Trên Cung đường Huyền Thoại - Kỳ 1: Những Ngày đầu Mở Tuyến
Có thể bạn quan tâm
Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh là con đường của ý chí quyết chiến quyết thắng. Là tuyến đường huyền thoại, bởi đây không chỉ là tuyến chi viện chiến lược mà cũng là một chiến trường thực sự. Sự phát triển của tuyến đường trong cuộc chiến tranh được các chuyên gia quân sự Mỹ gọi là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”. Con đường mang tên Bác đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng cho cuộc Tổng tiến công lịch sử - đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cách đây 44 năm (30.4.1975).
Cung đường Hồ Chí Minh huyền thoại qua miền Tây Quảng Nam.Ảnh: ALĂNG NGƯỚC |
KỲ 1: NHỮNG NGÀY ĐẦU MỞ TUYẾN
Tháng 5.1959, Bác Hồ, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở tuyến đường chiến lược vận tải quân sự từ miền Bắc xuyên qua dãy Trường Sơn trùng điệp, hùng vĩ để chi viện binh lực cho cách mạng miền Nam.
Mở đường “Thống nhất”
“Phải đến 16 năm để biến vai vác, lưng gùi và xe thồ thời dân công Điện Biên Phủ thành đường mòn Hồ Chí Minh cơ giới, thành xương sống của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thành kỳ tích có một không hai trên thế giới”. |
Ngày 19.5.1959, Thường trực Tổng Quân ủy triệu tập Ban cán sự, chính thức giao nhiệm vụ cho Đoàn mở đường Trường Sơn chi viện chiến trường miền Nam, vận chuyển gấp một số hàng quân sự theo yêu cầu của Liên khu 5, tổ chức đảm bảo cho 500 cán bộ hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực. Đoàn mở đường Trường Sơn mang phiên hiệu Đoàn 559. Ngày 19.5.1959 đúng dịp kỷ niệm sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó được xác định là ngày truyền thống của Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn - Ngày mở đường Hồ Chí Minh.
Khi tuyến vận tải quân sự chiến lược đường Trường Sơn ra đời, Đoàn 559 vinh dự được giao nhiệm vụ tổ chức tuyến chi viện chiến lược này. Lực lượng ban đầu gồm 500 cán bộ chiến sĩ “quân đi tính từng người, hàng chuyển tính từng cân” do Thiếu tướng Võ Bẩm, quê tỉnh Quảng Ngãi, lúc bấy giờ mang cấp hàm Thượng tá được Bác Hồ giao nhiệm vụ và đã trở thành vị “kiến trúc sư” trong những năm tháng đầu tiên khai mở con đường huyền thoại.
“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng sự đóng góp của Bộ đội đường Hồ Chí Minh, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến vào công cuộc chi viện cho các chiến trường sẽ mãi mãi ghi vào trang sử oanh liệt của dân tộc ta, của quân đội ta như một thiên anh hùng ca bất diệt...”. (Văn bia ghi tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn) |
Trong hồi ký “Những nẻo đường kháng chiến”, phần mở đường Trường Sơn - Đường mang tên Bác, Thiếu tướng Võ Bẩm cho hay, đường Trường Sơn ra đời từ năm 1959, điểm đầu tuyến là khu rừng Khe Hó, thuộc Bãi Hà, Gio Linh, Quảng Trị. Ban đầu việc mở đường theo phương châm: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” để đảm bảo bí mật tối đa. Phương thức vận chuyển vẫn chủ yếu là gùi cõng. Đến tháng 3.1964, tức 5 năm sau, sau Hội nghị Chính trị đặc biệt của Trung ương, Đảng ta mới chủ trương hậu phương miền Bắc phải dồn sức chi viện cho miền Nam; đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng, đường sá, phương tiện để đưa vận tải cơ giới quy mô lớn lên Trường Sơn. Ngày 17.6.1964, Trung đoàn 98 công binh, thuộc Đoàn 559 nhận lá cờ mang 4 chữ “Mở đường Thống nhất” hành quân đi mở đường cơ giới ở Trường Sơn. Đến tháng 10.1964 đoàn vận tải ô tô 265 tiếp tục vào Trường Sơn.
Điều này đã lý giải thắc mắc cho chúng tôi, vì sao những nhân chứng từng tham gia đường Trường Sơn qua địa bàn Quảng Nam mà chúng tôi tìm gặp thường gọi tên cung đường họ tham gia những ngày khói lửa chiến tranh là con đường “Thống nhất”.
