Sức Mạnh Hai Sao Kình Dương Đà La Trong Tử Vi

Chuyển đến nội dung

[ad_1]

Sau bộ Không Kiếp, đến bộ Kinh Đà (Kình Dương, Đà La). Cũng như Không Kiếp có đắc địa mới ăn. Kình Dương, Đà La chỉ ăn ở các cung đắc địa. Và phải có chính tinh chỉ huy

Sau bộ Không Kiếp, đến bộ Kinh Đà (Kình Dương, Đà La). Cũng như Không Kiếp có đắc địa mới ăn. Kình Dương, Đà La chỉ ăn ở các cung đắc địa. Và phải có chính tinh chỉ huy. Như Phá Quân cùng với Không Kiếp đắc địa thì ăn lớn, Kình phải có Thất Sát mới ăn to. Kình, Đà đứng hai bên Lộc Tồn, cho nên không có trường hợp đồng cung. Chiếu thì lại không ăn to. Phải đóng ngay tại Mạng hoặc tại cung mà thôi. Cho nên cần phần biệt các trường hợp riêng rẽ.

TRƯỜNG HỢP KÌNH DƯƠNG

Ai cũng biết rằng có cách Hình, Sát thì oai hùng. Hình là Thiên Hình. Sát là Thất Sát. Được cách Hình Sát tại Mạng thì phát công danh lớn, thường về võ nghiệp.

Kình, Sát (Kình Dương, Thất Sát) cũng được hưởng như Hình, Sát (vì Kình đóng vai hình)

Về cách này, xin chú ý :

– Kình phải đóng tại Mạng cùng với Sát mới được.

– Hoặc là Mạng có Thất Sát, thì đến Đại Vận có Kình là ăn. Nếu chỉ gặp Đại Vận có Kình chiếu thì cũng hưởng, nhưng kém hơn

– Phải là Thất Sát mới chỉ huy được Kình, tức là mới vận dụng được Kình. Trong bộ Sát, Phá, Tham chỉ có Sát mới chỉ huy được Kình, còn các sao khác kém hơn, không đủ sức chỉ huy.

– Kình phải đắc địa tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì mới có ảnh hưởng tốt.

Kỳ trước, chúng tôi đã ghi rằng bộ Phá Quân, Không Kiếp đắc địa rất mạnh. Bộ Thất Sát, Kình cũng mạnh, nhưng kém hơn bộ Phá Quân, Không Kiếp. Nhưng kinh nghiệm lại cho biết rằng bộ Sát, Kình tuy ảnh hưởng kém mạnh, nhưng lại hay hơn bộ Phá Quân, Không Kiếp, là vì nó “phù hẳn”, chứ không “tráo trở” không phù mạnh rồi hạ xuống.

Nếu không có Thất Sát

Mệnh phải có Thất Sát, mới vận dụng được Kình.

Nhưng nếu không có Thất Sát, thì có Phá Quân cũng tạm được, nhưng ảnh hưởng tốt kém Thất Sát.

Họa hại vì Kình

Kình Dương kị các tuổi : Dậu, Tuất, Hợi.

Ba tuổi đó đến Đại vận có Kình Dương là gặp họa hại, phải coi chừng.

Ba tuổi đó, Mạng có Kình Dương, cũng phải coi chừng những họa hại.

TRƯỜNG HỢP ĐÀ LA

Đà La đắc địa tại : Dần, Thân, Tị, Hợi, ở cung Mạng vô chính diệu, không có Tuần Triệt là Đà La độc thủ, rất anh hùng. Tức là cho đương số phát mạnh, phát lớn, phần nhiều về võ nghiệp. Nhưng phải là người Kim Mệnh hay Thủy Mệnh thì mới ăn; chứ người Hỏa thì lại không được.

Trong trường hợp trên, Đà La độc thủ đã trở thành chính tinh, rực rỡ, cho nên phải không có Tuần Triệt tại đó mới được, có Tuần Triệt lại hỏng mất cách hay.

TRƯỜNG HỢP XẤU CỦA ĐÀ LA

Đà La ở hai cung Thìn, Tuất đóng vai trò La Võng chi địa.

Không phải cứ hai cung Thìn, Tuất là Thiên La, Địa Võng, tức là lưỡi trời ràng buộc các đương số, phải có Đà La đóng đó mà Đà La là lưới trời, thì hai cung đó mới là hai cung lưới trời trói buộc. Do đấy đừng thấy Mạng đóng tại Thìn Tuất mà bảo rằng Mạng bị ràng buộc. Mạng tại Thìn Tuất, mà có Đà La thì mới bị ràng buộc (phải Đà La ngay cung Mạng, chứ Đà La chiếu sang Mạng cũng không sao)

Đà La là lưới tại Thìn, Tuất thì các sao khỏe ở đấy như như Tử-Tướng, Phá Quân bị trói lại, không thi thố được nữa. Những sao yếu, hiền lại không bị Đà La trói buộc.

Cũng như Kình đóng vai trò của Thiên Hình, Đà đóng vai trò của Hóa Kị.

CÁCH AN KÌNH, ĐÀ

Theo kinh nghiệm của cụ Thiên Lương, cách an Kình Đà có hơi khác các sách, nhưng hợp lý ở chỗ phân biệt Âm, Dương.

Kình, Đà ở hai bên có Lộc Tồn, và theo nguyên tắc “Tiền Kình, hậu Đà”. Nhưng hướng trước sau phải tuỳ theo người tuổi Âm hay tuổi Dương. Như tuổi Âm thì an theo chiều ngược lấy chiều đó rồi, thì Kình đi trước cung có Lộc Tồn, và Đà La đi sau cung có Lộc Tồn. Vì dụ tuổi Ất Mùi, Lộc Tồn ở Mão thì Kình ở Dần, Đà La ở Thìn.. Tuổi Dương thì theo chiều Dương, và theo chiều đó, như tuổi Giáp Dần, Lộc Tồn ở Dần, thì Kình ở Mão, Đà La ở Sửu.

Theo cách an đó, nhớ là Kình Lực luôn luôn đi với nhau. Chỗ nào có Lực Sĩ là có Kình Dương.

Nguồn: tuvi.vn

[ad_2]

Từ khóa » đà La Kình Dương