SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT - Đất Hợp Company
Có thể bạn quan tâm
Sự phân bố của Vi sinh vật trong đất còn gọi là khu hệ vi sinh vật đất. Vi sinh phân bố khắp mọi nơi nhờ kích thước nhỏ bé, dễ phát tán và phát triển nhanh. Tuy nhiên, đất là nơi vi sinh vật cư trú nhiều nhất so với các môi trường khác.
Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm: Vi khuẩn, Vi nấm, Xạ khuẩn, Virus, Tảo, Nguyên sinh động vật. Trong đó vi khuẩn là nhóm chiếm nhiều nhất về số lượng. Chúng bao gồm vi khuẩn háo khí, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng ... Số lượng và thành phần vi sinh vật trong đất thay đổi khá nhiều và thay đổi tuỳ chất đất: Ở nơi đất nhiều chất hữu cơ, giàu chất mùn có độ ẩm thích hợp vi sinh vật phát triển mạnh như ở đầm lầy, đồng nước trũng, ao hồ, khúc sông chết, cống rãnh, ... ; Còn ở những nơi đất có đá, đất có cát số lượng và thành phần vi sinh vật ít hơn. Lợi dụng sự có mặt của vi sinh vật trong đất mà người ta phân lập, tuyển chọn, đồng thời duy trì những chuyển hoá có lợi phục vụ cho cuộc sống.
Sự phân bố của vi sinh vật trong đất có thể chia ra theo các kiểu phân loại sau đây:
- Phân bố theo chiều sâu:
Quần thể vi sinh vật thường tập trung nhiều nhất ở tầng canh tác. Đó là nơi tập trung rễ cây, chất dinh dưỡng, có cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nhất. Số lượng vi sinh vật giảm dần theo tầng đất, càng xuống sâu càng ít vi sinh vật. Bảng dưới thể hiện số lượng vi khuẩn trong đất được xác định theo chiều sâu đất:
- Phân bố theo các loại đất:
Các loại đất khác nhau có điều kiện dinh dưỡng, độ ẩm, độ thoáng khí, pH khác nhau dẫn đến sự phân bố của vi sinh vật cũng khác nhau.
- Ở đất lúa nước, tình trạng ngập nước lâu ngày làm ảnh hưởng đến độ thông khí, chế độ nhiệt, chất dinh dưỡng ... Chỉ có mộ lớp mỏng ở trên, khoảng 0 - 3 cm là có quá trình oxy hoá, ở tầng dưới quá trình khử oxy chiếm ưu thế. Bởi vậy, trong đất lúa nước các loại vi sinh vật kị khí phát triển mạnh.
Ví dụ: vi khuẩn amôn hoá, vi khuẩn phản nitrat hoá. Ngược lại, các loại vi sinh vật háo khí như vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn cố định nitơ, vi nấm và xạ khuẩn đều rất ít. Tỷ lệ giữa vi khuẩn hiếu khí/ yếm khí 1, có trường hợp đạt tới 4 - 5.
- Phân bố theo cây trồng:
Đối với tất cả các loại cây trồng, vùng rễ cây là vùng vi sinh vật phát triển mạnh nhất so với vùng không có rễ. Sở dĩ như thế vì rễ cây cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ khi nó chết đi. Khi còn sống, bản thân rễ cây cũng thường xuyên tiết ra các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡngcho vi sinh vật. Rễ cây còn làm cho đất thoáng khí, giữ được độ ẩm. Tất cả những nhân tố đó làm cho số lượng vi sinh vật ở vùng rễ phát triển mạnh hơn vùng ngoài rễ. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng trong quá trình sống của nó thường tiết qua bộ rễ những chất khác nhau. Bộ rễ khi chết đi cũng có thành phần các chất khác nhau. Thành phần và số lượng các chất hữu cơ tiết ra từ bộ rễ quyết định thành phần và số lượng vi sinh vật sống trong vùng rễ đó.
Ví dụ: vùng rễ cây họ Đậu thường phân bố nhóm vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh còn ở vùng rễ Lúa là nơi cư trú của các nhóm cố định nitơ tự do hoặc nội sinh ...
Số lượng và thành phần vi sinh vật cũng thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cây trồng. Ở đất vùng phù sa sông Hồng, số lượng vi sinh vật đạt cực đại ở giai đoạn lúa hồi nhanh, đẻ nhánh, giai đoạn này là cây lúa sinh trưởng mạnh. Bởi vậy thành phần và số lượng chất hữu cơ tiết qua bộ rễ cũng lớn - đó là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật vùng rễ. Số lượng vi sinh vật đạt cực tiểu ở thời kỳ lúa chín. Thành phần vi sinh vật cũng biến động theo các giai đoạn phát triển của cây phù hợp với hàm lượng các chất tiết qua bộ rễ.
Từ khóa » đất Kỵ Khí
-
Đất Kỵ Khí - SoilCare
-
Tổng Quan Về Vi Khuẩn Kỵ Khí - Bệnh Truyền Nhiễm - MSD Manuals
-
Sinh Vật Yếm Khí – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ảnh Hưởng Của Quá Trình Kỵ Khí Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Y Tế
-
Không Khí Trong đất - WAO Nông Nghiệp Thuận Thiên
-
Đất Yếm Khí Có ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Lượng đạm Trong đất
-
Tìm Hiểu Về Quá Trình Sinh Học Kỵ Khí Trong Xử Lý Nước Thải - Microbe-lift
-
Thế Nào Là Vi Khuẩn Kỵ Khí? - Vinmec
-
#1 Những Điều Kiêng Kỵ Khi Mua Đất Không Thể Không Biết
-
Quá Trình Xử Lý Hiếu Khí Và Kỵ Khí Khác Nhau ở điểm Nào? - BioFix
-
Bài 4: Hiếu Khí, Kỵ Khí Và Các Loại Phân Hủy - Lamela
-
88
-
Ngộ độc Vi Khuẩn Yếm Khí Từ Thức ăn Ngay - Nguy Hiểm Khôn Lường