SỰ TÍCH THẬP BÁT LA HÁN | THƯ VIỆN PHÁP BẢO NAMO84000
Có thể bạn quan tâm
Ngài là một trong những đại đệ tử của Phật. Ngài có âm thanh hùng hồn như sư tử rống, dẹp tan luận nghị ngoại đạo, xiển dương chánh pháp. Tuy nhiên, yếu điểm của Ngài là hiển hiện những thần thông trước tất cả mọi người, và đôi khi với những mục đích không lợi lạc. Theo kinh Tạp A Hàm 23, lần nọ con gái ông trưởng giả Cấp Cô Độc thỉnh Phật và chư thánh tăng đến xứ Phú Lâu Na Bạt Đà Na thọ trai. Các vị thánh tăng đều dùng thần thông bay trên hư không mà đến, còn Tôn Giả thì dùng sức thần thông hiệp các núi lớn lại đến thọ thỉnh, nên bị đức Thế Tôn quở phạt ở lại đời để hộ trì chánh pháp, không được nhập Niết Bàn. Lần khác, theo những sự ghi lại trong kinh tạng Pali và tạng Luật, để thị hiện thần thông, Ngài bay lên hư không, lấy một bình bát bằng gỗ chiên đàn trên một cột cây cao, rồi bay lơ lững trên đầu của những người kính mộ một hồi lâu. Việc này khiến đức Phật quở trách Ngài, và cấm dùng bình bát bằng gỗ trầm hương. Vào dịp đó, đức Phật quở phạt Ngài rằng không được nhập Niết Bàn mà phải ở lại cõi Ta Bà để hộ trì Phật pháp cho đến khi Phật Di Lặc ra đời. Tuy nhiên, đôi khi Ngài cũng thị hiện thần thông vì mục đích tốt, như dùng thần thông để cảm hóa một bà chưa tin chánh pháp.
Ngài trụ thế từ thời đức Phật còn tại thế gian, và đã nhiều lần hiển hiện khuyến tấn những Phật tử thuần thành vì đạo. Ở Ấn Độ đã từng có phong tục cúng dường chư tăng và thỉnh mời Ngài. Tuy không thể thấy Ngài, nhưng một cánh cửa được dành riêng cho Ngài vào. Sự thị hiện của Ngài chỉ được biết qua sự hiển hiện của những bông hoa hay tấm thảm dành riêng cho Ngài. Khi vua A Dục cung thỉnh chư thánh tăng 60,000 vị, Ngài đang ở trên ngọn núi Kiền Đà Ma Lợi (Gandhamali hay Gandhamadana). Được cung thỉnh nhập vào thánh chúng, Ngài bay như hạc đến dự trong thánh chúng và được đề cử làm chủ tọa vì là bậc trưởng thượng. Lúc ấy, Ngài là một vị thánh tăng trưởng lão; vì lông tóc dài bạc phơ, Ngài phải cầm giữ để mắt thấy rõ ràng. Phật tử Trung Hoa thường biết đến Ngài qua tên “Trường Mi Tăng”; nghĩa là vị thánh tăng có lông mi dài. Vào đời Đông Tấn, Ngài thị hiện sang Trung Quốc, ấn chứng sự hoằng pháp Luật học của Luật Sư Đạo Tuyên. Từ đời Đường về sau, các Trai Đường (phòng ăn) đều an trí tượng Ngài. Đại sư Thiền Nguyệt Quán Hưu đời Đường, họa tượng Ngài ngồi theo thế ky tọa, trên sườn núi, tay trái cầm gậy, tay phải duỗi ra, tựa vào vách núi, trên đầu gối có quyển kinh, mắt nhìn về phía trước. Ở Nhật Bổn, thánh tượng của Ngài được an trí ở hành lang trước tự viện, và có tín ngưỡng xoa vuốt tượng Ngài để cầu hết bịnh, gọi là Phủ Phật.
Tần Đầu Phả La Đọa hán dịch nghĩa là Lợi Căn Bất Động, còn tiếng Tây Tạng dịch nghĩa là Ứng Cúng. Tuy nhiên, danh từ đó có thể được dịch âm tiếng hán “Tần Đầu”, do có liên hệ đến tên của một ngôi làng Kosala vào thời đức Phật.