Băng qua đất Quảng
Ông Hồ Văn Điều, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân tộc - miền núi Quảng Nam Đà Nẵng, người giữ cương vị Bí thư Huyện ủy Phước Sơn từ những năm 1967 cho biết, nói đến đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, bây giờ nhiều người đã nghe nói đến hoặc đã đến… song để có tên đường này ông tâm đắc lời một ký giả đã viết, đây là con đường sinh ra giữa tiếng gào thét xé trời đêm sâu nhà tù Phú Lợi và tiếng hò vang Đồng Khởi (1959 - 1960)… từ buổi vạch lá tìm đường, nộp thuế máu cho vắt, nộp màu da trai cho sốt rét rừng… cho đến khi cần bao nhiêu gạo, đạn, xăng và xe chở quân cũng có đủ là 16 năm. Phải mất 16 năm để biến vai vác, lưng gùi và xe thồ thời dân công Điện Biên Phủ thành đường mòn Hồ Chí Minh cơ giới, thành xương sống của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thành kỳ tích có một không hai trên thế giới. Điều không phải ai cũng biết đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện Phước Sơn không chỉ có một tuyến độc đạo mà còn có nhiều nhánh rẽ, các kho trạm bí mật cất giữ vũ khí, lương thực… trạm trung chuyển quan trọng trên tuyến đường tiếp viện cho miền Nam.
Di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh đoạn A Tép đi Bù Lạch và A Tép đi Hiên. Ảnh: V.V.T |
Điều thuận lợi là tháng 5.1968 Phước Sơn là huyện miền núi phía tây Quảng Nam sớm được giải phóng nên việc mở các binh trạm, tiếp vận từ đường Trường Sơn về chiến trường và tiếp chuyển vào miền Nam khá thuận lợi. Nói điều này cũng để nhắc đến chi tiết thú vị đó là, sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ vào tháng 4.1975, vị Tư lệnh đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh có thời gian đảm trách cương vị tư lệnh lâu nhất là tướng Đồng Sỹ Nguyên đã tận mắt trông thấy một bản đồ về hệ thống đường này tại Tổng hành dinh quân đội Sài Gòn và đã mỉm cười một cách hài lòng. Dù chính phủ Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã biết đến sự tồn tại của đường mòn Trường Sơn hơn một thập niên trước ngày Sài Gòn sụp đổ, nhưng tấm bản đồ trên cho tướng Nguyên thấy rằng Mỹ ngụy không hề biết tới bộ phận lớn mạng lưới tuyến đường bộ này.
Trò chuyện với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang - Brất Lúi kể lại câu chuyện cách đây 10 năm. Đó là vào năm 2009, người dân địa phương phát hiện một đường hầm tại xã A Nông, huyện Tây Giang … Tướng Đồng Sỹ Nguyên đã liên lạc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam xác định, những đường hầm xuyên núi được đồng bào Cơ Tu của xã A Nông, huyện Tây Giang tìm thấy, đó là Binh trạm 43 của Bộ đội Trường Sơn năm xưa. Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, vượt qua bao khó khăn, gian khổ, đồng bào Cơ Tu đã cùng lực lượng bộ đội công binh, thanh niên xung phong đào đường hầm này, góp phần đảm bảo sự lưu thông trên tuyến huyết mạch Trường Sơn… Cùng với hệ thống địa đạo, hiện trên đất rừng Tây Giang còn có 12,5km đường Trường Sơn Đông khá nguyên vẹn, nối từ đường Hồ Chí Minh hiện nay đến cột mốc 678, biên giới Việt - Lào. Theo bia di tích: “…đây là đoạn nước bạn Lào cho ta mượn đất mở đường tắt vào giải phóng miền Nam, nơi kết nối tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào”.
Từ khóa » Hồi Ký Võ Bẩm
-
Bài 1: Đoàn Công Tác Quân Sự đặc Biệt - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Võ Bẩm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiếu Tướng Võ Bẩm, Người “khai Sơn Phá Thạch” đường Trường Sơn
-
Những Nẻo đường Kháng Chiến - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Thiếu Tướng Võ Bẩm - Sứ Mệnh Người Mở đường… - Công Luận
-
Sự Im Lặng Khó Hiểu - Báo Cựu Chiến Binh
-
Thiếu Tướng Võ Bẩm - “Kiến Trúc Sư” Của đường Trường Sơn Huyền ...
-
Vị Tướng Tiên Phong Mở đường Trường Sơn Huyền Thoại
-
Những Vị Tướng đường Trường Sơn Huyền Thoại - Công An Nhân Dân
-
Xem Chi Tiết - Thư Viện Trường Đại Học Quy Nhơn
-
Võ Bẩm, Người Ghi Dấu Trên đường 559 - Báo Quảng Ngãi
-
Huyền Thoại Một Con đường – Bài 1 - Báo Bình Dương Online
-
Trường Sơn Miền Ký ức - Tập 1