Tiếng Gầm Của Rồng Sấm - Tuổi Trẻ Online
Phóng to |
Thủ đô Thimphu nổi tiếng bởi nơi đây không có đèn tín hiệu giao thông - Ảnh: L.Đ.Dục |
Ở Bhutan hầu như từ druk (rồng) có thể gặp khắp nơi nơi. Ghé đến những hiệu sách ở Bhutan, tôi chú ý đến một cuốn sách có cái tên rất gợi: Bhutan - the roar of the thunder dragon (Bhutan - tiếng gầm của rồng sấm), tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Lyonpo Om Pradhan, một trí thức lớn của Bhutan.
Cuộc gặp giữa Nobel kinh tế và... GNH
Người Bhutan tự xưng nơi họ sinh sống là vùng đất của sự sinh sôi, nảy nở, “nơi ở của rồng thần”. Mỗi năm vào khoảng tháng 5, 6 gió mùa từ Ấn Độ Dương mang nhiều hơi nước, men theo vịnh Bangladesh thổi ngược lên, sau đó thổi vào các con sông của Bhutan đi lên hướng bắc và bị chắn bởi dãy núi tuyết Himalaya. Trong khoảnh khắc sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước, tựa như trăm ngàn con rồng trở về biển cả, những thác nước muôn trượng ào ào đổ xuống, tên gọi “quốc gia của rồng sấm” có nguồn gốc từ đó. |
Có lẽ nói rồng sấm Bhutan đang “gầm” là một động từ hơi mạnh và hơi xa lạ với tính cách vốn bình lặng của xứ sở này.
Nhưng nếu nói Bhutan đang “gầm” cũng không sai, bởi con đường Bhutan lặng lẽ đi lên từ... mấy chục năm qua, trong một quốc gia khá kín đáo và biệt lập, thấm đẫm tinh thần Phật giáo, không ngờ triết lý phát triển ấy của Bhutan lại rất trùng hợp với ý tưởng của những giáo sư hàng đầu được trao giải Nobel kinh tế năm 2002!
Từ năm 1972, Bhutan bắt đầu phát triển theo mục tiêu hướng tới “Tổng hạnh phúc quốc gia” (GNH) khi khái niệm này được đưa ra lần đầu, đúng 30 năm sau, giải Nobel kinh tế năm 2002 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ, giáo sư Vermon Smith và Daniel Kahneman, với công trình “Ảnh hưởng của tâm lý tới quyết định chi tiêu của người dân và những bằng chứng thực nghiệm từ thập kỷ 1960 đến nay”.
Nghiên cứu này vạch ra hướng mới về mối quan hệ giữa tâm lý học và kinh tế học. Và con đường mà Bhutan đã đi từ bấy lâu nay, trước khi có giải Nobel kinh tế 2002 kia, là một sự đồng điệu như thế, giữa kinh tế học và tâm lý học.
Để có thể hiểu hơn những dòng đánh giá trong Wikipedia về nền kinh tế của Bhutan “GNH quan trọng hơn GDP - lời tuyên bố này dường như đã đi trước những khám phá gần đây của các nhà tâm lý học kinh tế phương Tây, gồm cả người đã đoạt giải thưởng Nobel 2002, với vấn đề về sự liên quan giữa mức độ thu nhập và hạnh phúc”, tôi đã lần mò vất vả đọc lại các khái niệm hàn lâm của Nobel kinh tế 2002 với rất nhiều thí nghiệm thực chứng của D. Kahneman và V. Smith để tạo ra “lý thuyết viễn cảnh” - cơ sở để hai giáo sư này được trao giải Nobel kinh tế.
Xem tiếp
Căn cứ của lý thuyết này là mối quan hệ giữa kinh tế học và tâm lý học sẽ giúp con người tránh được những quyết định thiếu nhất quán, cảm tính, chủ quan để đạt được sự chắc chắn.
Phóng to |
Những thiếu niên ở thủ đô Thimphu, ngày cuối tuần, thay vì mặc chiếc gho truyền thống, các em ăn mặc như bất cứ cậu bé nào trên thế giới, hát các bài hát của các ban nhạc quốc tế nổi tiếng - Ảnh: L.Đ.Dục |
Chiếc gho, kira và những bản nhạc rock...
Một đêm ở lại thủ đô Thimphu, chúng tôi nhờ anh chàng hướng dẫn viên Leki Dorji dẫn đến một “điểm vui chơi” hơi ồn ào một tí ở đây.
Dù len lách qua nhiều hẻm phố, nhưng “điểm vui chơi” ấy vẫn quá hiền hòa, nhạc có thể với tiết tấu hơi mạnh, các cô gái Thimphu trẻ trung đã nhảy rất “bốc” trên sân khấu nhưng ở đó không có “show hàng” hay “quấn cột”, không có thuốc lá (đương nhiên) và với điệu nhảy mang dáng vẻ một bài dân vũ trên non cao ấy, được các cô gái biểu diễn trong bộ y phục kira truyền thống kín mít từ gót chân lên... đến cổ.
Rời “điểm vui chơi”, trong cơn mưa đêm, đi qua phố Norzin Lam - đại lộ chính của thủ đô Thimphu - vẫn đầy những hàng ôtô rất trật tự đi qua vòng xuyến trung tâm.
