Tác Dụng Của CÂY VÔNG NEM Chữa Bệnh THẦN KÌ Chỉ 1 LẦN LÀ ...

Cây vông nem là loại cây được trồng khá phổ biến ở nước ta để làm nguyên liệu thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ người biết về cách sử dụng loại cây này không nhiều hoặc Đặc biệt theo y học cổ truyền cây vông nem có rất nhiều tác dụng, trong đó có thể chữa được rất nhiều căn bệnh khó chữa. Vậy đặc điểm của cây vông nem là gì, những tác dụng của nó với sức khỏe con người là như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Những Nội Dung Chính

  • 1 Cây vông nem là cây gì?
    • 1.1 Đặc điểm của cây vông nem
    • 1.2 Lá vông nem được bán ở đâu ?
  • 2 Tác dụng của cây vông nem trong chữa bệnh
    • 2.1 Chữa các bệnh về xương khớp
    • 2.2 Chữa bệnh lý của phụ nữ
    • 2.3 Chữa bệnh trĩ
    • 2.4 Chữa chứng bệnh ở trẻ em
  • 3 Tác dụng khác của cây vông nem
  • 4 Lưu ý khi sử dụng lá vông nem

Cây vông nem là cây gì?

Cây vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata L., Họ Đậu – Fabaceae hay cây vông nem còn có tên là Hải đồng bì, Thích đồng bì.

Đặc điểm của cây vông nem

Thân cây vông nem cao 10 – 20m, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 chét, dài 20 – 30cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, hai lá chét hai bên chiều dài lớn hơn chiều rộng. Hoa màu đỏ tươi, tụ họp thành chùm dài 1 – 3 hoa. Cây mọc ở khắp nơi nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển, được trồng làm hàng rào, cây cảnh hoặc lấy lá ăn.

Vông nem có 2 bộ phận dùng làm thuốc. Đó là: Lá và vỏ thân. Theo các tài liệu Đông y nghiên cứu thì cây vông nem là loại cây có vị đắng, có công dụng thông kinh lạc, điều trị mất ngủ, đau đầu…

Lá được thu hái vào tháng 4 – 5, khi tiết trời khô ráo: Hái lấy lá bánh tẻ không bị sâu, cắt bỏ cuống, đem phơi nắng thật nhanh rồi hong khô trong râm.

Vỏ thân thu hái vào tháng 5, bóc lấy vỏ cây có gai, cắt thành từng mảnh dài khoảng 60cm, rộng 30cm, phơi khô.

Thành phần hóa học: Trong cây vông nem chứa thành 2 phần chính đó là alcaloid, saponin

Phân bố: Cây mọc hầu hết ở tất cả các nước Châu Á cho tới châu Phi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái lan, Lào, Campuchia, Philippin… Cây thường mọc ở vị trí gần biển hoặc những nơi có môi trường nước mặn. Ở nước ta cây mọc hoang ở khắp mọi nơi trên cả nước.

Cách trồng cây vông nem: Trồng Vông nem bằng cành hoặc bằng hạt.

Lá vông nem được bán ở đâu ?

Cây vông nem được trồng rộng rãi trên cả nước ta nên mua lá vông nem làm thuốc chữa bệnh không quá khó. Bạn có thể mua lá vông nem ở khắp các hiệu thuốc đông y hay các cơ sở chuyên phân phối thảo dược. Hoặc nếu có thể thì bạn có thể tự mua hạt giống cây và trồng ngay trong khu vườn nhà mình. Như vậy sẽ đảm bảo hơn về nguồn gốc cũng như chất lượng về thuốc hơn. Vì như các bạn đã biết thì ngày nay các loại dược liệu kém chất lượng đang được bày bán tràn lan bên ngoài thị trường cũng có rất nhiều.

Giá thành của lá vông nem được bán trên thị trường cũng không hề đắt, chỉ vài chục nghìn cho mỗi 1Kg lá. Đây là giá cả khá rẻ cho nên bạn hoàn toàn có thể mua được dễ dàng ở ngoài.

Tác dụng của cây vông nem trong chữa bệnh

Từ lâu cây Vông nem đã được ông cha ta sử dụng như những bài thuốc để chữa các bệnh xương khớp, mất ngủ… Tuy nhiên rất ít người nắm bắt rõ được nên sử dụng với công thức và tỷ lệ như thế nào. Để từ đó bài thuốc từ cây vông nem mới đem lại những hiệu quả tối đa nhất

Chữa các bệnh về xương khớp

Đây là tác dụng đầu tiên và được sử dụng nhiều nhất của lá vông nem. Nếu như bạn đang mắc phải các bệnh liên quan tới xương khớp như thoát vị, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống… hãy sử dụng vông nem để điều trị cũng sẽ rất hiệu quả. Các bạn có thể sử dụng các bài thuốc từ lá vông nem như sau:

Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Vỏ vông, Ngũ gia bì, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, cỏ xước, Ý dĩ nhân mỗi vị 15g, sắc uống…

Chữa phong thấp, chân tê phù: Vỏ cây vông, vỏ Chân chim, Kê huyết đắng, Phong kỷ, Ý dĩ sao, Ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc uống ngày 3 lần. Uống khoảng 10 ngày….

