Sự Khác Nhau Giữa Kaizen, Lean Và Six Sigma - Movan JSC

Kaizen, Lean hay Six sigma là thuật ngữ rất rất thông dụng mà gần như ai làm trong môi trường sản xuất cũng đã từng nghe đến, tuy nhiên trong nhiều năm thuật ngữ này thường bị hiểu lầm lẫn nhau, và câu hỏi sự khác nhau giữa ba thuật ngữ này là thường xuyên.

Kaizen là gì?

Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật, được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Cho nên Kaizen nó là một hành trình chứ không phải là một đích đến, Kaizen không phải là một công cụ như nhiều người lầm tưởng, thật ra nó là một cách suy nghĩ. Là một đặc trưng văn hóa mà ở đó chấp nhận sự thay đổi, chào đón vấn đề để xác định vấn đề rồi từ đó đưa ra những ý tưởng để khắc phục và cải tiến vấn đề đó. Triết lý của Kaizen là mọi thứ đều có thể cải tiến, mọi thứ đều có thể nâng cấp và làm tốt hơn. Cho nên nói ngắn gọn Kaizen là một lối suy nghĩ, là một văn hóa, là một tinh thần “luôn cải tiến liên tục”.

Một trong những thành quả dễ nhận thấy nhất của Kaizen là kết quả lớn đế từ những cải tiến thay đổi nhỏ, nhưng được tích lũy một cách bền bỉ theo thời gian.Tuy nhiên điều này cũng gây ra rất nhiều hiểu lầm rằng Kaizen tương đương với những thay đổi nhỏ, những việc lặt vặt. Thật ra thì không đúng, Kaizen là hoạt động cần sự tham gia của tất cả mọi người với một tinh thần là bất cứ cái gì cũng có thể cải tiến được, từ việc nhỏ đến việc lớn.

Lean là gì?

Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu xuất hiện năm 1990, trong cuốn “The Machine that Changed the World” (Cỗ máy làm thay đổi thế giới) của các tác giả Daniel Jones, James Womack và Danile Roos. Lần đầu tiên Lean được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh.

Có thể nói ngắn gọn rằng Lean là tinh gọn, là tập trung là không rườm rà. Nếu như các hoạt động kinh doanh mang đến nguồn lợi từ bên ngoài hoặc chịu ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh mà ta không có khả năng tác động đến thì Lean cùng các công cụ của nó mang đến nguồn lợi từ bên trong mà ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách cải tiến liên tục quy trình và triệt tiêu 8 nguồn lãng phí.

Lean

Six Sigma là gì?

Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình. Trong việc định nghĩa khuyết tật, Six Sigma tập trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao.

Quản lý chất lượng dự án theo Six Sigma dựa trên hai phương pháp của chu trình PDCA Kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Tác động do Deming đưa ra. Những phương pháp này, mỗi phương pháp kết hợp 5 giai đoạn khác nhau, viết tắt là DMAIC và DMADV.[8]

  • DMAIC sử dụng cho các dự án nhằm nâng cao chất lượng của những quá trình kinh doanh đã có.[8]
  • DMADV sử dụng cho các dự án nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc quá trình thiết kế mới.[8]

    DMAIC vs DMADV vs DFSS,Six Sigma dựa trên hai phương pháp của chu trình PDCA
    DMAIC vs DMADV vs DFSS,Six Sigma dựa trên hai phương pháp của chu trình PDCA

Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng, như ISO 9001, hay là một hệ thống chứng nhận chất lượng. Thay vào đó, đây là một hệ phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy trình, điều này có nghĩa là thay vì tập trung vào các đề xướng chất lượng vốn ưu tiên vào việc kiểm tra lỗi trên sản phẩm, hướng tập trung được chuyển sang cải thiện quy trình sản xuất để các khuyết tật không xảy ra.

Tóm lại, Kaizen là một lối suy nghĩ, một tinh thần rằng mọi thứ đều có thể cải tiến tốt hơn(bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất). Lean đầu tiên là một tinh thần hướng tới sự tinh gọn, một hệ thống các công cụ tập trung cải tiến và loại bỏ các nguồn lãng phí. Six Sigma là một hệ thống các phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê mà đối tượng là tập trung vào việc loại bỏ các nguồn dao động (bất ổn) trong quy trình.

Rate this post

Từ khóa » Dfss Là Gì