím nào trên bàn phím.
  • keydown: cũng tương tự như keypress, phát sinh khi người dùng nhấn một phím.
  • keyup: phát sinh khi chúng ta thả phím. Như vậy khi chúng ta bấm một phím bất kỳ trên bàn phím rồi thả ra thì nó sẽ xảy ra đồng thời 3 sự kiện. Sự kiện đầu tiên là keydown được phát sinh. Tiếp sau keydown là sự kiện keypress để kiểm tra xem ký tự nào được bấm, và cuối cùng khi ta thả phím ra thì sự kiện keyup sẽ xảy ra. Chúng ta có thể sử dụng 1 trong 3 sự kiện ở trên để bắt lại sự kiện khi người dùng gõ vào bàn phím.
  • submit: sự kiện phát sinh khi người dùng submit một form. Anh ví dụ như khi chúng ta điền vào form đăng ký người dùng. Khi bấm nút đăng ký thì nó sẽ gửi toàn bộ dữ liệu trên form (tên,tuổi,email etc) lên cho server xử lý.
  • change: khi dùng dùng thay đổi nội dung. Ví dụ anh có thẻ text có giá trị là levunguyen. Khi anh thay đổi là levu thì lúc này giá trị đã thay đổi nên sẽ phát sinh sự kiện.
  • focus: sự kiện xảy ra khi chúng ta bấm vào một text box. Anh ví dụ trong form login có 2 trường là username và password. Khi chúng ta dùng con chuột click vào textbox username thì lúc này sẽ xảy ra sự kiện focus trên trường username.
  • blur ngược lại với focus khi người dùng di chuyển chuột ra khỏi trường username thì sự kiện blur sẽ xảy ra.
  • load: sự kiện xảy ra khi trang web được load lên đầu tiên.
  • resize: sự kiện xảy ra khi ta resize (thay đổi kích thước) chiều cao và rộng của trình duyệt.
  • scroll: sự kiện xay ra khi ta kéo thanh cuộn trên trình duyệt.

Như vậy nắm bắt được khi nào phát sinh sự kiện trên web, chúng ta sẽ viết những hàm để xử lý nó. Những hàm đó có thể là kiểm tra giá trị người dùng nhập vào có đúng định dạng hay không hoặc gửi thông tin người dùng lên server để xử lý.

2. Cú pháp thêm một kiện click

Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện click cho thẻ p. Lúc này anh sẽ sử dụng hàm click() như sau:

1 2 3 $("p").click(function(){ // viết code xử lý sự kiện thẻ p được click ở đây!! });
  • $(“p”) : anh sử dụng jquery selector để tìm ra thẻ p.
  • .click : anh gán sự kiện click cho thẻ p. Khi người dùng click vào thẻ p thì phát sinh sự kiện. Khi sự kiện được phát sinh thì anh sẽ viết code để xử lý nó trong function() {}.
2. Cú pháp thêm một kiện double click

Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện double click (click 2 lần liên tiếp) cho thẻ p. Anh sử dụng hàm dblclick.

1 2 3 $("p").dblclick(function(){ $(this).hide(); });
3. Cú pháp thêm một kiện mouseenter

Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện mouseenter cho thẻ p. Anh sử dụng hàm mouseenter.

1 2 3 $("p").dblclick(function(){ $(this).hide(); });
4. Cú pháp thêm một kiện mouseleave

Sự kiện này xảy ra khi chuột di chuyển ra khỏi vùng được chọn, vùng chọn có thể là một nút, một đoạn văn bản hay bất kỳ một thành phần nào trên website. Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện mouseleave cho thẻ p. Anh sử dụng hàm mouseleave.

1 2 3 $("p").mouseleave(function(){ $(this).hide(); });
5. Cú pháp thêm một kiện mousedown

Sự kiện này xảy ra khi chuột được nhấn xuống trên một vùng được chọn. Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện mousedown cho thẻ p. Anh sử dụng hàm mousedown.

1 2 3 $("p").mousedown(function(){ $(this).hide(); });
6. Cú pháp thêm một kiện mouseup

Ngược với mousedown thì mouseup phát sinh khi chúng ta nhả chuột ra khỏi vùng chọn. Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện mouseup cho thẻ p. Anh sử dụng hàm mouseup.

1 2 3 $("p").mouseup(function(){ $(this).hide(); });
6. Cú pháp thêm một kiện hover

Sự kiện phát sinh khi di chuyển chuột qua vùng được chọn.Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện hover cho thẻ p. Anh sử dụng hàm hover.

1 2 3 $("p").hover(function(){ $(this).hide(); });
7. Cú pháp thêm một kiện focus

Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện focus cho thẻ p. Anh sử dụng hàm focus.

1 2 3 $("p").focus(function(){ $(this).hide(); });
8. Cú pháp thêm một kiện blur

Ví dụ như anh muốn thêm sự kiện blur cho thẻ p. Anh sử dụng hàm blur.

1 2 3 $("p").blur(function(){ $(this).hide(); });
9. Phương thức on

Chúng ta sử dụng phương thức on để gán một sự kiện cho một phần tử trên web. Ví dụ như anh muốn gán sự kiện click trên thẻ p thì anh sẽ sử dụng phương thức on trên thẻ p như sau:

:

1 2 3 $("p").on("click", function(){ $(this).hide(); });
10. Thêm nhiều sự kiện cho phần tử

Chúng ta có thể khai báo nhiều sự kiện phát sinh trên một phần tử. Anh ví dụ như thẻ p sau nó có 3 sự kiện là mouseenter, mouseleave, và click.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 $("p").on({ mouseenter: function(){ $(this).css("background-color", "lightgray"); }, mouseleave: function(){ $(this).css("background-color", "lightblue"); }, click: function(){ $(this).css("background-color", "yellow"); } });

Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây

Từ khóa » Các Sự Kiện Trong Jquery