Kình Dương, Đà La Đã in từ: tuvilyso.net Tên diễn đàn: Tử Vi Mô tả diễn đàn: Nghiên cứu và thảo luận về các vấn ðề liên quan ðến Tử Vi. URL: http://www.tuvilyso.net/forum/forum_posts.asp?TID=2481 Ngày in: 29 November 2024 lúc 3:08pm Chủ đề: Kình Dương, Đà La Đã gửi bởi: TTruMeTin Tựa đề: Kình Dương, Đà La Ngày gửi: 07 June 2004 lúc 7:09pm Kình Dương, Đà La Ngũ hành Kình là Bắc Đẩu tinh Âm Kim đới Hỏa Đắc hãm Kình Dương đắc địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi, hãm tại Tí Ngọ Mão Dậu Đà La đắc địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi (NMB) Dần Thân Tỵ Hợi bốn phương, Đà La hãm xấu, ngộ Dương Nhận kìa (B160) Nhưng có quan điểm cho là đắc tại Dần Thân Tỵ Hợi (TTL, VVT) Đà La bản tính chẳng lành, Dần, Thân, Tỵ, Hợi đồng hành vượng cung (AB332) Biểu tượng Kình Dương: dương vật Đà La: mực Kình Dương: cái đục, cái đẽo, cái búa Đặc điểm về cách an sao: Kình Đà đứng cách nhau một cung thành ra không có tư thế nhị hợp, tam hợp, xung chiếu với nhau. Nếu có đủ bộ thì là vị trí chiếu, và nên nhớ Đường Phù luôn luôn bị Kình Đà chiếu Kình Dương không cư tại Tứ Sinh là Dần Thân Tỵ Hợi, còn Đà La không an ở Tứ Chính là Tí Ngọ Mão Dậu. Do đó Mã gặp Đà đồng cung hoặc xung chiếu chỉ xảy ra tại hai cung Tỵ Hợi cho tuổi Đinh Kỷ Quí, còn Mã gặp Kình thì chỉ tại vị trí tam hợp Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt Đà tại Thìn cho tuổi Bính và Đà tại Mùi thì bị Triệt Các tuổi Giáp, Ất, Canh, Tân thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương nghịch với âm dương của tuổi như tuổi Dương thì Kình Đà an tại cung Âm và như vậy Kình Đà sẽ thuộc tam hợp Dương Tử Phúc và tam hợp Âm Long Trực của vòng Thái Tuế. Tuổi Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Nhâm Quí thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương cùng với âm dương của tuổi nên Kình Đà thuộc tam hợp Tuế Phù Hổ Cái và tam hợp Tang Tuế Điếu Mã của vòng Thái Tuế (chú ý các bộ hay gặp như Tuế Đà, Tuế Kình, Đà Hoa Cái, Mã Đà, Mã Kình tuổi nào mới có khả năng có) Kình Đà chỉ thuộc vào hai tam hợp Lực Sĩ - Tấu Thư - Đại Hao hay Quan Phủ - Hỉ Thần - Tiểu Hao của vòng Bác Sĩ Dương Nam Âm Nữ Kình đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ - Tấu Thư - Đại Hao (có bộ Kình Lực đồng cung) trong khi Đà đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ - Tiểu Hao - Hỉ Thần Âm Nam Dương Nữ Kình đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ - Hỉ Thần - Tiểu Hao trong khi Đà đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ - Đại Hao - Tấu Thư (có bộ Kình Lực đồng cung) Phân tích sao phối hợp (tuổi Canh an Khôi Việt tại Ngọ Dần, Lưu Hà tại Thân) Kình, Đường Phù và Hao (không đồng cung với LNVT) tam hợp với nhau Kình tại Thìn (tuổi Ất) có bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà Kình tại Tuất (tuổi Tân) có bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù Kình tại Sửu (tuổi Quí) có bộ Kình Triệt, Việt, Phúc Kình tại Mùi tuổi Đinh có bộ Kình, Khôi, Phúc Kình tại Mùi tuổi Kỷ có Kình - Đường Phù - Hao Căn cứ trên thì Kình tại Thìn tốt nhất, kế đến tại Tuất, Mùi rồi Sửu Ngoại trừ Kình tại Mùi, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc Kình tại Tí (tuổi Nhâm) có bộ Kình Phúc Kình tại Ngọ tuổi Bính có bộ Kình, Phúc, Thiên Trù Kình tại Ngọ tuổi Mậu có bộ Kình, Thiên Trù Kình tại Mão (tuổi Giáp) có bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà Kình tại Dậu (tuổi Canh) có