Tiền Việt Nam Và Cách Nhận Biết - Báo Hậu Giang
Có thể bạn quan tâm
Tiền giả là một vấn nạn mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Cùng với sự phát triển của công nghệ sao chụp và xử lý hình ảnh, kỹ thuật làm tiền giả của bọn tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh đó, thủ đoạn buôn bán, tiêu thụ tiền giả của bọn tội phạm cũng ngày càng phức tạp. Tuy nhiên tiền giả dù làm tinh vi đến đâu cũng chỉ gần giống tiền thật về hình thức, không có các yếu tố bảo an hoặc có làm giả một số yếu tố nhưng không tinh xảo và có thể nhận biết được. Mặc dù vậy, nếu người tiêu dùng không nắm được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không kiểm tra đồng tiền khi giao dịch thì vẫn có thể là nạn nhân tiềm tàng của tội phạm về tiền giả.
Với mong muốn góp phần giảm thiểu rủi ro về tiền giả và tổn thất của các tổ chức cá nhân, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hậu Giang giới thiệu các đặc điểm bảo an của đồng tiền Polymer và hướng dẫn người sử dụng tiền cách kiểm ra, nhận biết tiền thật/tiền giả.
Các đặc điểm bảo an của đồng tiền
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là "VND". Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong việc in, đúc tiền nhằm nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền và tiết kiệm chi phí phát hành. Từ năm 2003 đến năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành vào lưu thông bộ tiền mới nhằm bổ sung cơ cấu, mệnh giá đồng tiền trong lưu thông, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế và nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Trong đó, tiền polymer có các mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ và tiền kim loại có các mệnh giá 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ. Việc phát hành tiền kim loại là bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Một số mệnh giá tiền giấy (cotton) vẫn song song lưu hành với bộ tiền mới.
A. Tiền giấy
1. Giấy bạc 500.000 đồng.
- Ngày phát hành: 17/12/2003
- Kích thước: 152mm x 65mm.
- Giấy in: Polymer.
- Màu sắc tổng thể: Màu lơ tím sẫm.
- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
2. Giấy bạc 200.000 đồng.
- Ngày phát hành: 30/8/2006
- Kích thước: 148mm x 65mm.
- Giấy in: Polymer.
- Màu sắc tổng thể: Đỏ nâu.
- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh vịnh Hạ Long - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
3. Giấy bạc 100.000 đồng (loại mới in trên polymer).
- Ngày phát hành: 01/9/2004
- Kích thước: 144mm x 65mm.
- Giấy in: giấy Polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ.
- Màu sắc: Nhìn tổng thể hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu xanh lá cây đậm.
- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh văn miếu - Quốc Tử giám - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
4. Giấy bạc 50.000 đồng (loại mới in trên polymer).
- Ngày phát hành: 17/12/2003
- Kích thước: 140mm x 65mm.
- Giấy in: Polymer.
- Màu sắc tổng thể: Màu nâu tím đỏ.
- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Huế - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
5. Giấy bạc 20.000 đồng (loại mới in trên polymer).
- Ngày phát hành: 17/5/2006
- Kích thước: 136mm x 65mm.
- Giấy in: Polymer.
- Màu sắc tổng thể: Màu xanh lơ đậm.
- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
6. Giấy bạc 10.000 đồng.
- Ngày phát hành: 30/8/2006
- Kích thước: 132mm x 60mm.
- Giấy in: Polymer.
- Màu sắc tổng thể: Màu nâu đậm trên nền màu vàng xanh.
- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác dầu khí - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
II. Cách kiểm tra, nhận biết Soi tờ bạc trước nguồn sáng (Kiểm tra hình bóng chìm, Dây bảo hiểm, Hình định vị) 1. Hình bóng chìm: nhìn thấy rõ từ hai mặt, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo, sáng trắng
3. Hình định vị: hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau (nhìn thấy từ hai mặt).
Ở tiền giả: Hình bóng chìm không tinh xảo. Các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; một số trường hợp không có yếu tố này. Hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.