Ở đó có một cái “bốt” mà vào ban ngày chúng tôi đi qua vẫn thấy chàng cảnh sát trẻ đeo găng trắng điều khiển hàng đoàn xe cộ lưu thông trong một “vũ điệu” lạ lùng thay cho đèn tín hiệu.
Vài năm trước, tại vị trí này một trụ đèn tín hiệu giao thông đã được dựng lên nhưng rồi người dân thủ đô Thimphu cho rằng điều khiển xe theo tín hiệu đèn không thuận lợi như khi chưa... có đèn, vì thế cột đèn bị dời đi, thay vào đó vẫn là cái bục để anh cảnh sát điều khiển các luồng xe qua lại bằng tay (nhờ thế Bhutan đã giữ thêm một kỷ lục nhất thế giới khác: là thủ đô duy nhất trên thế giới không có hệ thống đèn tín hiệu giao thông).
Hệ thống tín hiệu của thế giới hiện đại ấy không (hoặc chưa) thể phát huy vai trò tích cực của nó ở đất nước này, nhưng hệ thống truyền hình và Internet thật sự đã có ảnh hưởng.
“Truyền hình luôn gắn liền với quảng cáo và quảng cáo thì luôn thôi thúc người ta tiêu thụ, tiêu thụ, tiêu thụ... Sự thúc ép tiêu thụ không giới hạn ấy từ các chương trình quảng cáo khiến ta phải tự hỏi: cứ tiêu thụ như thế sẽ cạn kiệt mất nguồn tài nguyên vốn có hạn, rồi từ đó dẫn đến hủy hoại môi trường”. Nỗi âu lo ấy được bày tỏ không phải từ một người dân mà là một người đứng đầu cơ quan truyền hình Bhutan, anh Tashi Dorji mà chúng tôi may mắn được quen biết qua sự giới thiệu của một người bạn.
Chia sẻ nỗi lo ấy, chính những người làm truyền hình Bhutan cũng tìm cách cân bằng và hóa giải sự xâm thực của những kênh truyền hình ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước mình.
Những câu chuyện về Bhutan mà chúng tôi đọc được từ các phóng viên nước ngoài thường luôn đề cập sự xuất hiện của những đứa trẻ “thế hệ mới” ở Bhutan, thay vì trang phục gho truyền thống, chúng thích mũ trùm đầu và quần jean, mê những ban nhạc rock vẫn biểu diễn trên các kênh truyền hình nước ngoài. Đấy là điều bình thường với bất cứ đứa trẻ nào trên thế giới, bởi những cái mới lạ luôn luôn có hấp lực với chúng.
Nhưng buổi trưa đầu tiên chúng tôi đến thủ đô Thimphu lại nhằm vào ngày thứ bảy, đúng phiên chợ cuối tuần. Trên cái sân khấu gỗ ở tầng hai của ngôi chợ thủ đô, chúng tôi đã gặp những thanh thiếu niên vui chơi thật hồn nhiên.
Nhiều thiếu niên mang giày Nike, quần Adidas, áo gilê và trình diễn những điệu nhảy có lẽ được học từ truyền hình. Mấy em bé gái, có em mang kira, có em mang quần len bó nhảy say sưa trên nền nhạc nhẹ sôi động, không gian chợ ngập tràn niềm vui tươi trẻ chứ không gợn chút âu lo nào về cái gọi là “xâm thực văn hóa”.
Cố nhiên, trước cơn lốc “toàn cầu hóa”, làm sao Bhutan không thể không lo ngại, cho dù đất nước này là nơi duy nhất bảo tồn được Phật giáo Himalaya nguyên thủy. Đạo Phật cùng với lòng yêu kính hoàng gia là những điều cốt tử trong đời sống tinh thần của họ.
Tin bài liên quan:
Kỳ 1: Triết lý hạnh phúc Kỳ 2: Giữ môi trường trong từng... hơi thở Kỳ 3: Bản sắc hay là... chết! Kỳ 4: Khúc ca thái bình Kỳ 5: Từ “vương quyền” đến dân chủ
___________
Kỳ cuối: Ân tình nơi xứ sở hạnh phúc
Từ khóa » Gầm Rống Là Gì
-
Tiếng Gầm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "gầm" - Là Gì?
-
Thực Hư "tiếng Rồng Gầm" Khiến Người Trung Quốc ... - Báo Lao Động
-
'rống' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt - Dictionary ()
-
Roar - Wiktionary Tiếng Việt
-
Cho Các Từ: Gầm, Vồ, Tha, Rượt, Cắn, Chộp, Quắp, đuổi, Ngoạm, Rống A ...
-
Thực Hư "tiếng Rồng Gầm" Khiến Người Trung Quốc đổ Xô Lên ... - VCCI
-
Năm Dần Nghe Tiếng Cọp Gầm Vang điển Tích - Công An Nhân Dân
-
Sư Tử Cái Mọc Bờm, Gầm Rống Hệt Như Con đực - Báo Nghệ An
-
Sư Tử Cái Mọc Bờm, Gầm Rống Hệt Như Con đực - VnExpress
-
Lật Tẩy Bí ẩn Kiếm Rồng Treo Dưới Gầm Cầu Có Lịch Sử 170 Năm
-
Top Những Loài động Vật Có Tiếng Kêu 'khủng' Nhất Thế Giới Tự Nhiên
-
Loài Chim Bé Tí Mà Kêu To Như "rồng Gầm Rú" Khiến Dân Cả Vùng Này ...