Kình - Đường Phù - Hao Căn cứ trên thì Kình cư Dậu xấu nhất, kế đến cư Tí. Kình tại Mão tốt hơn tại Ngọ Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ, Tuất mới có Thiên Trù, chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &nbs p; &nbs p; Đà La luôn luôn có Hao, LNVT, Đường Phù (Đà La và Đường Phù xung chiếu, Đà la và Hao, LNVT tam hợp, Hao và LNVT đồng cung) Đà La tại Dần (tuổi Ất) có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà Đà tại Thân (tuổi Tân) có bộ Đà Việt Đà tại Tỵ tuổi Đinh có bộ Đà, Khôi Việt, Phúc, Thiên Trù Đà tại Tỵ tuổi Kỷ có bộ Đà, Thiên Quan gặp Triệt Đà tại Hợi (tuổi Quí) có bộ Đà, Khôi Việt, Phúc Đà tại Thìn tuổi Bính có bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù Đà tại Thìn tuổi Mậu có Đà - Hao, LNVT - Đường Phù xung Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có bộ Đà, Quan Phúc Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt Đà cư Mùi (tuổi Canh) có bộ Đà Triệt, Thiên Quan Đà tại Thìn cho tuổi Bính và Đà tại Mùi thì bị Triệt Ngoại trừ Đà tại Thìn, các vị trí khác của Đà luôn luôn có ít nhất một trong bốn sao Khôi, Việt, Quan, Phúc Hình dáng Kình Dương tai kém mình gầy, Đà La mắt lớn, chân tay thì dài Kình Dương lăm cháy bẩn ghê, Thanh Long Mộc Dục cũng y một dòng (B182) Đà La đinh cái chẳng hầu, Khốc Hư thiên giỗ trên đầu ăn ra (B182) Kìa người Dương Nhận, Đà La, Hình thô (thân hình thô kệch) tính trá (gian trá) kể là càng dơ (B151) Râu đỏ ấy, Kỵ Đà ắt hẳn, Nói rằng là Dương Nhận phải chăng (NMB) Đà La hắc tử điểm to (mụt ruôi to), Cự Môn Hóa Kỵ âu lo hão huyền Việt, Đà tiếng nói khoan thai, Đồng, Không, Hư, Nhận (Kình Dương) lắm lời thị phi Ý nghĩa Là sát tinh, chủ sát phạt Kình Dương (Dương Nhận) là hình tinh. Kình hóa khí gọi là Hình Đà La là Kỵ tinh. Đà hóa khí gọi là Kỵ Đắc địa thì cương cường, can đảm, dũng mãnh, quả quyết, thích nhanh chóng sỗ sàng, cơ mưu, chủ về quyền quí Hãm địa thi liều lĩnh, hung bạo, độc ác, hay chết chóc, phá hoại, gây tai họa, bệnh tật (TTL) Người sinh Tứ Mộ (tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi) thì không kỵ sao Kình Đà. Khó có thể giải thích được tại sao nhưng điểm đặc biệt là các tuổi trên thuộc hành Thổ, còn Kình Đà hành Kim đới Hỏa thành ra có sự tương sinh với Thổ làm trung gian (Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim) Thủ Thân, Mệnh thì: Tính cương cường Hành động táo bạo, cô đơn, lấy thân làm sơ, lấy ân làm oán (B110) Mệnh có Kình hoặc Đà hãm địa thủ hay Kình Đà chiếu là người ăn nói không cẩn thận, bị tai họa do ăn nói mà ra: Dương Đà xâm nhiễu Mệnh viên, Nói năng loạn thuyết, kẻo phòng khẩu tai Dương Đà xâm chiếm Mệnh viên, Nói năng loạn thuyết, những phường điêu ngoa (AB) Dương Đà trùng lâm mệnh viên, Nói năng loạn thuyết những phiền cùng lo (VT) Mệnh viên dù có Dương Đà, Nói năng cuồng loạn, những là khẩu tai (B104) Cung Tật Ách có Kình Đà thì có tật về mắt, mù mắt, thong manh Tật Ách kiêm Đà Nhận (Kình Đà) phản mục tật sầu (28, B60) Kình Dương nhập miếu tại Tứ Mộ Thìn Tuất Sửu Mùi thì giàu có, danh tiếng, tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi càng thêm quí hiển Kình Dương nhập miếu (tại Tứ Mộ Thìn Tuất Sửu Mùi), phú quí thanh dương (1, TTL) Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi, Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332) Kình hãm địa thì là kẻ trộm cướp, miếu vượng thì là anh hùng danh tiếng: Dương nhận hãm tu bị thiết, miếu vượng cư nhi hào kiệt dương danh (4, B74) Mệnh có Kình Đà miếu vượng thì ngoài 50 tuổi mói gọi là được hưởng phúc: Hình xú Dương Đà hưởng phúc ư ngũ tuần chi hậu (10, B80) Kình Dương hãm địa tại Tí Ngọ Mão Dậu thì chết non, hoặc bị tai nạn tàn tật. Theo TVT Kình ở Mệnh tại các vị trí trên nếu gặp nhiều sao sáng sủa thì hình thương, nếu gặp nhiều sao xấu thì tác hại khủng khiếp Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL) Nay những số yểu hình rất xấu, Vì Ngọ cung, Mão, Dậu gặp Dương (Kình Dương) (B160) Kình Dương tại Dậu thì gặp nguy hiểm. TVT giải rằng cung Thiên Di an tại Dậu có Kình tọa thủ thì ra ngoài hay gặp nguy khốn Thốn Kim khuyết Kình Dương phản hiềm tao khổn (27, B79) TTL cho rằng Kình Dương tại Ngọ ví như kiếm kề cổ ngựa, rất đáng lo ngại. Cần xa lánh sát tinh hay sát tinh và Thiên Hình và được sao sáng sủa tốt đẹp như Lộc Mã Khoa Quyền Lộc tất phát về võ nghiệp, có uy quyền lớn. Tuổi Bính Tuất có cách này thì thật là tài quan song mỹ (tuổi Bính Tuất thì có Phượng Các Giải Thần xung chiếu và Kình đồng cung với Bạch Hổ). Các tuổi khác có cách này thì cũng quí hiển nhưng sự nghiệp chẳng lâu bền và hay mắc tai họa khủng khiếp. Chú ý tuổi Bính Tuất thì có Tuần tại Ngọ Mùi Kình Dương cư Ngọ, Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương (7, TTL) Mệnh viên Ngọ, tọa Kình Dương, Mã đầu đới kiếm, biên cương trị vì (AB332) Mã đầu đới kiếm cách kỳ, Làm quan trấn thủ biên thùy nổi danh, Ấy là Bính, Mậu sinh nhân, Lộc Tồn Tỵ thủ (Lộc Tồn cư Tỵ) Ngọ danh Mã đầu (B179) Ngọ cung Tam Hóa hợp Kình, Người sinh Bính Mậu biên đình nổi danh (HC 160) Mệnh tại Ngọ có Kình thủ ví như kiếm kề cổ ngựa, rất đáng lo ngại. nếu gặp sát tinh hay sát tinh và Thiên Hình hội họp thì hoặc chết yểu, hoặc bị tai nạn, tàn tật. Theo TVT thì gặp Thất Sát Thiên Hình Kình Dương cư Ngọ, Mã đầu đới kiếm, phi yểu chiết nhi hình thương (5, TTL) Mã đầu đới kiếm lạ dường, Nếu chẳng yểu triết thì thường hình thương Ngọ cung thủ Mệnh Kình Dương, Thứ thời tại Mão Kình Dương lạc ngàn Đà La hãm tại Tỵ Hợi Dần Thân thì cuộc đời cơ cực hoặc không chết non thì cũng mang tật hay có thương tích trong người. Nếu chấp nhận câu phú này thì Đà La hãm địa tại Tỵ Hợi Dần Thân: Đà La Tỵ Hợi Dần Thân phi yểu triết nhi hình thương (33) Dần Thân Tỵ Hợi bốn nơi, Đà La tọa thủ, đoán bàn thương thân Dần Thân Tỵ Hợi bốn phương, Đà La hãm xấu, ngộ Dương Nhận kìa (B160) Đà La hãm địa tối hung, Cuộc đời cơ cực, bềnh bồng độ thân (AB332) Mệnh có Lộc Tồn thủ thì sẽ giáp Kình giáp Đà, nếu cung Mệnh xấu xa thì là ăn mày, cuộc đời cùng khổ, lang thang phiêu bạt, nếy có Hóa Kỵ đồng cung (bộ Lộc Tồn Hóa Kỵ đồng cung) thì xấu, nghèo túng, khổ sở và hay mắc tai họa, chỉ sóm xa gia đình thì may ra mới được com no áo ấm: Giáp Kình giáp Đà vi khất cái (40, TTL) Dương Đà giáp Ky vi bại cục (39, TTL) Kình Đà giáp với Mệnh viên, Hoặc là Không, Kiếp bần hàn yểu vong Kình Dương Lực Sĩ đồng cung (người Dương Nam, Âm Nữ mới có) thì như Lý Quảng là người khoẻ mạnh địch được muôn người, tài giỏi lập nên công trạng nhưng không được phong thưởng xứng đáng: Kình Dương phùng Lực Sĩ, Lý Quảng nan phong hầu (9, TTL) Lý Quảng sức địch vạn chúng thị hữu Kình Dương Lực Sĩ (8, TTL) Lý Quảng công chẳng được phong, Kình Dương Lực Sĩ tương phùng Mệnh Thân Lý Quảng chẳng được hầu phong, Bởi vì Lực Sĩ Kình Dương tương phùng (B170) Mệnh Dương (Kình Dương) phùng Lực (Lực Sĩ) bình thường, Yêu thi Văn Khúc ngộ Thương (Thiên