TẢN VĂN: CẢM NGHĨ VỀ NGHỀ DẠY HỌC
Có thể bạn quan tâm
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã đến, đây là ngày mà các thế hệ học trò rất mong chờ để hướng về các thầy, cô giáo - những người lái đò thầm lặng, những người ươm mầm xanh cho Đất nước. Bác Hồ đã khẳng định “không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, tạo nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Không có gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Mỗi lứa học sinh trưởng thành, mái tóc thầy cũng bạc dần theo năm tháng. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chở những người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến được những bến bờ mới lạ, để mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Với mỗi thế hệ học trò thì mỗi dịp hiến chương lại có một ý nghĩa riêng, cảm xúc riêng dành các thầy giáo, cô giáo người đã dìu dắt mình từ khi còn bỡ ngỡ vào trường và với bản thân tôi cũng vậy. Nhưng mùa Hiến chương năm nay thật đặc biệt dưới mái trường THPT Lạng Giang số 3, đây là ngôi trường cấp 3 tôi theo học, mái trường chất chứa bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò. Năm 2021, tôi trở lại đây với tư cách là một giáo viên về công tác. Mùa Hiến chương năm nay, tôi vừa được tri ân đến những thầy giáo, cô giáo cũ của tôi như cô Liên, thầy Giới, thầy Hùng, thầy Thức, thầy Nam, thầy Tuyến và với tư cách là một giáo viên, là đồng nghiệp với các thầy cô giáo cũ thì tôi còn được học trò của mình tri ân. Năm học 2021-2022, năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc Hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm học toàn ngành Giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch CoVid19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học vừa ra sức khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo. Tỉnh Bắc Giang vừa trải qua đợt dịch thứ 4 bùng phát. Khi nhân dân toàn tỉnh vừa khống chế dịch bệnh thì năm học mới bắt đầu, trong khi cả nước ta các tỉnh thành phía Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhiều tỉnh thành học sinh không thể đến trường mà phải học trực tuyến thì tỉnh Bắc Giang học sinh vẫn được đến trường học. Đây là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, của sự đoàn kết của nhân dân toàn tỉnh. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giáo viên và học sinh nhất là học sinh THPT. Ngay từ ngày đầu khai giảng trường THPT Lạng Giang số 3 rất vinh dự và tự hào khi có chủ tịch UBND Tỉnh về dự khai giảng và tặng cờ cho nhà trường với thành tích là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2020-2021.
Ảnh: Đ/c Lê Ánh Dương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Cờ thi đua cho nhà trường năm học 2020 - 2021
Để có được thành tích như vậy là nhờ có sự cố gắng rất lớn của tập thể các thầy giáo cô giáo trong nhà trường và không thể không nói đến công lao rất lớn của thầy Nguyễn Văn Nam; Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. Thầy là một nhà giáo rất tâm huyết với nghề, thầy luôn đưa ra những mục tiêu và hướng dẫn các giáo viên tìm ra những giải pháp để nâng cao thành tích, chất lượng dạy học đại trà cũng như chất lượng học sinh mũi nhọn trong điều kiện nhà trường còn có những khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị, cơ sở cật chất dạy học như không đủ phòng học cho các khối lớp nên phải chia làm hai ca học đó cũng là một khó khăn cho các bộ giáo viên khi phải dạy hai ca phải bố trí hợp lý để vừa dạy chính khóa, vừa sắp xếp thời gian để ôn cho đội tuyển học sinh mũi nhọn. Ngoài việc quan tâm đến chất lượng dạy và học thầy Nguyễn Văn Nam còn là một nhà giáo quan tâm đến việc xây dựng văn hóa nhà trường. Văn hóa trường học là các chuẩn mực giúp cán bộ quản lí, thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh có cách suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp: Kính trên, nhường dưới, thân thiện với mọi người. Truyền thống của người Việt xưa nay vẫn có tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, khẩu hiệu trung tâm trường học vẫn là “Tiên học lễ, hậu học văn” nên văn hóa nhà trường là yếu tố quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trở thành những con người sống có hoài bão, có lí tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Ảnh: Thầy giáo Nguyễn Văn Nam - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Lạng Giang số 3 trong Lễ trao tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 15 năm 2021
Trong xây dựng văn hóa trường học ở ngôi trường THPT Lạng Giang số 3, thầy giáo Nguyễn Văn Nam – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường là một tấm gương điển hình trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường, thầy rất chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa trong tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh. Đặc biệt chú trọng các lĩnh vực môi trường như thiên nhiên xanh, sạch, đẹp; văn hóa giao tiếp công vụ, văn hóa giao tiếp xã hội trong môi trường giáo dục, tính dân chủ…
Không chỉ thấy được giá trị, vai trò của văn hóa nhà trường mà thầy Hiệu trưởng có tầm nhìn xa, xác định được những giá trị cao cả mà học sinh phải vươn tới đó là: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”. Chức năng, nhiệm vụ của thầy cô giáo không dừng lại ở truyền thụ kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là chức năng “trồng người”. Văn hóa nhà trường chỉ được hình thành khi các thành viên trong mỗi nhà trường đều đồng loạt tư duy và hành động thống nhất.
Với nỗ lực của người đứng đầu nhà trường trong năn học 2020-2021 nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua và thầy Nguyễn Văn Nam được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Thầy luôn là tấm gương sáng cho học sinh và cán bộ giáo viên trong trường noi theo.
Tin bài: Ngô Thị Xuyến – GV trường THPT Lạng Giang số 3
Từ khóa » Suy Nghĩ Về Nghề Giáo Viên Tiểu Học
-
Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên ❤️️12 Bài Văn Về Nghề Dạy Học
-
Suy Nghĩ Của Em Về Nghề Dạy Học - Bài Văn Mẫu Lớp 11
-
CẢM NGHĨ VỀ NGHỀ DẠY HỌC - Trường TH Số 1 Lao Bảo
-
CẢM NGHĨ VỀ NGHỀ DẠY HỌC - TRƯỜNG VIỆT MỸ VŨNG TÀU
-
Cảm Nghĩ Về Người Thầy Về Nghề Giáo Viên
-
Cảm Nhận Về Nghề Giáo - Trường Tiểu Học Hải Đình
-
Cảm Nghĩ Về Nghề Dạy Học - Luyện Thi Văn
-
Đôi Dòng Cảm Xúc Về Nghề Giáo - Trường TH Dịch Vọng A
-
Suy Nghĩ Của Em Về Nghề Dạy Học - 123doc
-
Suy Nghĩ Về Nghề Dạy Học Nhân Dịp Kỷ Niệm 37 Năm Ngày Nhà Giáo ...
-
SUY NGHĨ VỀ “NGHỀ GIÁO” TRONG THỜI GIAN HỌC SINH NGHỈ ...
-
[ Bài Dự Thi ] TÂM SỰ VỀ NGHỀ GIÁO - Trường Tiểu Học Ân Mỹ
-
KHTC- Suy Nghĩ Về Nhà Giáo Trong Sự Nghiệp Trồng Người
-
Nghề Giáo Viên Là Gì, Ý Nghĩa Của Nghề Giáo Viên? - Luật Hoàng Phi