Sử Dụng Tiền Giả Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Phamlaw

Sử dụng tiền giả bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, để xử lý hành vi hành vi liên quan đến tiền giả, Bộ luật hình sự ghi nhận rõ tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân tùy từng điều khoản, bên cạnh đó còn ghi nhận hình phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đây là một hành vi tiêu thụ tiền trái phép mà pháp luật cấm trong giao dịch mua bán hàng hóa hoặc trong bất kỳ giao dịch nào khác. Vậy sử dụng tiền giả để giao dịch sẽ bị xử lý như thế nào? Để hiểu rõ hơn về mức xử phạt, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010

Nghị định số 88/2019/NĐ-CP

Thông tư 28/2013/TT-NHNN

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Tiền giả là gì?

Tiền giả được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng như sau: Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.

2. Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tiền giả

Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP:

Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
  • Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
  • Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;
  • Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
  • Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
  • Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như:

  • Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý;
  • Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả;
  • Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
  • Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý:  Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả còn có thể bị xử phạt hình sự với mức phạt tù từ 03 – 20 năm tù hoặc tù chung thân, tùy thuộc vào trị giá, tính chất, mức độ vi phạm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” thì không căn cứ vào trị giá tiền giả, mà chỉ căn cứ vào số lượng tờ, miếng. Do đó, nếu phát hiện 5 tờ tiền giả, mệnh giá mỗi tờ 100 đồng, tổng cộng 500 đồng, thì phải thông báo cho công an; nhưng nếu phát hiện 4 tờ tiền giả, mệnh giá mỗi tờ 500 nghìn đồng, tổng cộng 2 triệu đồng, thì lại không bắt buộc phải thông báo cho công an.

Trong khi đó, việc xử phạt hình sự cũng về hành vi “tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” (ngoài ra thêm một hành vi là làm tiền giả) thì lại quy định tình tiết định tội không căn cứ vào số lượng hay trị giá đồng tiền là bao nhiêu. Còn tình tiết định khung hình phạt cao hơn thì lại quy định tiền giả có trị giá tương ứng với các mức từ 5 và 50 triệu đồng trở lên.

3. Trách nhiệm hình sự vi phạm về tiền giả

Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong đó, hành vi lưu hành tiền giả được thể hiện bằng hành vi đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi. Do đó, hành vi sử dụng tiền giả là một hành vi bị cấm của pháp luật và bất kỳ ai thực hiện hành vi này đều có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Việc sử dụng tiền giả thuộc vào hoạt động lưu hành tiền giả nên bị xử phạt theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau

– Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

– Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

– Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Vô ý sử dụng tiền giả có vi phạm pháp luật không?

Việc chứng minh một người sử dụng tiền giả có lỗi hay không có lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Tại Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như sau:

– Cố ý phạm tội:

+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

 – Vô ý phạm tội:

+ Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

+ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, nếu hành vi phạm tội với lỗi cố ý hoặc vô ý thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 207 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Ngược lại, nếu không có lỗi khi thực hiện hành vi này thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw về việc sử dụng tiền giả bị xử lý như thế nào? Nếu bạn còn thắc mắc, cần tư vấn các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

4/5 - (2 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch mới nhấtHướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch mới nhất
  • Các quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần ưu đãi cổ tứcCác quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần ưu đãi cổ tức
  • Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệpHồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Giả mạo chạy án trị giá 100 triệu
  • Riêng 9 tháng đầu năm, trên 70.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt độngRiêng 9 tháng đầu năm, trên 70.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động
  • Giấy phép Sàn giao dịch thương mại điện tử – Bộ Công ThươngGiấy phép Sàn giao dịch thương mại điện tử – Bộ Công Thương
  • Điểm mới về tranh chấp trong Bộ luật Lao động năm 2019Điểm mới về tranh chấp trong Bộ luật Lao động năm 2019
  • Mẫu điều lệ công ty TNHH MTV 2022Mẫu điều lệ công ty TNHH MTV 2022
  • Các quy định trong điều lệ của công ty cổ phầnCác quy định trong điều lệ của công ty cổ phần
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuậnNgân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

Bài viết cùng chủ đề

  • Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại
  • Thủ tục mở đại lý, cửa hàng theo Luật Doanh nghiệp
  • Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài được miễn giấy phép lao động
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Hà Nam Nhanh Chuyên Nghiệp
  • Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh bất động sản mới
  • Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn công ty cổ phần
  • Quy định mới về giải thể theo Luật Doanh nghiệp 2014
  • Căn cứ thu hồi đất theo luật đất đai 2013

Từ khóa » Tiền Giả Loại Mới Là Gì