Thương) khá hiềm (Văn Khúc ngộ Thiên thương thì không tốt) (B158) Kình Đà đắc địa thì tốt cho công danh tài lộc, nhưng hãm địa thì chủ về hung nguy. Chỉ có tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi thì hợp với Kình Đà, nếu gặp Kình Đà đắc thì gia tăng điều tốt, nếu gặp Kình Đà hãm cũng không sợ tai nguy. Nhìn chung bộ Kình Đà không hợp với tam hợp Tang Tuế Điếu (có Mã) và tam hợp Tuế Phù Hổ (có Hoa Cái), đặc biệt tam hợp Tuế Phù Hổ Cái lại có Hóa Kỵ thì càng xấu. Có rất nhiều bộ có liên quan như bộ Mã Kình, Đà, bộ Mã Linh Kình, Đà, bộ Tuế Kình, Đà, bộ Quan Phủ, Kình Đà, bộ Tuế Đà Kỵ, bộ Tuế Cái Đà Riêu, bộ Hoa Cái Kình Đà, bộ Hổ Hình Kỵ. Kình Đà gặp thêm sát tinh thì rất hung. Hình, Riêu, Hóa Kỵ gia tăng thêm sự xấu xa của Kình Đà (Đà gặp Kỵ xấu hơn Kình gặp Kỵ vì Đà hóa khí là Kỵ, gặp thêm Hóa Kỵ). Đương nhiên Không Kiếp, Hỏa Linh thì gia tăng tính hung sát của Kình, Đà. Cự gặp Kỵ thì xấu nên đương nhiên bộ Tuế Đà Kỵ Cự thì càng xấu. Sự xấu thì có thể liên quan đến tay chân hoặc đi lại, thay đổi công việc,té ngã (Thiên Mã), đến pháp luật hoặc thị phi cãi vã, buồn thương (Thái Tuế, Hóa Kỵ), tang chế (Hư, Tuế Phá, Điếu Khách) tai nạn sông nước (Cự Kỵ), hình thương, đánh nhau, bệnh tật (Hình, Riêu), tai họa về mọi khía cạnh như tài lộc điền sản bị phá tán, công danh, tuổi thọ, nhân ly như gia đạo gặp trục trặc như hình phu khắc tử, hoặc cuộc đời khổ sở, nghèo hèn, chết thảm, mọi việc đều không vừa ý (Không Kiếp Hỏa Linh) Kình Đà với Thiên Mã Mã gặp Kình hay Đà thì là số nhà binh phải đánh Đông dẹp Bắc mãi không thôi Hay gì Mã gặp Đà Dương (Kình Dương), Nhọc nhằn những áng sa trường đôi khi (B112) Dương Đà phùng Mã trực xung (Mã xung chiếu), Những là đánh Bắc dẹp Đông chẳng rồi (14) Chiết Túc: Đà Mã sum vầy, Tử Mã: Tuần Triệt đêm ngày khảm kha Chơi bời du thủy du sơn, Thiên Di Thiên Mã hợp chàng Đà La Đà La với Mã xum vầy, Dây gai vương vít Mã này gẫy chân Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi thì đề phòng súc vật bị dịch chết Tang Môn Mã Nhận (Kình Dương) Hợi cung, Hạn phùng năm ấy bò trâu chẳng lành (7) Kình Đà với Hỏa Linh Mệnh có Kình Đà Hỏa Linh hội họp nếu gặp nhiều sao sáng sủa thì có tài lộc, gặp nhiều sao mờ ám xấu xa thì cùng khổ, hoặc mắc tai họa mà chết thảm thương: Kình Đà Hỏa Linh hội họp phùng cát phát tài, hung tắc kỵ (18, TTL) TVT cho rằng Mệnh có Kình Dương Hỏa Tinh tọa thủ đồng cung thì có uy quyền khiến mọi người nể sợ, tuổi Thìn Tuất là thuợng cách, tuổi Sửu Mùi là thứ cách Dương (Kình Dương) Hỏa đồng cung, oai quyền áp chúng (16) Kình Dương Hỏa Linh hãm địa thì rất xấu. TVT giải rằng Mệnh mờ ám xấu xa lại gặp Kình Linh tọa thủ thì cuộc đời khổ sở, nghèo khổ, không thể quí hiển, nhất là nữ giới tối kỵ cách này: Kình Dương Hỏa Linh vi hạ cách (24) Hỏa Linh Kình Dương vi hạ cách (TTL) Giải: Mệnh có Hỏa Linh Kình hội họp thì hạ cách, công danh trắc trở, tiền bạc thiếu thốn và hay mắc tai nạn. Cần hãm địa Mệnh có Kình, Đà, Linh, Hỏa thì có tật tại lưng hay bị gù lưng, nếu các sao trên lại hãm địa thì suốt đời cùng khổ cô đơn, hoặc bị chết một cách thê thảm: Kình, Đà, Linh, Hỏa thủ Thân Mệnh, yêu đà bối khúc chi nhân (17, TTL) Mệnh có Linh Mã gặp Kình hay Đà thì chân tay bị tàn tật. Theo TTL thì Linh Mã cần đồng cung Linh phùng Mã, nhi ngộ Kình Đà, hữu tật tứ chi (TTL) TVT cho rằng hạn đến cung Thân Dậu có Tử Phủ gặp Tứ Hung thì phải làm nhiều điều phước thiện mới qua khỏi tai ương. Cần xét lại lời giải thích này Tứ Hung (bốn sao hung tinh là Kình Đà Không Kiếp) ngộ Quí (Quí Tinh) nơi Thân Dậu, đến phật đài cầu đảo mới xong (38) Kình Đà với Không Kiếp Mệnh có Kình hay Đà gặp Địa Kiếp thì giảm thọ. TVT cho rằng Kiếp là Địa Kiếp hay Kiếp Sát: Mệnh Kình, Đà gia Kiếp giảm thọ (43, TTL) Có Đà La Địa Kiếp hãm hội họp mà còn gặp Linh Tinh thi rất xấu: Đà La Địa Kiếp (hãm) chiếu phương, Linh Tinh lại gặp bất tường chẳng sai (12) Mệnh có Dương Đà Không Kiếp hội họp thì bị điếc tai, hoặc tai hơi điếc (theo kinh nghiệm thì trên 40 mới bị) Lỗ tai điếc lác âu sầu, Dương Đà Không Kiếp một miền Mệnh cung (13) Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu thì chết non: Nhan Hồi yểu tử do hũu Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ Mệnh (19) Nhan Hồi yểu tử do hữu Kiếp Không Đào Hồng Đà Linh thủ Mệnh (8, TTL) Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng có Kình Dương hãm địa lại gặp Sát Phá nữa thì sự hung càng mạnh: Sát Phá hỉ trợ Kình Dương (B72) Kiếp Không Phục Binh gặp Kình thì là kẻ côn đồ ăn cướp Kiếp Không Phục Binh phùng Dương Nhận (Kình Dương) lộ thượng cướp đồ (10) Có Đà La Địa Kiếp mà gặp Thiên Giải thì giải được, cũng được yên: Đà Kiếp trùng lâm hạnh Thiên Giải nhi khả cứu (36) Kiếp Đà hai gã khả ưu, Gặp sao Thiên Giải đảo cầu lại yên Kiếp Không nhị vị khả ưu, Gặp sao Thiên Giải nhẽ cầu lại yên (QXT) Hạn gặp Không Kiếp Hình Kỵ Dương Đà thì bị bệnh tật hoặc có nhiều lo lắng hoặc gian nan Không Kiếp, Hình Kỵ, Dương Đà, gian nan bịnh tật, mọi đường lo âu (23) Kình gặp Thiên Hư, Tuế Phá, Điếu Khách thì suốt đời đề phòng có tang, trai sát vợ, gái sát chồng, nếu không cũng phải sớm xa cách cha mẹ anh em. Cần phải Kình hãm địa Kình Hư Tuế Khách gia lâm, mãn thế đa phòng tang sự (44, TTL) Cung Mệnh có Thiên Hư tọa thủ, có Kình Dương Tuế Phá Điếu Khách hội họp thì cuộc đời có nhiều tang tóc liên miên Hư (Thiên Hư) Kình, Tuế (Tuế Phá) Khách (Điếu Khách) gia lâm, mãn thế đa phùng tang sự (3, TTL) Kình, Đà với bộ Thái Tuế, Hóa Kỵ (tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình hay Đà) Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67) Mệnh có Xương Khúc tọa thủ gặp Thái Tuế Kình Dương hội họp thì có tài lý luận, ngụy biện, thường là luật sư. Tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình Dương hội họp : Xương Khúc học lực, phùng Tuế Dương thiên tác tụng sư (17, B67) Thái Tuế gặp Kình Đà dễ bị mang tiếng thị phi khẩu thiệt Thái Tuế ngộ Dương Đà đa chiêu khẩu thiệt (28) Dương Đà Tuế lâm vào khẩu thiệt, Còn Đà La ngộ Nguyệt loạn dâm (HC 173) Dương Đà bệnh ấy phòng mòn, Tuế Đà vạ miệng xuất ngôn chiêu nàn Dương, Riêu bệnh ghẻ phòng môn Tuế, Đà loạn thuyết xuất ngôn chiêu nàn (Dương Đà thì bệnh hao mòn gầy yếu, Tuế Đà thì bị vạ miệng, mở miệng ra thì tai nạn tới) Kình hay Đà hãm gặp Quan Phù (chú ý Quan Phù, Thái Tuế tam hợp) thì ăn nói hồ đồ, lung tung, không đâu vào đâu Dương Đà Quan Phù ư hãm địa, loạn thuyết chi nhân (11) (Mệnh có Thiên Hình là người hung bạo, Mệnh gặp Kỵ Đà thì hay gây gỗ kiếm chuyện đối với người khác, bất hòa. QXT cho rằng anh em xung khắc: Sao Thiên Hình thủ, tính người hung hãn, Kỵ Đà lâm lòng vốn khiếm hòa (B43) Sao Hình thủ, cùng người đánh lộn, Kỵ sinh lâm lòng vốn bất hòa (QXT) Thiên Hình thủ, hôn lại chi nhân, Kỵ Đà lâm bất nhất khiếm hòa (6) Thân có Thái Tuế thủ gặp Kỵ Đà (bộ Tuế Đà Kỵ) thì gian nan vất vả hoặc gặp tai nạn khó tránh khỏi hoặc khó lòng ở chốn