Sự Thú Vị Trong ý Nghĩa Và Cấu Tạo Chữ Hán
Để học tốt chữ Hán, yếu tố đầu tiên là người học cần chăm chỉ, kiên trì, nhất là thời gian đầu mới học tiếng Trung. Ngoài học đúng phương pháp và nắm được một số mẹo nhỏ trong quá trình học ra thì việc nắm vững cấu tạo của chữ Hán, sự hình thành chữ và ý nghĩa của chữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bạn tiến tới thành công nhanh hơn trong việc học tiếng Trung Quốc.
Trước đây các nhà nghiên cứu về cấu tạo chữ Hán cho rằng chữ Hán gắn với khái niệm Lục Thư nghĩa là gồm chữ tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, giả tá và chuyển chú. Tuy nhiên, sau này nhiều học giả cho rằng chữ Hán được cấu tạo dựa trên bốn nguyên tắc, tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh. Giả tá và chuyển chú là hai nguyên tắc sử dụng chữ Hán chứ không phải là nguyên tắc cấu tạo chữ. Như vậy, chữ Hán được cấu tạo dựa trên bốn nguyên tắc:
1. Chữ tượng hình
Tượng hình là nguyên tắc tạo chữ Hán bằng cách vẽ lại những sự vật cụ thể có thể vẽ lại một cách đơn giản nhất.
Ví dụ: Chữ 山 (sơn) có nghĩa là núi, chữ cổ đại được vẽ như hai ngọn núi chồng lên nhau.
Chữ 木 (mộc) có nghĩa là cây, hai chữ mộc sẽ tạo thành chữ 林 (lâm) có nghĩa là rừng
Chữ 休 có nghĩa là nghỉ ngơi, chữ này được ghép bởi chữ “人” có nghĩa là người và chữ “木”gốc cây, có nghĩa là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây.
Đoán nghĩa của chữ chúng ta còn dựa vào bộ thủ, khi biết bộ thủ chúng ta có thể đoán được phần nào nghĩa của từ. Những từ có bộ “水” thì thường liên quan đến nước, sông, hồ, bộ “心、忄” thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc. Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việchọc chữ Trung Quốc
Trong chữ Hán có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật, là những hình vẽ, kiểu phác thảo những vật có thể thấy bằng mắt như: Mặt trăng, mặt trời, con ngựa. Tính chất tượng hình của chữ Trung Quốc nằm ở chữ độc thể, cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động cho người học.
Ví dụ: Chữ “月”( nguyệt) có nghĩa là mặt trăng, hình ảnh trăng khuyết, thường gặp hơn nhiều so với trăng tròn
Chữ “日”: (Nhật) có nghĩa là mặt trời
Chữ “水” (thuỷ) là nước, miêu tả dòng nước đang lưu thông, sống động đúng với tính chất của nó chứ không phải dòng nước tù đọng,
Chữ “口” (khẩu) miêu tả hình ảnh cái miệng.
Chữ “目” (mục) có nghĩa là mắt
Chữ “田” (điền)là hình ảnh ruộng được chia thành nhiều khoảnh khác nhau.
Chữ “好” có nghĩa là tốt: được ghép từ chữ “女” nữ và chữ “子” con trai, ý chỉ người phụ nữ sinh được con trai là việc tốt.
2. Chữ chỉ sự
Chữ chỉ sự là những chữ trừu tượng không thể vẽ được, người ta đã dùng ký hiệu để thể hiện, nguyên tắc dùng ký hiệu để thể hiện khái niệm trừu tượng để tạo chữ gọi là nguyên tắc chỉ sự.
Ví dụ: Chữ “本” (bản) gốc, trên nền chữ “木” (mộc) thêm vào phía dưới một “一”nét ngang đánh dấu lấy phần bên dưới của cây, nhằm thể hiện ý nghĩa là gốc.
Chữ “上” (thượng) có nghĩa là trên, nét ngang cuối cùng biểu thị ý nghĩa là mặt bằng, nét sổ trên đánh dấu không gian trên mặt bằng, nét ngang bên phải đánh dấu phía trên mặt bằng, biểu thị ý nghĩa là bên trên.
