SUY NGHĨ VỀ “NGHỀ GIÁO” TRONG THỜI GIAN HỌC SINH NGHỈ ...
Có thể bạn quan tâm
Trong mọi thời đại, giáo dục đào tạo luôn được đề cao, coi trọng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã đưa ra quan điểm chỉ đạo “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” với mục tiêu tổng quát là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc. Người đã nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa” vàđánh giá cao sứ mệnh của người thầy: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh...”. Trong mọi hoàn cảnh của đất nước thì nghề giáo vẫn luôn nhận được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Họ không đơn thuần là những người dạy học mà đã thực sự trở thành những người chiến sĩ trên mặt trận khi Tổ quốc cần.
Năm 2020 là một năm đầy biến động với cả thế giới và Việt Nam khi phải đối diện với một cuộc chiến mới thực sự khó khăn và khốc liệt để chống lại đại dịch Covid-19 lây lan với tốc độ kinh hoàng và đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy lại thấy được tinh thần Việt Nam đoàn kết, đồng lòng, trách nhiệm tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19 và thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 với phương châm “Chống dịch như chống giặc”. Cùng với các cấp, các ngành trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như y tế, quân đội, công an.v.v…thì Bộ GDĐT cũng đã ban hành công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/03/2020 “V/v Hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19 năm học 2019-2020”.
Dạy học bằng hình thức lên lớp trực tiếp với học sinh vốn đã vất vả; dạy học trực tuyến lại càng khó khăn, vất vả, đặt ra những thử thách và đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm, tâm huyết thực sự đối với tất cả các nhà trường và đội ngũ giáo viên vì mục tiêu nghỉ phòng chống dịch Covid-19 nhưng không nghỉ học. Những ngày đầu khi mới triển khai, rất nhiều các cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên loay hoay với việc lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy học trực tuyến trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thông tin. Thế nhưng, với tinh thần vượt khó cùng tình yêu nghề đã tạo động lực để mỗi thầy cô giáo tìm tòi, sáng tạo và ứng dụng những hình thức dạy học khác nhau như lập nhóm Facebook, Zalo; ứng dụng các phần mềm Shub classroom, Zoom, google classroom.v.v. thậm chí đến tận nhà để giao bài tập, đề cương cho những học sinh. Xác định việc dạy học trực tuyến không chỉ là trách nhiệm mà còn là tâm huyết của mỗi thầy cô khi phải đối diện với rất nhiều những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học như: phải đầu tư thêm cho mình những trang thiết bị máy tính xách tay, điện thoại thông minh; thời gian chuẩn bị cho những tiết dạy cũng phải cẩn thận hơn vì không chỉ có học sinh học mà nhiều khi còn có cả người khác cùng dự học. Ngoài việc chuẩn bị tư liệu cho các giờ học trực tuyến thì việc đánh giá kết quả học tập của học sinh qua những bài làm nộp trực tiếp trên các phần mềm cũng vất vả hơn nhiều so với việc đánh giá bài làm học sinh nộp trên giấy. Bên cạnh đó, thầy cô còn phải thường xuyên trả lời những thắc mắc, băn khoăn của học sinh qua các tin nhắn, điện thoại; việc đánh giá đúng hiệu quả, chất lượng học còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và thái độ tự giác của mỗi học sinh. Trong quá trình dạy học trực tuyến nhiều thầy cô còn bắt gặp những tình huống dở khóc dở cười như việc đường truyền thường xuyên mất kết nối dẫn đến việc học sinh, phụ huynh than vãn thậm chí chán nản; hay những nhận xét không thiện cảm, những hình ảnh vô ý của người khác lọt qua camera; thậm chí những kẻ xấu còn lợi dụng xâm nhập vào lớp học để phá phách, ăn cắp dữ liệu và đưa những hình ảnh, bình luận phản cảm làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học. Với các thầy cô dạy trực tiếp trên sóng truyền hình thì còn vất vả hơn vì phải chuẩn bị nội dung, phương pháp dạy làm sao đáp để đáp ứng được cho nhiều đối tượng học sinh ở những vùng miền khác nhau.v.v. Vẫn biết trong thời điểm dịch Covid-19 tràn lan, ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, giáo dục. Dạy học trong thời điểm không bảng đen, không phấn trắng nhưng những thầy cô giáo vẫn đang âm thầm, miệt mài gieo những con chữ, những yêu thương ấm áp cùng niềm mong mỏi không bao giờ cạn là học trò không bị lãng quên, bị bỏ lại. Tình yêu, tâm huyết, trách nhiệm nghề nghiệp đã giúp cho thầy cô giáo “vượt muôn ngàn gian khó” để “Vững lái con đò”, say mê sáng tạo “Mang đến cho đời nhiều hoa trái ngát hương”.
(Ảnh minh họa)
Mỗi người dân Việt Nam đều ghi lòng tạc dạ trước những chỉ đạo, nỗ lực, hành động quyết liệt của Chính phủ để bảo vệ sức khỏe người dân; đánh giá cao những cống hiến, sự hi sinh của các đội ngũ y bác sĩ, bộ đội, công an.v.v. thì việc ghi nhận những hi sinh thầm lặng của đội ngũ các nhà giáo cũng là động lực để các thầy cô tiếp tục cống hiến. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”… Hi vọng, cùng với những nỗ lực, sáng tạo, trách nhiệm của các thầy cô giáo sẽ cùng với nhân dân cả nước sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19 để các em học sinh tiếp tục được đến trường.
Người viết: Trần Văn Thọ
Phó Hiệu trưởng - Trường THPT C Hải Hậu, Hải Hậu, Nam Định
Từ khóa » Suy Nghĩ Về Nghề Giáo Viên Tiểu Học
-
Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên ❤️️12 Bài Văn Về Nghề Dạy Học
-
Suy Nghĩ Của Em Về Nghề Dạy Học - Bài Văn Mẫu Lớp 11
-
CẢM NGHĨ VỀ NGHỀ DẠY HỌC - Trường TH Số 1 Lao Bảo
-
CẢM NGHĨ VỀ NGHỀ DẠY HỌC - TRƯỜNG VIỆT MỸ VŨNG TÀU
-
Cảm Nghĩ Về Người Thầy Về Nghề Giáo Viên
-
Cảm Nhận Về Nghề Giáo - Trường Tiểu Học Hải Đình
-
Cảm Nghĩ Về Nghề Dạy Học - Luyện Thi Văn
-
Đôi Dòng Cảm Xúc Về Nghề Giáo - Trường TH Dịch Vọng A
-
Suy Nghĩ Của Em Về Nghề Dạy Học - 123doc
-
TẢN VĂN: CẢM NGHĨ VỀ NGHỀ DẠY HỌC
-
Suy Nghĩ Về Nghề Dạy Học Nhân Dịp Kỷ Niệm 37 Năm Ngày Nhà Giáo ...
-
[ Bài Dự Thi ] TÂM SỰ VỀ NGHỀ GIÁO - Trường Tiểu Học Ân Mỹ
-
KHTC- Suy Nghĩ Về Nhà Giáo Trong Sự Nghiệp Trồng Người
-
Nghề Giáo Viên Là Gì, Ý Nghĩa Của Nghề Giáo Viên? - Luật Hoàng Phi