phồn hoa. Có người cho rằng hạn gặp thì có nghĩa như vậy. Nguyễn Mạnh Bảo, TVT thì cho là kẻ quê mùa ngu độn: Kỵ Đà Thái Tuế Thân cung, khỏi nạn nào được thung dung mấy người (43) Kỵ Đà Tuế cung Thân gia hội, Dễ mấy người được khỏi gian nan Kỵ Đà Thái Tuế hợp bài, Cảnh đời nào được mấy ai thanh nhàn Thân nội Tuế phùng Đà Kỵ mạc đạo phồn hoa (B69) Thân (cung Thân) nội (có) Tuế phùng Đà Kỵ mạc đạo phồn hoa (25) Kỵ Đà Riêu đi liền ba cung thì gặp nhiều tai nạn hoặc gặp tai họa bất thường, còn Khoa Quyền Lộc đi liền ba cung thì phúc đến dồn dập: Liên châu Tam Hóa phước lai, Kỵ Đà Riêu kế (đi liền với nhau) họa tai bất thường Khoa Quyền Lộc liên châu nhiều phúc, Kỵ Đà Riêu thấy cũng nhiều tai (B114) Mệnh gặp Thái Tuế, Cái, Đà, Riêu thì nói ngọng, cà lăm: Miệng ngập, ngập miệng không thông thái (nói cà lăm, nói lắp), Vì Tuế Đà Riêu Cái Mệnh viên Miệng ấp úng nói không ra tiếng, Vì Tuế, Đà, Riêu, Cái Mệnh viên (cung) (QXT, AB) Kình Dương Hoa Cái ngộ Đà, Vận phùng năm ấy, đậu hoa phải phòng (QXT) Kình Dương, Hoa Cái ngộ Đà, Hạn hành năm ấy đậu hoa phải phòng Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà, Vận phùng năm ấy đậu hoa phải phòng Đào Hồng Hoa Cái ngộ Đà, Hạn hành năm ấy đậu ma phải phòng (VT) (bị lên đậu) Đà Kỵ Nhận (Kình Dương) thủ cư Phu vị, Hại chồng rình chước quỉ ghê thay Kỵ Đà Nhận thủ ư Phu vị, Gái hại chồng những kẻ ghê thay (VT) Sao Kỵ Đà hội Phu cung, Hại chồng chước quỉ, tính đường ranh ma (là người quỉ quyệt hại chồng) Hóa Kỵ tại hai cung Hợi Tí được một số người cho là miếu địa, nhưng nếu gặp Kình Dương thì lại hóa thành xấu: Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy, Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104) Phá Quân Nô Bộc hèn ngu, Kỵ Đà Tật Ách phải phòng mắt đau (B114) Số muộn màng gái trái ôm ẵm, Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung Số muộn màng con trai chưa có, Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung (QXT) Số muộn màng gái trái ít ỏi, Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung (VT) (Hóa Kỵ Đà La tại cung tử tức thì muộn có con) Đường con cái gái trai còn muộn, Vì Kỵ Đà hãm chốn Tử cung (Hóa Kỵ Đà La hãm địa ở cung Tử thì muộn có con) (B104) Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ thì đề phòng thú dữ cắn: Hổ, Đà, Kỵ, Nhận toan tân, Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn (QXT) Hổ Đà Dương Kỵ tân toan, Ngựa đá, chó cắn lại khôn tránh nào (VT) Vận bởi gặp Nhận, Hình, Đà, Hổ, Phải ngừa loài hùm chó mới yên (B111) Câu phú dưới đây ghi là Nhật vì lầm lẫn Dương là Thái Dương thay vì Dương là Kình Dương: Hổ Đà Kỵ Nhật toan tân, Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn Đào Hồng mặt mũi xinh tươi, Kỵ, Hình, Đà, Nhận là người tật thương Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì thì nghèo túng ba đào không yên, có người cho là phải đề phòng về tai nạn sông nước Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo, Một thân xuống thác lên đèo chẳng yên Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo, Qua sông vượt bể ba đào chẳng yên Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo, qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34) Tuế Đà Sát Kỵ vận nhiêu, Qua sông vượt bể lẽ nào nên đi (VT) Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao, Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (đề phòng sóng to gió lớn) (B110) Kỵ, Đà, Sát, Ách liền theo (tại cung Tật