Một trong những đời tiền kiếp, Ngài đã từng làm một người con bất hiếu và ác độc. Do nghiệp đó nên Ngài chịu khổ địa ngục rất lâu, như phải ăn gạch đá. Ngay cả sau khi chứng quả A La Hán có thần thông diệu dụng, Ngài vẫn còn tập khí ăn “gạch đá”. Có nhiều tranh ảnh miêu tả Ngài một tay cầm sách, một tay cầm bình bát, hoặc cả hay tay cung kính cầm sách, hoặc mở sách đặt trên đầu gối và tích trượng được dựng kế bên.
2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa): Hoan Hỷ A La Hán: Vị tôn giả này cùng với 500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La. Ngài là một vị luận sư nổi tiếng. Khi được hỏi về hạnh phúc là gì, Ngài đáp rằng niềm hạnh phúc đó được cảm nghiệm qua năm căn. Khi được hỏi về niềm an lạc là gì, Ngài đáp rằng niềm an lạc không phát xuất từ năm căn, mà từ tâm an lạc thâm sâu, như cảm thấy có Phật trong tâm. Ngài thường tươi cười trong những lần luận nghị, và rất nổi tiếng về pháp Hoan Hỷ. Thế nên, Ngài được gọi là Hoan Hỷ A La Hán. Ngài thấu suốt được tất cả lý nhân quả lành xấu thâm sâu.
Ngài được Phật dạy trụ ở thế gian để hộ trì chánh pháp, làm lợi ích cho chúng sanh. Tô Đông Pha làm bài tán rằng: “Tuổi lớn đâu già Cười khì trẻ lại Tôi biết tâm ông Phật chẳng cười bậy Mừng giận dù huyễn Cười thì không giận Ban vô ưu này Cho vô số người”. 3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Ðọa Xà (S: Kanakabharadvàja): Vị tôn giả này cùng 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Ðông Thắng Thân châu.
Ngài là vị tăng khất thực, thường khất thực bằng cách đưa bình bát lên. Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài được gọi là Cử Bát A La Hán. 4. Nan Đề Mật Tra (Nandimitra): Cử Tháp A La Hán. Vì là một trong những đệ tử cuối cùng của đức Phật, nên đi đâu Ngài cũng cầm ngọn tháp nhỏ trong bàn tay, để nhớ công đức của đức Thế Tôn cũng như pháp thân của Phậ t thường trụ, mãi mãi bất diệt. 5. Nặc Cự La (S: Nakula hay Vakula): Thiền Định A La Hán: Vị tôn giả này cùng 800 vị A-la-hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu.
Theo truyền thuyết, Ngài vốn là một võ sĩ tráng kiện. Ngài từ bỏ cuộc đời đánh đấm giết chóc để xuất gia tu đạo, và cuối cùng chứng quả thánh nhờ thường tu thiền định. Tuy nhiên, vì xưa kia vốn là một võ sĩ, Ngài vẫn vận dụng sức lực ngay cả những lúc hành thiền. Theo truyền thuyết, sự gia trì của Ngài rộng khắp xứ Ấn Độ, và được xem là một trong những vị đại đệ tử của Phật. Đôi khi, Ngài có hình ảnh của một vị thầy, tay cầm tràng chuỗi, với một chú tiểu đứng cạnh. Đại sư Thiền Nguyệt vẽ tượng Ngài ngồi trên phiến đá, hai tay cầm cây Như Ý có hình dáng như đứa bé, đặt trên vai trái, dáng như đang gãi lưng. Trên vách hang thứ 76 của động Đôn Hoàng có vẽ hìng tượng Ngài ngồi kiết già trên phiến đá, tay phải nắm lại, đặt trên ngực, tay trái cầm phất trần đặt trên gối. Danh tánh của Ngài thường được đề cập đến trong kinh điển. Tuy chứng quả A La Hán, Ngài sống đời đơn độc, ít muốn biết đủ, không có đệ tử, và chưa bao giờ thuyết một bài pháp nào. Ngài chưa từng có thân bịnh, và sống rất lâu. Khi đến thăm ngọn tháp của Ngài, vua A Dục chỉ cúng dường một xu vì tâm không tôn kính Ngài. Do đó, Ngài chẳng nhận sự cúng dường đó. 6. Bạt Ðà La (S: Bhadra), hay Bồ Đề Đa La (Bodhidruma): Vị tôn giả này cùng 900 vi A-la-hán, phần lớn cư trú tại xứ Tích Lan hay Nam Dương.
