Sư Tử Cái Mọc Bờm, Gầm Rống Hệt Như Con đực - VnExpress
Nhà nghiên cứu Geoffrey D. Gilfillan ở Đại học Sussex tại Falmer, Anh và đồng nghiệp phát hiện 5 con sư tử cái có bờm tại khu bảo tồn Moremi Game Reserve thuộc đồng bằng châu thổ Okavango, Botswana, New Scientist hôm 23/9 đưa tin.
Thông thường, chỉ có sư tử đực mới mọc bờm để thu hút con cái. Chúng cũng có tiếng gầm to giúp bảo vệ lãnh thổ hoặc gọi những thành viên khác trong đàn. Sư tử cái không có bờm và không gầm rống.
Gilfillan bắt đầu nghiên cứu những con sư tử cái vào tháng tháng 3/2014. Trong hai năm sau đó, ông tập trung vào ghi chép hành vi của con sư tử cái có số hiệu SaF05. Nó có phần bờm chưa phát triển đầy đủ và lớn hơn những con cái khác.
"Tuy SaF05 vẫn có hành vi điển hình của con cái như ở cùng đàn, giao phối với con đực nhưng nó cũng thể hiện một số hành vi của con đực như gầm rống, đánh dấu lãnh thổ và leo lên mình những con cái khác. Dù sư tử cái có thể gầm rống và đánh dấu lãnh thổ như con đực, nhưng chúng hiếm khi làm vậy. SaF05 giống con đực", Gilfillan cho biết.
Một cách giải thích hợp lý là những con sư tử cái trưởng thành có lượng testosterone tăng cao, theo Luke Hunter, giám đốc tổ chức bảo tồn mèo hoang toàn cầu Panthera. Ở loài sư tử, hormone testosterone ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình mọc bờm. Ví dụ, con đực bị thiến không còn khả năng sản sinh testosterone sẽ nhanh chóng rụng bờm.
Năm 2011, một con sư tử cái tên Emma tại Vườn thú Quốc gia Nam Phi mọc bờm. Kết quả kiểm tra cho thấy nguyên nhân là lượng testosterone tăng cao do vấn đề ở buồng trứng của Emma. Sau khi được chữa trị, con sư tử lại trở về hình dáng của giống cái.
Giả thuyết testosterone được củng cố qua quan sát tỷ lệ sinh sản ở những con sư tử cái Botswana, theo nhà nghiên cứu Kathleen Alexander ở Viện Công nghệ Virginia tại Blacksburg, Mỹ. "Một số con sư tử cái có bờm giao phối, nhưng không con nào mang thai, chứng tỏ chúng bị vô sinh, hệ quả phổ biến từ lượng kích thích tố nam tăng cao như testosterone", Alexander nói.
Hunter tỏ ra hoài nghi về cách giải thích này. "Cả 5 con sư tử cái có bờm đều sống ở vùng Okavango. Do đó, yếu tố di truyền chắc chắn là nguyên nhân phía sau hiện tượng", Hunter nhận định.
Xem thêm: Sư tử cha gắng gượng chạm vào con bên kia lưới thép
Phương Hoa
- Sư tử hoảng sợ tháo chạy khỏi đàn trâu rừng
Từ khóa » Gầm Rống Là Gì
-
Tiếng Gầm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "gầm" - Là Gì?
-
Thực Hư "tiếng Rồng Gầm" Khiến Người Trung Quốc ... - Báo Lao Động
-
'rống' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt - Dictionary ()
-
Roar - Wiktionary Tiếng Việt
-
Cho Các Từ: Gầm, Vồ, Tha, Rượt, Cắn, Chộp, Quắp, đuổi, Ngoạm, Rống A ...
-
Thực Hư "tiếng Rồng Gầm" Khiến Người Trung Quốc đổ Xô Lên ... - VCCI
-
Năm Dần Nghe Tiếng Cọp Gầm Vang điển Tích - Công An Nhân Dân
-
Tiếng Gầm Của Rồng Sấm - Tuổi Trẻ Online
-
Sư Tử Cái Mọc Bờm, Gầm Rống Hệt Như Con đực - Báo Nghệ An
-
Lật Tẩy Bí ẩn Kiếm Rồng Treo Dưới Gầm Cầu Có Lịch Sử 170 Năm
-
Top Những Loài động Vật Có Tiếng Kêu 'khủng' Nhất Thế Giới Tự Nhiên
-
Loài Chim Bé Tí Mà Kêu To Như "rồng Gầm Rú" Khiến Dân Cả Vùng Này ...