Ách), Qua sông vượt bể ba đào chớ đi (QXT) Xương Khúc Tả Hữu gặp Kình hay Đà thì có nhiều nốt ruồi kín và có nhiều tướng lạ: Xương Khúc Tả Hữu hội Dương (Kình Dương) Đà đương sinh dị chí (34, TTL) Thái Vân Trình ghi là Xương Khúc Tả Hữu gặp Kình Đà thì loạn trí ngơ ngẩn, cần xét lại: Tả Hữu Xương Khúc phùng Dương Đà đương sinh ám trí (14) Kình Đà với các chính tinh: Đồng Âm ở cung Ngọ có Kình Dương đồng cung (tuổi Dương là Bính và Mậu) thì làm tướng trấn nhậm ở biên cương (Quan Lộc tại Tuất có Cơ Lương miếu). Chú ý tuổi Bính thì có Đồng Âm tại Ngọ đồng cung với Kình Dương Hóa Lộc (Đồng hóa thành Lộc), có Quyền Thiên Phúc Đường Phù Hao chiếu, còn tuổi Mậu có Kình Thiên Trù Hóa Quyền thủ (Thái Âm hóa thành Quyền) và Đường Phù Hóa Kỵ Hao chiếu (Cơ hóa thành Kỵ), Hóa Lộc Thiên Việt nhị hợp. Dương Nam thì Kình Lực đồng cung và thuộc tam hợp Lực Sĩ Tấu Thư Đại Hao, Dương Nữ thì Kình Quan Phủ đồng cung và thuộc tam hợp Quan Phủ Hỉ Thần Tiểu Hao. Tuổi Thân Tí Thìn thì Kình thuộc tam hợp Tang Tuế Điếu Mã và luôn luôn có Phượng Các Giải Thần trong tam hợp, tuổi Dần Ngọ Tuất thì Kình thuộc tam hợp Tuế Phù Hổ Long Cái và chỉ có tuổi Tuất mới có Phượng Cát Giải Thần xung chiếu. Cần đặt vấn đề Đồng Âm tại Tí gặp Kình đồng cung (tuổi Nhâm) tốt xấu thế nào vì có Hóa Lộc đồng cung với Cơ Lương và có Thiên Phúc xung chiếu: Thiên Đồng cư Ngọ ngộ Kình, Một phương hùng cứ, tiếng tăm anh hùng (QXT) Thái Âm Kình ở Ngọ cung, Mệnh viên tại đó uy hùng tướng quân Thiên Đồng cư Ngọ ngộ Kinh, Một phương chấn thủ uy linh anh hùng Đồng Nguyệt cùng ở Ngọ cung, Sát tinh hội họp, ky công mấy nghề, Nếu gặp được Kình Dương kia, Mà tuổi Bính Mậu biên thùy tướng công (HC) Thiên Đồng Ngọ vị hỷ Dương Nhận (Kình Dương đồng cung) uy trấn biên cương (6) Đồng Nguyệt Dương (Kình Dương) cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn ngự biên cương (8, TTL) Kình cư Ngọ có Đồng Âm đồng cung, Phượng Các Giải Thần hội họp thì uy quyền lừng lẫy, tiếng tăm, hiển đạt về võ nghiệp như số vua Hán Quang Vũ. TVT ghi rằng Kình cư Tí cũng tốt nhưng kém cư Ngọ. Chú ý tuổi Bính có Kình Lộc đồng cung, Quyền Đường Phù Hao chiếu và tuổi Mậu có Kình Dương Hóa Quyền Thiên Trù thủ, Hóa Kỵ Đường Phù Hao tam hợp . Để có Phượng Các Giải Thần thì phải là tuổi Thân Tí Thìn Tuất. Như vậy các tuổi có cách này phải là Bính hoặc Mậu Thân Tí Thìn Tuất Kình Dương Đồng Âm đồng cung nhi phùng Phượng Cát Giải Thần nhất thế uy danh (6, TTL) Mệnh cư Ngọ có Đồng Âm cư Ngọ gặp Kình Dương Giải Thần thì uy danh lừng lẫy như Quan Văn Trường: Quan Vũ (Quan Văn Trường) nhất thế uy danh (uy danh lừng lẫy) do ư Đồng Nguyệt Giải (Giải Thần) Kình (7) Các câu phú cần xét lại Thiên Đồng, Tham, Dương (Kình Dương) cư Ngọ vị, Bính Thìn (tuổi Bính Thìn) trấn ngự biên cương (9) Giải: tuổi Bính Thìn có Đồng Âm hoặc Tham Lang tại Ngọ đồng cung với Kình thì là võ tướng trấn ngự biên cương. Chú ý tuổi Thìn thì Kình Dương đồng cung với Tang Môn, Phượng Các, Giải Thần. Cần kiểm tra câu phú này trên thực tế với trường hợp Tham Lang tại Ngọ vì tại vị trí này Tham hãm địa, chỉ giáp Hóa Lộc và Lộc Tồn, Tử Vi cư Tí lại bị Tuần và Quan Lộc cư Tuất là Thất Sát hãm địa Các câu phú cần xét lại: Xét xem đến chổ Thủy cung, Kỵ tinh (Hóa Kỵ) yếm Nhật úy đồng Kình Dương Giải: TVT giải rằng Mệnh Thân an tại Hợi, Tí có Thái Dương Hóa Kỵ thì kỵ gặp Kình Dương đồng cung thì sẽ bị mù lòa hay đau mắt nặng. Chú ý khi Thái Dương cư Hợi thì chỉ có tuổi Giáp