Sự Im Lặng Khó Hiểu - Báo Cựu Chiến Binh
Có thể bạn quan tâm
(Thư ngỏ gửi Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng)
Thưa Quý Viện!
Ngày 3-4-2019, Thường trực Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhận được Thư mời, số 176/TM-VLS, ngày 29-3-2019, của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên - Viện trưởng ký), mời viết bài tham gia Hội thảo khoa học kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19.5.1959 - 19.5.2019) do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Đắk Nông phối hợp tổ chức, với chủ đề “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc”.
Trân trọng lời mời của Ban Tổ chức Hội thảo, đồng thời ý thức được trách nhiệm của Hội CCB Việt Nam với một thế hệ CCB Trường Sơn - những người trực tiếp góp phần làm nên huyền thoại Trường Sơn, đã và đang tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống Trường Sơn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, nên Thường trực Trung ương Hội nhận lời và phân công tôi - Tổng biên tập Báo CCB Việt Nam viết bài tham gia Hội thảo (Bút tích phân công)
Mặc dù đang tập trung cho Tổng kết trao giải thưởng cuộc thi viết “Hào khí Trường Sơn” (do Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, Báo CCB Việt Nam và Tập đoàn Thái Bình Dương tổ chức; tôi là Phó trưởng ban Tổ chức, Trưởng ban Giám khảo); Báo CCB Việt Nam lại đang tổ chức ra số đặc biệt, trong đó có nội dung kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, nhưng tôi cố gắng thu xếp công việc để thực hiện nhiệm vụ Thường trực T.Ư Hội giao.
Là một trong năm thành viên biên soạn cuốn “Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” (xuất bản cách đây 20 năm); lại là người chắp bút viết hồi ký cho bốn vị Tướng Trường Sơn, là Đồng Sĩ Nguyên, Võ Bẩm, Võ Sở, Hoàng Anh Tuấn; trong đó có cuốn “Đường xuyên Trường Sơn” của Tướng Đồng Sĩ Nguyên - nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, được tái bản nhiều lần, được dịch xuất bản cả bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và những năm gần đây, trên cương vị Ủy viên BCH T.Ư Hội CCB Việt Nam, Tổng biên tập Báo CCB Việt Nam, có điều kiện theo dõi các hoạt động của Hội, tôi đã hoàn thành bài viết và gửi tới Ban Tổ chức ngày 18-4-2019, đúng theo yêu cầu của Quý Viện. Bài viết của tôi có tựa đề: “Tỏa sáng hào khí Trường Sơn, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân”. Với sự thận trọng vốn có, kèm theo bài viết của mình, tôi có mấy dòng nhắn gửi nhờ Ban Tổ chức xem xét, cho ý kiến. Nhưng cho đến ngày Hội thảo được tổ chức, tôi vẫn không hề nhận được hồi âm.
Thầm nghĩ, có thể bài của mình không đạt yêu cầu, bị loại. Nhưng (lại nhưng), từ diễn đàn Hội thảo ở tỉnh Đắk Nông, một người bạn gọi điện hỏi tôi có bài tham gia Hội thảo, sao không thấy mặt mũi đâu? Như một phản ứng tự nhiên, tôi nói đùa với bạn: Có được mời, nhưng nhuận bút không đủ để đi máy bay, đi ô tô thì mất mấy ngày, mà việc Tòa soạn lại nhiều, nên đành ở nhà…
Những tưởng, Ban Tổ chức sẽ thông báo cho những cá nhân đã mời tham gia viết bài, nhưng vì lý do gì đó nên không được tham gia Hội thảo. Nhưng cho đến nay Hội thảo đã qua một tháng và nếu kể từ ngày tôi gửi bài tham gia cũng ngót hai tháng, mà Quý Viện và Ban Tổ chức vẫn dành cho tôi sự im lặng khó hiểu:
- Bài viết có dùng hay không? - Không biết!
- Bài tham gia Hội thảo được dùng, nhưng không được tham gia Hội thảo, cũng không cho biết lí do.
- Kỷ yếu Hội thảo đăng bài của tôi trọn vẹn (đứng thứ hai, Phần III, từ trang 556-562), chỉ sửa hai chi tiết về kỹ thuật (mà tôi cho là không cần thiết), nhưng tới giờ, một cuốn kỷ yếu Hội thảo với tác giả cũng không!
Về phần mình, tôi cảm ơn Quý Viện và Ban Tổ chức đã sử dụng, tôn trọng bài viết của tôi. Nhưng sự im lặng đi cùng với việc đã sử dụng bài viết, thì quả là khó hiểu! Thiển nghĩ, các vị cũng đừng bao giờ cho rằng mời ai đó tham gia Hội thảo, mời viết bài là ban ơn! Nên, ai cần hỏi gì thì gặp Ban Tổ chức… Ở đây, không chỉ là sự ứng xử đơn thuần với một cá nhân được mời (không phải tự gửi bài) mà còn là sự tôn trọng một tổ chức - đó là Hội Cựu chiến binh Việt Nam, mà tôi chỉ là người được Thường trực T.Ư Hội giao nhiệm vụ thực thi.
Thưa Quý Viện
Tôi đã hình dung một “kịch bản” dành cho mình, rằng: “Lắm cha con khó…”; rằng: quyền mời viết bài là của Viện, còn mời dự Hội thảo thì không; hoặc… Nhưng dù là gì, tôi cũng cần một sự phản hồi phải đạo. Và từ những câu chuyện kiểu này, thiển nghĩ, ta có nên tổ chức tiếp một Hội thảo khác - Hội thảo về Khoa học Nhân văn?
Nguyễn Duy Tường
Trân trọng: Được Ban Tổ chức mời dự đưa tin Hội thảo, Báo CCB Việt Nam đã cử phóng viên dự và đăng tin ở số báo 1280, ngày 18-5-2019.
Chia sẻ bài viết này:- Google+
Từ khóa » Hồi Ký Võ Bẩm
-
Bài 1: Đoàn Công Tác Quân Sự đặc Biệt - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Võ Bẩm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiếu Tướng Võ Bẩm, Người “khai Sơn Phá Thạch” đường Trường Sơn
-
Những Nẻo đường Kháng Chiến - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Thiếu Tướng Võ Bẩm - Sứ Mệnh Người Mở đường… - Công Luận
-
Thiếu Tướng Võ Bẩm - “Kiến Trúc Sư” Của đường Trường Sơn Huyền ...
-
Vị Tướng Tiên Phong Mở đường Trường Sơn Huyền Thoại
-
Trên Cung đường Huyền Thoại - Kỳ 1: Những Ngày đầu Mở Tuyến
-
Những Vị Tướng đường Trường Sơn Huyền Thoại - Công An Nhân Dân
-
Xem Chi Tiết - Thư Viện Trường Đại Học Quy Nhơn
-
Võ Bẩm, Người Ghi Dấu Trên đường 559 - Báo Quảng Ngãi
-
Huyền Thoại Một Con đường – Bài 1 - Báo Bình Dương Online
-
Trường Sơn Miền Ký ức - Tập 1