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Full Name Phone Number Message Gửi câu hỏi

Chữa bệnh lý của phụ nữ

Chữa sa dạ con: 30g lá vông nem, 20g tiểu kế và hạt tơ hồng. Đem những dược liệu kể trên đi rửa sạch và phơi khô sau đó người bệnh cho vào cối giã nhỏ. Đem hỗn hợp sau khi đã giã nhuyễn trộn với 500ml nước và đun lên đến khi nước cạn còn khoảng 1/5 thì có thể uống 1 ngày 3 lần trong vòng 10 ngày.

Hoặc: Lấy lá vông 30g, lá tiểu kế 20g, hạt Tơ hồng 20g, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày; kết hợp lấy 10 hạt Thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại….

Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: Hoa vông 15g sắc uống hằng ngày, khoảng 1 tuần – 10 ngày….

Chữa bệnh trĩ

Sử dụng lá vông đen để chữa bệnh trĩ. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh trĩ lâu năm chữa mãi không khỏi thì có thể thử phương pháp sau với nguyên liệu chính là từ cây vông nem

Cách 1: Dùng 1-2 lá vông nem sau đó đem đi hơ nóng dưới lửa. Và dùng để đắp trực tiếp vào búi trĩ đang bị lòi ra. Với hơi nóng cùng thành phần dược tính có trong lá cây sẽ giúp cơn đau do co thắt búi trĩ dịu đi trông thấy

Cách 2: Dùng 1 nắm lá vông nem sau đấy đem đi rửa sạch. Sau đó đem đi luộc lên rồi vớt ra ngâm với nước muối trong khoảng 10 phút. Đem lá giã nhuyễn sau đấy sử dụng để đắp trực tiếp vào búi trĩ của người bệnh.

Sử dụng 2 cách làm trên sẽ cho bạn hiệu quả chữa bệnh trĩ tuyệt vời.

Chữa chứng bệnh ở trẻ em

Cây vông chữa mất ngủ: Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, ngủ sâu giấc….

Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu, hoặc lòi dom: Lá vông 30g, lá sen 10g giã, vắt lấy nước cốt uống. Nếu bị lòi dòm thì lấy bã đắp vào….

Chữa tiêu độc sát khuẩn: Dùng lá tươi giả nát đắp vào mụn nhọt, còn có tác dụng lên da non; chữa sốt, thông tiểu….

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Dùng 20g lá vông, giã nát, nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên uống….

Bệnh lòi dom: Chuẩn bị 20g mỗi loại lá vông nem và lá sen sau đó giã nát và trộn với khoảng 300ml nước và lọc qua một tấm vải sạch. Uống phần nước còn phần bã sử dụng để đắp vào hậu môn.

Chữa bệnh đau răng: Lấy vỏ cây vông nem đem đi tán nhỏ càng mịn càng tốt sau đấy sử dụng để rắc vào vị trí răng bị đau sẽ khiến các cơn đau trở nên dịu đi trông thấy.

Tác dụng khác của cây vông nem

Ngoài việc dùng để làm thuốc để chữa và điều trị một số bệnh ra thì lá cây vông nem cũng được sử dụng trong một số công việc khác như:

  • Dùng để làm rau sống hoặc để gói kèm ăn cùng với nem, bánh xèo…
  • Dùng để giải khát bằng cách sử dụng lá cây vông nem và lá dâu giã nhuyễn ra sau đó co nước vào khuấy lên và lọc qua một miếng vải sạch. có thể cho một chút đường vào cho dễ uống
  • Nấu canh lá vông nem bằng cách thái nhỏ lá cùng với hoa thiên lý, thịt băm
  • Cháo lá vông cũng là một món ăn giúp cải thiện sức khỏe của người mới ốm dậy rất tốt bằng cách nấu nhừ đậu đen sau đó cho vừng vào đun tiếp. Trước khi ăn thì cho thêm một chút lá vông nem và lá dâu đã được cắt nhỏ vào ăn kèm

Lưu ý khi sử dụng lá vông nem

Một số trường hợp sử dụng lá vông nem sai cách cho việc chữa và điều trị bệnh dẫn tới những hiệu quả đáng tiếc xảy ra. Để tránh vải việc này thì chúng ta nên chú ý tới một số những điều sau:

  • Không nên nấu nước hoặc nấu canh quá đặc từ lá vong nem vì có thể dẫn tới hiện tượng sụp mí mắt.
  • Khi sử dụng lá vông nem mà thấy tình trạng bệnh được cải thiện thì cũng không nên tăng liều lượng lên để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Vì có thể khiến bệnh nhân bị ngộ độc rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Qua bài viết này hy vọng các bạn đã cung cấp cho các bạn những kiến thức về cây vông nem. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết vừa rồi.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Full Name Phone Number Message Gửi câu hