Suy Nghĩ Về Bài Lão Mai Quyền | Chauminhhay's Blog
Có thể bạn quan tâm
Nhân đọc bài “Lão Mai quyền, Đạo trong võ” của võ sư Trần Xuân Mẫn, võ đường Kỳ Sơn, Hội An, trên website Vovinam Thái Nguyên.
( http://vovinamthainguyen.vn/?dnt=/view/post/&post=1429 )
Tôi lại có hứng thú viết đôi điều theo thiển ý của mình mạn đàm với những người thích tìm hiểu về võ thuật ViệtNam. Có thể những suy diễn này không đúng, nhưng chúng ta cũng thử ngẫm nghĩ xem, Bài Lão Mai Quyền có thật là mô tả Cây Mai già không nhé.
Văn hóa ViệtNamchuyển biến theo từng giai đoạn, nhất là văn hóa ngôn ngữ: viết và đọc. Để khắc họa một giai thoại, một văn tự, hay một di huấn v.v… Người ViệtNamthường sử dụng phổ thông 3 loại chữ viết có ảnh hưởng không nhỏ bởi các thời kỳ nước ta bị đô hộ. Đầu tiên nhìn thấy phổ biến từ các bằng chứng về lịch sử để lại lâu đời nhất, đó là chữ Hán, Sau đó đến chữ Nôm, kế đến là chữ quốc ngữ, song song với nhiều văn tự được viết bằng tiếng Pháp. Đó là những chặng đường phát triển kinh qua từng giai đoạn ảnh hưởng văn hóa của ngoại quốc. Chưa kể một số phát âm theo tiếng địa phương. Hoặc theo tập quán của từng vùng miền, từng dân tộc.
Các bài ca quyết (thiệu), tên gọi của võ thuật ViệtNamxưa, đã gần như sử dụng theo cách phát âm Hán hoặc Nôm. Và gần như hầu hết đều được lưu truyền theo lối truyền khẩu theo cách dạy vó thời xưa. Tài liệu ghi chép đã ít lại còn thất thoát, hoặc sao chép thiếu chuẩn xác dẫn tới sự lệch lạc. Từ đó mỗi người suy diễn theo mỗi kiểu, dần dần bị thui chột những bài bản hay của võ cổ truyền ViệtNam.
Vì vậy để diễn giải một cách chính xác ngữ và nghĩa của các bài thiệu, tên gọi này, cần có thời gian và giới chuyên ngành, đồng thời áp dụng lý luận thực tế đễ có thể diễn gải mang tính chính xác cao. Một câu không phù hợp với động tác sẽ trở nên tối nghĩa, hoặc mơ hồ, dẫn tới tính rập khuôn thiếu khoa học.
Trong phạm vi bài Quyền Lão Mai, một trong những bài quyền nổi tiếng của võ Cổ truyền Việt Nam, theo tôi thì nội dung bài quyền không diễn tả một cây mai già như đa số vẫn nghĩ. Mà bài Lão Mai đã diễn tả lối đánh của một con khỉ (Hầu quyền). Chữ Mai ở đây là một tên gọi khác của con khỉ!
Tùy theo địa phương, có nơi còn gọi con khỉ là “con Nuôi”, ông Tề, con Khọt. v.v… Mai trong quyền là con khỉ = Lão Mai là con khỉ già.
Trước hết ta cùng đọc lại một lần bài thiệu (ca quyết) diễn Nôm của bài Lão Mai quyền:
Lão Mai độc thọ nhất chi dinh (*)
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hành
Thoái nhất bộ đơn hầu lão khởi
Phi nhất túc hoành khí thanh đình
Tàn nha hổ dương oai xiết tỏa
Chuyển dốc long nổ lực lôi oanh
Lão hầu thối tọa liền ba biến
Hồ điệp song phi lão bản sanh
Nguyệt quách song câu lôi diễn (**)chấn
Vân tôn tam tảo hồ xà thành.
(*) Có thể do truyền khẩu mà chứ di thành chữ dinh. “Chi di” = di chuyển bằng tay. Nếu “chi dinh” thì không có nghĩa!
(**) “Viễn chấn” = tiếng sấm xa, nếu “diễn chấn” thì không có nghĩa
Dịch:
Mai già một cội một cành
Hai chân nhẹ lướt bộ hành tiến lên
Lui về một bước tọa liền
Luân thân tung cước trụ hình hiên ngang
Giương oai sức hổ đánh sang
Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy
Khỉ già núp bóng một khi
Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên
Hai bướm bay trước bản tiền
Vầng trăng vằn vặc hai viền móc câu
Liên hồi sấm động sơn đầu
Gom mây ba lượt quét mao thổi tà.
Câu thứ 1 : Lão mai độc thọ nhất chi di.
Được dịch là: Mai già một cội một cành = Khỉ già chân đứng tay đi. Điều này là hình tượng nhìn thấy rất phổ biến ở loài khỉ. Khỉ có khả năng di chuyển bằng 1 chân sau và một tay trước. Nghĩa là Lão Mai ở đây theo tên gọi khác của con khỉ già, độc thọ là một chân, nhất chi là một tay, di là di chuyển hay nói một cách khác là khỉ già đang di chuyển bằng một chân và một tay.
Câu thứ 2 : Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hành (hoành).
Được dịch là : Hai chân nhẹ lướt bộ hành (hoành) tiến lên = Hai chân nhè nhẹ bước đi (lưỡng túc = hai chân, khinh khinh=nhè nhẹ, tấn bộ hoành là dáng điệu đi tới).
Câu thứ 3 : Thoái nhất bộ đơn Hầu lão khởi .
Được dịch là: Lui về một bước tọa liền = Lui một bước lão Hầu phục xuống = Khỉ già lùi về một bước để chuẩn bị.
Câu thứ 4 : Phi nhất túc hoành khí thanh đình.
Được dịch là: Luân thân tung cước trụ hình hiên ngang = tung người, khỉ đá 2 chân.
Câu thứ 5 : Tàn nha hổ dương oai xiết tỏa.
Được dịch là: Giương oai sức hổ đánh sang = Tấn công dũng mãnh như sức hổ.
Câu thứ 6 : Chuyển dốc long nổ lực lôi oanh.
Được dịch là: Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy = Chuyển đòn đánh trời long đất lở.
Câu thứ 7 : Lão Hầu thối tọa liền ba biến.
Được dịch là: Khỉ già núp bóng một khi = Khỉ già lùi ngồi xuống tránh liền ba lượt.
Câu thứ 8 : Hồ điệp song phi lão bản sanh.
Được dịch là: Hai bướm bay trước bản tiền = Hai đá như bướm vờn bảo toàn mạng.
Câu thứ 9 : Nguyệt quách song câu lôi diễn chấn.
Được dịch là: Vầng trăng vằn vặc hai viền móc câu = 2 móc hình trăng khuyết đánh như sấm sét.
Câu thứ 10 : Vân tôn tam tảo hồ xà thành. Được dịch là : Gom mây ba lượt quét mao thổi tà = quét sạch gian tà trời quang mây tạnh (thanh bình).
Tóm lại, Qua phân tích như vậy sẽ thấy bài Lão Mai quyền không mô tả một cây mai già như xưa nay nhiều người vẫn tưởng, mà mô tả một lối đánh của một lão Hầu (khỉ già) Đây là một bài võ thuộc thể loại Hầu Quyền.
Vả lại trong bài đã nhiều lần nhắc đến chữ “hầu” hoặc hình tượng của khỉ. Vậy có phù hợp với lối diễn “cội Mai già “ không nhỉ?
Chia sẻ:
- X
Từ khóa » Bài Thiệu Lão Mai Quyền
-
Lão Mai Quyền - Võ Cổ Truyền - ý Nghĩa Nhân Sinh Sâu Sắc
-
Lão Mai Quyền || TINH HOA VÕ THUẬT - YouTube
-
LÃO MAI QUYỀN - Võ Cổ Truyền ( Đầy đủ ) | Vinkungfu - YouTube
-
Lão Mai Quyền, đạo Trong Võ - Tiền Phong
-
Lão Mai Quyền
-
Lão Mai Quyền - Wiki Là Gì
-
Ngày Xuân Bàn Về Lời Thiệu Của Bài Lão Mai Quyền PHẦN I [Lưu Trữ]
-
KHẢO-LUẬN - Thảo Quyền Lão-Mai
-
Lão Mai Quyền
-
LÃO MAI QUYỀN - VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
-
Khẩu Quyết Lão Mai Quyền | Học Võ Vovinam