Sự Tăng Trưởng ấn Tượng Của Ngành Tôn Mạ Kẽm Việt Nam

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Sự tăng trưởng ấn tượng của ngành tôn mạ kẽm Việt Nam

Hình 1: Sản xuất tôn mạ lạnh tại Công ty Cổ Phần Tôn Đông Á Năm 2016 là một năm có kết quả sản xuất kinh doanh rất ấn tượng đối ngành thép Việt Nam, theo Hiệp Hội Thép VN (VSA), trong năm 2016 tổng các loại sản phẩm thép mà các doanh nghiệp là thành viên của VSA sản xuất đạt 17,5 triệu tấn, tăng 16,8% so với năm 2015. Lượng tiêu thụ đạt 15,3 triệu tấn, tăng 23,7% so với năm 2015. Không nằm ngoài đà tăng trưởng chung của ngành, ngành tôn mạ kẽm có sản lượng sản xuất đạt 3,37 triệu tấn, tiêu thụ đạt 2,93 triệu tấn, tăng trưởng 25% so với năm 2015. Ngành tôn mạ kẽm, tạm định nghĩa bao gồm các loại thép tấm dạng cuộn (coil) khổ rộng lớn hơn 600mm, được sản xuất bởi các dây chuyền mạ liên tục theo công nghệ lò ủ không ô-xy hóa (non-oxidizing furnace - NOF). Vật liệu lớp mạ có thể là kẽm (99.5% Zn) hoặc hợp kim nhôm kẽm (55% Nhôm + 43.5% Kẽm + 1.5% Silic), còn gọi là tôn lạnh. Ngành tôn mạ kẽm cũng bao gồm cả các sản phẩm tôn mạ màu dạng cuộn, tức là tôn mạ kẽm hoặc mạ lạnh được phủ màu. Ngành tôn mạ kẽm không bao gồm sản phẩm ống thép hàn mạ kẽm, tuy nhiên hiện tại rất khó tách bạch phần sản lượng các công ty sản xuất tôn cắt thành băng để cuốn lại hàn thành ống ra khỏi phần sản lượng tôn dùng nguyên tấm dành cho tấp lợp, tấm tráp vách, hoặc sản xuất trần la-phong, đồi nội thất… Một số định nghĩa: -Tôn mạ kẽm: Thế giới gọi là GI (Galvanized), Zinc coated steel sheet/coil, GP- Galvanized Plain Steel Sheet/coils. Thực tế có rất nhiều biến thể của lớp kim loại mạ mà thành các loại khác như galfan (GF), galvannealed (GA)... -Tôn mạ lạnh: Thế giới gọi là GL (Galvalume), 55Al-Zn alloy coated, Al-Zn-Si alloy…Trong ngành xây dựng trên thế giới không quá phân biệt giữa tôn mạ lạnh và tôn mạ kẽm (gọi tắt là tôn lạnh, tôn kẽm) mà chỉ phân biệt trong ngành sản xuất ô-tô và thiết bị gia dụng là chính. Lý do tại thời điểm hiện tại, lớp mạ kẽm có độ bám dính cao hơn lớp mạ lạnh do đó chỉ có tấm mạ kẽm là có thể sử dụng cho các công đoạn dập sâu trong ngành sản xuất vỏ xe hơi -Tôn mạ màu, tiếng Anh là PPGI hoặc PPGL (Pre-painted Galvanized/ Pre-painted Galvalume) hoặc là PCM (Pre-coated Metals) hoặc đơn giản là Color coated steel -Thép ống mạ kẽm cần phân biệt hai loại sau: loại thông dụng trên thế giới là thép cán nguội/ cán nóng đem đi cắt băng sao đó cuốn thành ống hàn rồi đem đi nhúng vào bể kẽm để mạ, loại ống này thường dùng trong công nghiệp, ví dụ như ống khí nén, ống cấp thoát nước. Ống có lớp mạ kẽm dày nhưng bề mặt không đẹp, tuy nhiên ống có độ bền cao, loại này SeAH, Sunsco và Hòa Phát có sản xuất. Loại thông dụng ở Việt Nam là loại ống được sản xuất từ tôn cuộn mạ kẽm, tức là tôn kẽm cắt băng ra rồi cuốn thành ống và hàn lại mà không cần phải đem đi mạ nhúng nữa. Loại này chỉ có ứng dụng trong ngành xây dựng như làm giàn giáo, lan can, cầu thang, hàng rào, cop-pha, ống điện ngầm conduit, thang máng cáp điện…Như vậy có thể thấy các công ty trong ngành tôn mạ kẽm như HSG, NKG chỉ tập trung sản xuất loại ống mạ kẽm thứ hai. Mức độ tập trung hóa của ngành Ngành tôn mạ kẽm của Việt Nam hiện tại có thể xem là có mức độ tập trung hóa cao, tốp 5 công ty đầu ngành có sản lượng chiếm đến 77% tổng sản lượng toàn ngành năm 2016 Bảng 1: Năm công ty dẫn đầu ngành tôn mạ kẽm năm 2016