Vì Ngài được sanh ra dưới cội cây Bồ Đề nên mới có danh tánh Bồ Đề Đa La (Bodhidruma). Theo truyền thuyết, Ngài có công hoằng hóa ở vùng Đông Ấn, và từ đó Ngài theo thương thuyền vượt biển sang những xứ Nam Dương hay Tích Lan hoằng pháp. Ngoài ra, theo kinh điển, Ngài vốn là anh em họ và cũng là đại đệ tử của Phật. Ngài là một vị luận sư, thuyết giảng lời Phật dạy rõ ràng rành mạch. Do đó, Ngài có hình ảnh tay cầm kinh điển để biểu hiện sự thuyết giảng.
7. Ca Lý Ca (S: Kàlika): Vị A La Hán cỡi Voi: Vị tôn giả này cùng với 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.Ca Lý (Kali) tiếng Phạn nghĩa là voi, và Ca Lý Ca tiếng Phạn nghĩa là nài voi hay người cỡi voi. Vì loài voi có sức lực mạnh mẽ, nên trong đạo Phật, chúng được biểu trưng cho đại hạnh. Ngài vốn là một vị chăn voi, nhưng xuất gia, tu đạo chứng quả A La Hán. Để nhớ đến nghề nghiệp xưa của Ngài, hình ảnh Ngài thường có một con voi đi cùng.
Ngoài ra, Ngài còn được gọi là Sư Tử Vương Kala, rất được vua Tần Bà Sa La kính trọng. Ngài thường có hình ảnh ngồi đọc kinh hay ngồi thiền, hoặc tay cầm lá cây.
8. Phạt Xà La Phất Ða La (S: Vajraputra): Sư Tử Hỷ A La Hán: Vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.Trước khi xuất gia, Ngài vốn là thợ săn sư tử. Sau khi chứng quả thánh, một con sư tử con đến đùa nghịch bên cạnh Ngài, vì cảm nhận và tri ơn Ngài đã từ bỏ cuộc đời săn sư tử; nghĩa là tha tánh mạng cho sư tử cha, mẹ, anh, chị em của nó. Từ đó, Ngài và chú sư tử con không bao giờ tách biệt. Sư tử tượng trưng cho trí huệ trong đạo Phật, vì tiếng rống của nó làm muôn loài đều sợ hãi. Do đó, trước các cổng chùa thường có một cặp sư tử bằng đá canh gác. Theo kinh Thị Giả, Trung A Hàm 8, sau khi đức Phật nhập Niết Bàn không lâu, một hôm Ngài ngồi dự trong hàng thính chúng để nghe ngài A Nan thuyết pháp. Ngài nhập định thấy ngài A Nan chưa ly dục, liền xuất định thuyết kệ cho ngài A Nan. Vì vậy, ngài A Nan nhân đó thọ giáo với Ngài và rời đại chúng, tinh tấn tu hành đến khi chứng quả A La Hán.
. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), hay Nhung Bác Ca, hay Cù Ba Ca (Gobaka), hay Oa Ba Ca: Khai Tâm A La Hán: Vị tôn giả này cùng với 900 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.Ngài là một hoàng tử của một tiểu quốc ở Ấn Độ. Khi Ngài được đăng quang làm thái tử thì hoàng đệ đem quân phản kháng. Tuy nhiên, Ngài trấn an ông hoàng đệ rằng Ngài muốn xả bỏ vương vị để xuất gia vì Ngài có một tượng Phật trong tim của mình. Để chứng minh, Ngài cởi áo, vạch ngực cho ông hoàng đệ xem, và quả thực có một vị Phật ngay trong tim của Ngài. Ông hoàng đệ từ đó tin tưởng Ngài và không còn phản kháng. Sau đó Ngài xuất gia và qua Trung Quốc hoằng pháp vào khoảng đời Đường.