Vuốt nhẹ tờ bạc (Kiểm tra các yếu tố in lõm)
Vuốt nhẹ tờ bạc ở các yếu tố in lõm sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quốc huy; Mệnh giá bằng số và bằng chữ; Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (ở mặt trước tất cả các mệnh giá);
Dòng chữ “ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, mệnh giá bằng chữ và bằng số, phong cảnh ( ở mặt sau mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ)
Ở tiền giả: vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.
Chao nghiêng tờ bạc ( Kiểm tra mực đổi màu, IRIODIN, Hình ẩn nổi)
3. Hình ẩn nổi: Khi đặt tờ bạc nằm ngang tầm mắt thấy chữ “VN” nổi rõ ở mệnh giá 200.000đ, 10.000đ, chữ “NH” ở mệnh giá 50.000đ, 20.000đ.
Ở tiền giả: có làm giả yếu tố OVI nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật; không có yếu tố IRIODIN hoặc có in giả dải màu vàng nhưng không lấp lánh như ở tiền thật
Kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá giập nối và yếu tố hình ẩn)
1. Cửu sổ lớn có số mệnh giá dập nổi: Là chi tiết nền nhựa trong suốt ở phía bên phải mặt trước tờ bạc, có số mệnh giá dập nổi tinh xảo.
2. Cửa sổ nhỏ có yêu tố hình ẩn (DOE): Là chi tiết nền nhựa trong suốt, ở phía trên bên trái mặt trước tờ bạc. Khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa…) sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng.
Ở tiền giả: cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh xảo như tiền thật, trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hỉnh ẩn.
Dùng kính lúp, đèn cực tím ( Kiểm tra chữ in siêu nhỏ, các yếu tố phát quang)
1. Mảng chữ in siêu nhỏ: được tạo bởi các dòng chữ “NHNNVN” hoặc “VN” hoặc số có mệnh giá lặp đi lặp lại, nhìn thấy rõ dưới kính lúp.
Ở tiền giả: không có mảng chữ siêu nhỏ hoặc các dòng chữ, số không sắc nét, rất khó đọc. Không có mực không màu phát quang hoặc có làm giả nhưng phát quang yếu. Số sêri không phát quang hoặc phát quang không giống như ở tiền thật.
Một đặc điểm khác cần lưu ý, chất liệu in tiền giả dễ bị bai giãn hoặc rách khi bị kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ bạc, mực in dễ bong tróc.
Để khẳng định một tờ bạc là tiền thật hay tiền giả, lấy tờ tiền thật cùng loại so sách tổng thể và kiểm tra các yếu tố bảo an theo các bước nêu trên. Lưu ý phải kiểm tra nhiều yếu tố bảo an (tối thiểu 3 đến 4 yếu tố) để xác định là tiền thật hay tiền giả.
Từ khóa » Tiền Giả Loại Mới Là Gì
-
Những Quy định Pháp Luật Liên Quan đến Vấn đề Tiền Giả?
-
Phân Biệt Tiền Thật, Tiền Giả - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Cách Nhận Biết Tiền Giả Tiền Thật Và Quy định Về Xử Lý Tiền Giả
-
Thông Báo Về Một Số Loại Tiền Giả Hiện Nay đang Lưu Thông Trên Thị ...
-
Tiền Giả Là Gì ? Những Quy định Pháp Luật Về Vấn đề Tiền Giả
-
THÔNG BÁO ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI TIỀN GIẢ MỚI XUẤT HIỆN
-
THÔNG BÁO ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI TIỀN GIẢ MỚI XUẤT HIỆN ...
-
Làm Tiền Giả Bị Phạt Như Thế Nào Theo Quy định Mới Nhất?
-
Tiền Giả – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sử Dụng Tiền Giả Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Phamlaw
-
TIỀN VIỆT NAM VÀ CÁCH NHẬN BIẾT TIỀN THẬT/TIỀN GIẢ BẰNG ...
-
Công An TPHCM Chỉ Cách Nhận Biết Tiền Giả Mệnh Giá 200.000 ...
-
Cảnh Giác Với Tiền Giả