thì có Hóa Kỵ đồng cung với Thái Dương tại Hợi và có Kình cư Mão chiếu. Khi Thái Dương cư Tí thì tuổi Giáp có Kỵ đồng cung với Thái Dương, tuổi Đinh thì có Hóa Kỵ đồng cung với Cự Môn tam hợp chiếu, tuối Mậu có Kình Đà chiếu nhưng Triệt tại Thái Dương, tuối Kỷ nếu có Văn Khúc thì có Hóa Kỵ nhưng lại không có Kình Đà, tuổi Nhâm thì có Kình thủ. Tóm lại không có trường hợp nào có thể xảy ra như lời giải. Cần xét lại câu phú Dần Mộc, Phủ Vi (Tử Phủ tại Dần) hữu hội Tam Kỳ (Khoa Quyền Lộc), Kình Bật cư lai Thân Mệnh xuất võ đồ văn, quyền hành cư phục chúng nhân, mạc phùng Không Kiếp hư vô (chú ý TVT cho rằng cư lai Thiên Mệnh có lẽ ghi sai) (47, TTL) Giải: Thân, Mệnh có Tử Phủ tại Dần gặp Khoa Quyền Lộc, Kình Bật thì là người có văn chức nhưng do thời thế kiêm cả võ nghiệp, có quyền hành khiến người nể phục, nhưng nếu gặp Không, Kiếp thì trở thành không, sẽ không kể đến nữa, nghĩa là xấu. TTL còn cho rằng gặp Tuần Triệt cũng vậy. Tuy nhiên trường hợp gặp Kình thì ta thấy không có tuổi nào có Khoa Quyền hay Lộc cả nên câu phú này cần nghiên cứu lại Lưu Lộc Tồn, Lưu Thiên Mã gặp Kình Đà Hóa Kỵ Thái Dương thì phải đề phòng bệnh đau mắt Ngán thay Lộc Mã cùng lưu, Dương Đà Kỵ Nhật mắt đau phải phòng (22) Trong câu này đã lẫn lộn Nhận (Kình) thành Nhật Dương cư Đoài (Mão) Chấn (Dậu) Lục Mậu Lục Giáp phúc nan toàn (3, B75) Giải: Kình Dương tại Mão Dậu, tuổi Mậu và Giáp thì phúc khó toàn vẹn. Chú ý tuổi Giáp Kình tại Mão và tuổi Mậu Kình tại Ngọ. Cần coi lại câu phú này Kình Đà và Tam Hóa Kình cư Mão, Đà cư Mùi (tuổi Giáp) thì tốt đẹp cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có đủ tam hóa Khoa Quyền Lộc Kình cư Thìn Đà cư Dần (tuổi Ất) thì khá tốt đẹp cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền, Kỵ Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Bính) thì khá tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Đinh) thì khá tốt cho bộ Cơ Đồng Cự tại Âm cung vì có Khoa Kỵ Quyền Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Mậu) thì tạm tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Kỵ Quyền Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Kỷ) thì khá tốt cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có Quyền Lộc Kình cư Dậu, Đà cư Mùi (tuổi Canh) thì khá tốt cho Nhật Nguyệt Sửu Mùi (có Khoa Lộc), Vũ Tham cư Sửu (có Tam Hóa), Âm Dương Lương tại Dương cung (có Khoa Lộc) Kình cư Tuất, Đà cư Thân (tuổi Tân) thì khá tốt cho cách Cự Dương tại Dương cung (có Quyền Lộc) Kình cư Tí, Đà cư Tuất (tuổi Nhâm) được phân Hóa Lộc cho Lương, Quyền cho Tử Vi và Kỵ cho Vũ Khúc Kình cư Sửu, Đà cư Tuất (tuổi Quí) thì cách Sát Phá Tham hoặc Sát Phá Liêm Tham đều có bộ Hóa Lộc, Hóa Kỵ Tóm lại chúng ta thấy rằng bộ Tử Phủ Vũ Tướng khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì khó có được một sao Khoa, Quyền, Lộc. Bộ Sát Phá Liêm Tham khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì chỉ có tuổi Giáp là tốt đẹp, tuổi Kỷ khá tốt và tuổi Quí thì tạm được, còn lại cũng hiếm gặp một sao của tam hóa Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì có thể nói dễ gặp các sao Hóa, đặc biệt các tuổi Ất, Bính, Mậu trong đó Bính Mậu đẹp hơn Ất vì không bị Kỵ xâm nhập Nhìn chung thì Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham gặp Kình, Đà trong tam hợp thì khó gặp một sao tam hóa trong khi Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật thì dễ gặp hơn, đặc biệt là Cơ Nguyệt Đồng Lương | |