10. Bán Thác Ca, còn gọi là Bán Tha Ca, Bán Nặc Ca, Bàn Đà Già, Bàn Đặc, Bàn Thố, Ma Ha Bán Thác Ca, Ma Ha Bàn Đà (S: Panthaka): Dịch nghĩa là Đạo Sanh, Đại Lộ Biên Sanh: A La Hán Giơ Tay: Vị tôn giả này cùng với 1300 vị A-la-hán cư trú tại cõi trời Đao Lợi.Theo truyền thuyết, Ngài là một hoàng tử của tiểu quốc Kintota. Khi xuất gia, Ngài thích ngồi thiền bán già. Khi thức dậy, Ngài thường giơ tay lên và thở một hơi thở ra dài, nên được gọi là vị A La Hán Giơ Tay. Ngài là anh của vị A La Hán Châu Lợi Bàn Đà. Cả hai anh em cùng được sanh ra ở trên đường, nên được gọi là Đại Lộ Biên Sanh hay Đạo Sanh.
Ngài vốn là con của một người dòng Bà La Môn ở thành Xá Vệ, Trung Ấn Độ. Ngài giỏi về các môn thư toán, xướng tụng, bốn minh, sáu tác, v.v… đầy đủ trí huệ, có 500 đồng tử theo học. Về sau Ngài được nghe Phật thuyết pháp mà xuất gia tu tập, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán. Ngài là một trong những vị đại đệ tử của Phật. Ngài có khả năng giải thích những điều nghi ngờ khó khăn trong hàng Thanh Văn, và có thần thông diệu dụng phi thường. Ngài có thể đi ngang qua các vật cứng, bay trên hư không, trên thân phát ra lửa hay nước tùy ý. Ngài có thể hóa thân nhỏ dần cho đến không còn gì nữa. Đôi khi đức Phật bảo Ngài dùng thần thông để điều phục và bắt các vua rồng dữ bỏ vào bình bát. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm 3, do sức ẩn hiện tự tại, Ngài được gọi là Tỳ Kheo Bàn Thố”.
11. La Hầu La (S: Ràhula): A La Hán Quán Tưởng: Vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu.La Hầu La là tên của một hành tinh theo lịch Ấn Độ. Theo truyền thuyết, Ngài sanh ra vào lúc nguyệt thực, nên có tên là Chướng Nguyệt. Ngài là một trong mười đại đệ tử của Phật, và là vị hành mật hạnh bậc nhất. Cha Ngài là thái tử Tất Đạt Đa, tức là đức Phật sau này. Mẹ Ngài là công chúa Da Du Đà La. Theo kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, đức Phật thành đạo sau sáu năm mới trở về thành Ca Tỳ La Vệ, độ cho Ngài xuất gia thọ giới. Ngài Xá Lợi Phất làm Hòa Thượng, còn ngài Mục Kiền Liên làm A Xà Lê. Ngài là vị Sa Di đầu tiên trong giáo đoàn của Phật. Lúc còn làm Sa Di, Ngài làm những chuyện không đúng pháp, nên được Phật răn dạy phải nghiêm giữ giới luật, tinh tấn tu hành, rồi sau này chứng quả A La Hán.
12. Na Già Tê Na (S: Nàgasena): Na Tiên hay Long Quân: A La Hán Ngoái Tai: vị tôn giả này cùng với 1200 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Ðộ Ba.Ngài sống vào cuối thế kỷ thứ hai trước Tây lịc. Ngài sanh vào dòng Bà La Môn ở thôn Yết Đăng Yết La (Kajangala) miền Trung Ấn. Ban đầu, Ngài theo học giáo nghĩa Phệ Đà, nhưng cảm nhận sâu sắc rằng rất ít thấy những điều thiện trong giáo nghĩa Bà La Môn, nên đến cầu học với tôn giả Lâu Hán (Rohana), rồi xuất gia, tu học luận tạng và 7 bộ A Tỳ Đàm, chứng quả A La Hán. Ngài đến xứ Xá Kiệt (Sagala), trụ trì chùa Tiết Để Ca, nghị luận với vua Hy Lạp Di Lan Đà (Milinda), bằng cách dùng sự quan hệ giữa xe và trục xe, vành xe, căm xe, v.v… làm ví dụ để nói rộng về Phật pháp, như nhân sanh vô thường, và báo ứng lành xấu, khiến nhà vua tin phục, quy y Tam Bảo. Những lời vấn đáp giữa Ngài và vị vua Hy Lạp đó được ghi lại trong kinh Na Tiên Tỳ Kheo. Ngài được vẽ với hình dáng ngoái tai, biểu hiện cho sự tịnh hóa nhĩ căn.
13. Nhân Yết Ðà (S: Angala hay Angida): vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp.Theo truyền thuyết, Ngài là một người chuyên bắt rắn để giúp người đi đường tránh bị rắn cắn. Sau khi bắt rắn, Ngài lấy nọc độc ra, rồi thả chúng vào núi. Nhờ tâm từ bi mà Ngài tu hành chứng quả thánh. Ngài thường mang một túi vải để bắt rắn. Ngài có hình dáng to lớn. Kệ của Tô Đông Pha:
“Cầm kinh lần chuỗi Gậy thì dựa vai Chống gậy đứng dậy Kinh, chuỗi chẳng còn Không đi, không đứng Không ngồi, không nằm Hỏi Ngài lúc đó Kinh, gậy ở đâu!” 14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin): vị tôn giả này cùng 1400 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ.Theo truyền thuyết, Ngài được sinh ra vào lúc mưa to, và cây chuối lá sau vườn nhà kêu răn rắc lớn tiếng. Vì vậy, Ngài có tên là Phạt Na Bà Tư, nghĩa là mưa lớn. Về sau, Ngài xuất gia, tu hành chứng quả thánh. Vì Ngài thích ngồi thiền dưới bóng cây chuối lá, nên được gọi là A La Hán Cây Chuối Lá. Kệ của Tô Đông Pha:
“Tâm như đống tro lạnh Thân tợ khúc củi khô Truyền thần qua vạn vật Xương thịt gởi hang mồ Chuông lạnh nào ai đánh Hang trống tiếng truyền xa Gọi đến không nghe thấy Không chớp mắt nữa là”. 15. A Thị Ða hay A Dật Đa (S: Ajita): Vị A La Hán có lông mày trắng dài: Vị tôn giả này cùng với 1500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Linh Thứu.Theo truyền thuyết, Ngài sanh ra với hai lông mày dài. Trong đời quá khứ, Ngài cũng là một vị tăng, dũng mãnh tinh tấn tu hành, nhưng chưa chứng quả thánh, ngay cả lúc tuổi già yếu, và chỉ còn hai lông mày trắng dài. Sau khi mất, Ngài sanh trở lại làm người, và được người cha cho biết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có đôi mi trắng dài. Sau này, Ngài được phép xuất gia tu hành, chứng quả thánh. Vị này khác với ông tiên A Tư Đà và Bồ Tát Di Lặc.
16. Chú Trà Bán Thác Ca, hay Châu Lợi Bàn Trà, Tiểu Lộ (S: Cùdapanthaka): vị tôn giả này cùng với 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục.Theo một truyền thuyết, Ngài là đại đệ tử của Phật. Khi đi khất thực, Ngài thường đập cửa của dân chúng. Lần nọ, vì Ngài lỡ đập phải một cánh cửa cũ hư, khiến cánh cửa đó đổ sập, nên Ngài phải xin lỗi chủ nhà. Vì vậy, đức Phật cho Ngài một cây tích trượng và bảo rằng: “Khi đi khất thực, ông không cần đập cửa dân chúng nữa, mà chỉ cần gióng cây tích trượng này. Nếu người trong nhà muốn cúng dường thức ăn cho ông, thì họ sẽ bước ra”. Cây tích trượng về sau có những vòng sắt, và khi gióng xuống đất sẽ vang tiếng loảng xoảng. Cây tích trượng là vật biểu trưng cho Ngài.
