Sự Khác Biệt Giữa Thuyết Vị Kỷ Và Chủ Nghĩa Vị Kỷ

Trong triết học chính trị, học thuyết cá nhân về nhà nước quan niệm rằng nhà nước cần giữa vai trò bảo vệ sự tự do hành động của mỗi cá nhân theo đúng mong muốn của cá nhân đó chừng nào mà sự tự do đó không động chạm đến sự tự do của các cá nhân khác. Điều này đối lập với các học thuyết tập thể về chính trị, mà theo các học thuyết này thay vì để cá nhân theo đuổi mục đích của bản thân họ thì nhà nước đảm bảo cá nhân phục vụ cho quyền lợi chung của xã hội. Thuật ngữ cũng được sử dụng để mô tả "sự sáng tạo của cá nhân" và "sự tự do của cá nhân" nói chung, có lẽ được mô tả tốt nhất bằng một từ tiếng Pháp là "laissez faire," nguyên nghĩa là một động từ hàm ý "để [người dân] làm" [đối với những người bản thân họ biết cách làm].

Trên thực tế, các nhà cá nhân chủ nghĩa chủ yếu quan tâm tới việc bảo vệ sự tự trị của mỗi cá nhân trước những ràng buộc của các thể chế xã hội (như nhà nước) áp đặt lên. Nhiều nhà cá nhân chủ nghĩa đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ sự tự do của thiểu số trước mong muốn của đa số và xem cá nhân là một thiểu số nhỏ nhất. Ví dụ, các nhà cá nhân chủ nghĩa phản đối các hệ thống dân chủ trừ phi có các bảo đảm hiến pháp bảo vệ sự tự do của cá nhân khỏi bị loại bỏ bởi quyền lợi của đa số. Các quan điểm này mở rộng sang cả lĩnh vực tự do về kinh tế và dân sự. Một mối lo ngại chung điển hình của các nhà cá nhân chủ nghĩa là sự tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại trong tay nhà nước hay chính quyền thành phố. Cơ sở của việc phản đối này là: một, các đại diện do dân bầu không có đủ trình độ, hay không có đủ trách nhiệm cần thiết để quản lý các doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều tháo vát, và cũng còn phải tốn khống ít tiền công trong quản lý hành chính; hai, tình trạng "sức khỏe của nhà nước" phụ thuộc vào việc sự cố gắng của mỗi cá nhân để thực hiện lợi ích riêng của họ (những cá nhân cũng giống như "tế bào" là nơi chứa sự sống của cơ thể). Chủ nghĩa cá nhân có thể có cách tiếp cận cực đoan như chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân.

Đối với một số nhà cá nhân chủ nghĩa chính trị, những người có quan điểm được gọi là chủ nghĩa cá nhân phương pháp, thuật ngữ "xã hội" có thể không bao giờ có một ý nghĩa nào khác ngoài nghĩa là tập hợp rất lớn của các cá nhân. Xã hội không bao giờ tồn tại bên ngoài hay ở trên cá nhân, và do vậy không thể được phép tiến hành bất cứ hành động nào vì hành động cần có chủ ý mà chủ ý cần có chủ thể và toàn thể xã hội không phải là một chủ thể; chỉ có cá nhân mới là chủ thể. Cũng quan điểm như vậy nhưng với nhà nước, họ quan niệm nhà nước là tập hợp của các cá nhân. Mặc dù các nhà nước dân chủ được bầu bởi phổ thông đầu phiếu, sự thật vẫn là tất cả các hoạt động của nhà nước vẫn được tiến hành như là phương tiện có chủ ý và là hành động của một số cá nhân. Nói thẳng ra là nhà nước không hề hành động. Ví dụ, đôi khi "chúng ta" cần phải ra quyết định ban hành một chính sách nào đó, và đôi khi việc vận hành chính sách này cũng tức là thực thể gọi là "xã hội" ủng hội chính sách đó và do vậy chính sách đó được xem là hợp lẽ. Các nhà cá nhân chủ nghĩa phương pháp chỉ ra rằng "chúng ta" thực ra không ban hành hay tiến hành chính sách nào cả; trong số những người đi bầu, một nhóm bầu ủng hộ chính sách, tất cả những người này thực ra là cá nhân, và một nhóm khác bầu chống lại. Quyết định được ban hành không phải bởi "nhân dân", hoặc "nhà nước"; mà chỉ bởi những người thắng trong cuộc bầu. Điều này là rất quan trọng vì trong bất cứ một quyết định tập thể nào đều tồn tại các cá nhân phản đối chính sách và do vậy mà nguyện vọng của họ bị phủ quyết hay nói cách khác việc sử dụng từ "chúng ta" xem ra đã bỏ qua sự thật này. Các nhà cá nhân chủ nghĩa muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cá nhân và tránh nhập các quyết định cá nhân này thành cái gọi là tập thể. Vì những lý do này, các nhà cá nhân chủ nghĩa phương pháp không đồng ý với lập luận như "chúng ta xứng đáng với nhà nước mà chúng ta có vì chúng ta đang phục vụ chính chúng ta", vì lẽ các nhà cá nhân chủ nghĩa và có thể cả nhiều người khác nữa không đồng ý với các hành động mà các cá nhân đang nắm quyền lực nhà nước đưa ra. Tuy vậy nhiều cá nhân có thể đã quen dùng từ "chúng ta" để chỉ nhà nước hoặc xã hội vì lý do dùng đã quen cũng không sao nếu nhớ rằng những thực thể này gồm tập hợp các cá nhân.

Từ khóa » Sự Khác Biệt Giữa Thuyết Vị Kỷ Và Chủ Nghĩa Vị Kỷ