Xếp hạng Công ty Sản lượng bán hàng 2016, ngàn tấn Sản phẩm
1 Hoa Sen Group 1242 Tôn mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu và ống thép hàn mạ kẽm
2 Nam Kim Group 540 Tôn mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu và ống thép hàn mạ kẽm
3 Ton Dong A Corp. 365 Tôn mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu
4 Ton Phuong Nam 230 Tôn mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu
5 Maruichi Sun Steel 230 Tôn mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu và ống thép
Sản lượng bán hàng của Maruichi Sun Steel tác giả chỉ ước tính Nguồn: Báo cáo thường niên của các công ty và VSA Sản lượng bán hàng của Hoa Sen và Nam Kim tuy cao nhưng trong đó đã bao gồm phần sản lượng ống thép hàn vốn chiếm một khối lượng đáng kể do có độ dày cao hơn tôn mạ. Ống thép hàn ở Việt Nam có độ dày thông dụng trong khoảng từ 1,2 – 2,0 mm, trong lúc tôn mạ ở VN có độ dày trung bình chỉ trong khoảng từ 0,3-0,6mm. Bức tranh đầu tư phát triển ngành Ngành tôn mạ Việt Nam hiện có khoảng 11 công ty lớn, với công suất thiết kế là 4.63 triệu tấn/ năm, tổng cộng khoảng 20 dây chuyền mạ kẽm liên tục (CGL- Continuous Galvanizing/Galvalume Line), phần lớn áp dụng công nghệ NOF, chỉ còn khoảng 2 dây chuyền áp dụng công nghệ cũ Dry-flux. Ngoài ra còn có khoảng 5 công ty nhỏ có một số dây chuyền vẫn áp dụng công nghệ Wet-flux hoặc dry-flux, công suất các công ty này hiện chưa xác định được. Người mới gia nhập ngành với công suất lớn là Hòa Phát, Pomina, Mỹ Việt Olympic và Vinaone dự kiến sẽ làm thị trường thêm sôi động. Các công ty đầu ngành như Tôn Đông Á, Nam Kim và Hoa Sen tiếp tục đầu tư lớn để nâng quy mô, các công ty quy mô nhỏ hơn cũng đang triển khai các kế hoạch đầu tư của họ, do đó theo tác giả thống kê, đến năm 2018 dự kiến sẽ có thêm khoảng 11 dây chuyền mạ đi vào hoạt động, nâng tổng công suất sản xuất toàn ngành mạ sẽ tăng thêm 46%, từ 4.39 triệu tấn hiện nay lên đến 6.4 triệu tấn hoặc hơn! Bảng 2: Công suất lắp đặt và sản lượng sản xuất ngành tôn mạ kẽm
Năm 2015 2016 2017E 2018F
Công suất lắp đặt, triệu tấn 3.39 4.18 4.39 6.40
Sản lượng, triệu tấn 3.15 3.37 3.63 3.92
Tăng trưởng công suất 23% 5% 46%
Tỷ lệ khai thác 93% 81% 63% 61%
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên thông tin thị trường có kiểm tra chéo với công bố đầu tư của các công ty Công suất mạ kẽm đạt 6.4 triệu tấn/ năm đối với một đất nước 100 triệu dân là một con số rất khó tưởng tượng cách đây một hai năm. Thử so sánh với đất nước Ấn Độ: Với dân số 1.36 tỷ người, và là một đất nước có ngành thép lâu đời hơn Việt Nam, có rất nhiều công ty thép lớn có nhà máy tích hợp integrated steel works lớn hàng đầu thế giới như JSW hay Tata. Sản lượng toàn ngành thép Ấn Độ năm 2016 là 95.6 triệu tấn, xếp hạng thứ 3 thế giới, vậy mà tổng sản lượng tôn mạ họ sản xuất ra năm 2016 cũng chỉ đạt 6.4 triệu tấn! Tuy vậy, tình hình đầu tư mở rộng quy mô sản xuất trong ngành tôn mạ kẽm dường như vẫn chưa hề hạ nhiệt, rất nhiều người hỏi tác giả rằng sản lượng tôn mạ lớn như vậy sẽ được bán cho ai, thậm chí là người trong ngành cũng không hiểu nhu cầu đến từ đâu mà đầu tư nhà máy mạ nhiều vậy. Đương nhiên các nhà sản xuất tôn mạ không đầu tư mà không có tính toán, họ nhìn thấy hoặc cảm thấy nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu tiềm năng qua hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tác giả hy vọng có thể giải đáp phần nào vấn đề này trong bài phân tích SWOT ngành tôn mạ kẽm sắp tới. Sở dĩ tốc độ tăng công suất có chu kỳ gần như hai năm một lần là do thời gian đầu tư và lắp đặt một dây chuyền mạ kẽm trung bình từ 16-20 tháng, sau đó tùy thuộc vào tình hình chạy thử có khi mất gần 2 năm để đạt đến công suất thiết kế. Các nhà sản xuất tôn mạ của Việt Nam có tập quán quan sát nhu cầu của thị trường đồng thời nhìn nhau để đầu tư do đó thường công suất tăng có cùng chu kỳ. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ khai thác công suất có dấu hiệu giảm xuống có thể cho thấy tốc độ cung tăng cao hơn tốc độ cầu Chiến lược phát triển ngành Các chiến lược phát triển đang áp dụng phổ biến hiện nay: -Phát triển theo chiều ngang: đầu tư gia tăng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam ngành tôn mạ chưa có tập quán M&A, do đó tăng đòn bẩy tài chính để đầu tư hoặc niêm yết sàn chứng khoán hoặc bán cổ phần cho cổ đông chiến lược để huy động vốn là các lựa chọn phổ biến -Phát triển theo chiều dọc: các nhà sản xuất tôn mạ lớn như Tôn Đông Á, Nam Kim và Hoa Sen luôn có xu hướng đầu tư tích hợp để khép kín chuỗi sản xuất ngành, đây là điều tất yếu để kiểm soát nguồn nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất và gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Đầu tư vào hệ thống phân phối để gia tăng sản lượng bán hàng -Đa dạng hóa sản phẩm: điển hình như các nhà sản xuất tôn mạ gia nhập ngày càng mạnh thị trường ống thép. Nâng cao chất lượng sản phẩm để thâm nhập các thị trường sản phẩm chất lượng cao như thiết bị gia dụng và ngành xe hơi. Chiến lược này đòi hỏi một nỗ lực dài hơi, đòi hỏi năng lực quản trị, công nghệ và vốn -Tái cơ cấu bộ máy quản trị và nâng tầm quản trị theo hướng hiện đại, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực theo các chuẩn mực trên thế giới. Phần 2: Phân tích Swot ngành tôn mạ kẽm Phan Đình Long

1 nhận xét:

  1. Unknownlúc 00:37 17 tháng 9, 2019

    mong được đọc nhiều bài viết từ các anh chị.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Lưu trữ Blog

  • ▼  2017 (7)
    • ▼  tháng 7 (2)
      • Impressive growth of the galvanized steel sheets i...
      • Sự tăng trưởng ấn tượng của ngành tôn mạ kẽm Việt Nam

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi Phan Đình Long Kỹ sư cơ khí, MBA. Thành viên Tiểu ban Kỹ thuật Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA) và Viện Gang Thép Đông Nam Á (SEAISI) Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Từ khóa » Tôn Tráng Kẽm Trong Tiếng Anh Là Gì