Theo một truyền thuyết khác, Ngài được gọi là Tiểu Lộ Biên Sanh, vì được sanh ra ở bên vệ đường. Người anh của Ngài là Đại Lộ Biên Sanh. Bẩm tánh Ngài đần độn ngu dốt vì nghiệp x ấu, nên không thể nhớ nổi một bài kệ trong những giáo pháp đã được dạy. Do đó, người đương thời gọi Ngài là Ngu Lộ, nhưng đức Phật vẫn rất thương mến và kiên nhẫn dạy Ngài. Lần nọ, có một ông vua thỉnh Phật và chư tăng đến dùng điểm tâm, nhưng không mời Ngài. Khi biết rõ sự tình, đức Phật không ngồi xuống dùng trai cho đến khi ngài Châu Lợi Bàn Đà được mời tới thọ trai. Khi Ngài bị người anh, ngài Đại Lộ Biên Sanh, đuổi ra khỏi tăng đoàn vì không thể học được gì, đức Phật dẫn Ngài trở lại, an ủi, và dạy phải tụng đọc câu “Chổi quét”. Nhờ niệm nhớ hai chữ đó, nên dần dà Ngài trực nhận rằng phải quét hết tất cả sự cấu uế trên thế gian bằng cây chổi giáo pháp của đức Phật, rồi chẳng bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Sau đó, Ngài dùng thần thông thị hiện các thân hình, bay lên hư không, biến ra 500 con trâu và cỡi lên chúng, cũng như thuyết pháp cho lục quần tỳ kheo ni.
17. Nan Đề Mật Đa La (Nandimitolo) Hỷ Hữu: Vị A La Hán điều phục vua rồng.Xưa kia, dân chúng của một tiểu quốc nọ, vì bị ma vương kích thích, nên đến phá phách các chùa chiền và lấy kinh điển. Vua rồng phun nước tràn cả tiểu quốc và giữ lấy kinh điển trong cung rồng. Ngài điều phục được vua rồng và đem kinh trở về, nên được gọi là Hàng Long A La Hán.
18. Tần Đầu La (Pindola) Vị A La Hán điều phục hổ : Ngài vốn thuộc dòng Bà La Môn và là một vị quan lớn. Vì Ngài là một Phật tử thuần thành, nên nhà vua cho phép Ngài xuất gia. Lúc vào chùa tu tập trong núi rừng, Ngài nghe tiếng hổ gầm mỗi ngày. Vì nghĩ rằng hổ có lẽ đói khát, nên phải cho ăn chay, bằng không thì chúng sẽ ăn thịt người, Ngài đi xin cơm của tăng chúng rồi bỏ cơm vào thúng, để ngoài tu viện. Con hổ đó đến ăn cơm vào mỗi buổi tối, và chẳng bao lâu, Ngài điều phục được nó, nên được gọi là Phục Hổ A La Hán.Từ khóa » Sự Tích 500 Vị La Hán
-
500 La Hán – Wikipedia Tiếng Việt
-
Truyền Thuyết Lộc Nữ Và 500 Vị La Hán - Phật Giáo - Văn Hóa Tâm Linh
-
Sự Thật 500 Vị La Hán BỎ CHẠY Khi Thấy Voi Dữ - Lời Phật Dạy ...
-
Truyền Thuyết Lộc Nữ Và 500 Vị La Hán - Truyện Cổ Nhà Phật
-
28. Trăm Thứ Năm Của 500 Vị A La Hán
-
500 Vị La Hán | Tiki
-
Epic - Vậy… Có Tất Cả Bao Nhiêu Vị La Hán? La Hán, Hay ... - Facebook
-
Truyện Phật Pháp - Truyền Thuyết Lộc Nữ Và 500 Vị La Hán - Anchor
-
Sự Tích Thập Bát La Hán - Thư Viện Hoa Sen
-
Sự Tích Thập Bát La Hán - Linh Sơn Phật Giáo
-
Sự Tích Thập Bát La Hán - Chùa Linh Sơn
-
500 Vị La Hán - ADCBook
-
Thập Bát A La Hán Phật Giáo. Top 21+ Tượng A La Hán đẹp Nhất
-
500 Pho Tượng La Hán ở Chùa Bái Đính | .vn