Chữ “下” (hạ) với ý nghĩa ngược lại với chữ “上” thượng.
3. Chữ hội ý
Chữ hội ý là nguyên tắc dùng hai hay nhiều bộ thủ cùng thể hiện một ý nghĩa để tạo chữ mới.
Ví dụ: Chữ “安” (an) có nghĩa là bình yên, an toàn, chữ được tạo bởi hai bộ thủ, phần trên là bộ miên (mái nhà), phần dưới là chữ “女” nữ (con gái) cả hai bộ hội hợp lại có nghĩa là yên ổn.
Chữ “男” (nam) chỉ đàn ông ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng, ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh. Cả hai bộ thể hiện ý nghĩa người đàn ông có sức khoẻ cáng đáng công việc cày ruộng gọi là nam giới.
Chữ 问 (vấn) có nghĩa là hỏi, gồm bộ 门 (môn) là cửa, 口(khẩu) là miệng, cùng thể hiện ý nghĩa ghé miệng vào cửa để hỏi.
Có chữ được tạo bởi các bộ thủ giống nhau như chữ “从” (tòng) gồm hai chữ “人” nhân thể hiện ý nghĩa người đi trước, người theo sau.
4. Chữ hình thanh
Chữ hình thanh là chữ tạo bởi hai bộ phận, một bộ phận biểu thị ý nghĩa, một bộ phận biểu thị âm thanh.
Ví dụ: Chữ 把và巴 chữ “把” một bên có bộ tài gẩy “扌” một bên là chữ “巴” bộ tài gẩy biểu thị động tác liên quan đến tay biểu thị ý nghĩa, “巴” biểu thị âm đọc.
Chữ 请 (thỉnh) mời gồm chữ 青 biểu âm đọc, còn 讠bộ ngôn là ngôn ngữ lời nói biểu nghĩa.
Chữ 情 (tình) là tình cảm, 青 (thanh) biểu âm, 忄(tâm) lòng là biểu nghĩa.
Chữ cấu tạo theo nguyên tắc hội ý và nguyên tắc hình thanh đều gồm hai bộ thủ trở lên, tuy nhiên điểm khác nhau giữa hai bộ này là, với chữ hội ý các bộ thủ đều tham gia biểu thị ý nghĩa, nghĩa của cả chữ là sự hội hợp của tất cả nghĩa thành phần của mỗi bộ thủ. Chữ hình thanh thì ngoài bộ phận biểu nghĩa ra còn có bộ phận biểu thị âm đọc. Bộ thủ biểu nghĩa đa số nằm ở bên trái của chữ.
Với cách học theo phân tích chữ như thế này, thì việc ghi nhớ chữ Hán trong tiếng Trung sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nâng cao chất lượng học tiếng Trung và tạo nên sự đa dạng trong các phương pháp học tập.
ThS. Giàng Thị Mai – Khoa Các khoa học liên ngành
Từ khóa » Bộ Miên Trong Tiếng Hán
-
Bộ Miên (宀) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Kiếm Hán Tự Bộ MIÊN 宀 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật Việt ABC
-
Bộ Miên (宀): Bộ Thủ Chữ Hán - Du Học Trung Quốc
-
#Hanzi55 Chữ Hán Với Bộ MIÊN (mái Nhà, Mái Che) - YouTube
-
Bộ Thủ 040 – 宀 – Bộ MIÊN - Học Tiếng Trung Quốc
-
Tra Từ: Miên - Từ điển Hán Nôm
-
[Wiki] Bộ Miên (宀) Là Gì? Chi Tiết Về Bộ Miên (宀) Update 2021
-
Miên Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Số
-
Học Tiếng Trung Quốc, Profile Picture - Facebook
-
Top 21 Miên Trong Tiếng Hán Nghĩa Là Gì Hay Nhất 2022 - XmdForex
-
500 Chữ Hán Cơ Bản Nhất | 55 Bộ MIÊN (mái Nhà, Mái Che)
-
Học Chữ Hán Có Bộ Thủ Miên | Chữ Hán, Giáo Dục, Tiếng Trung Quốc
-
Chiết Tự Chữ Hán – Nhớ Chữ Hán Không Khó - Thanhmaihsk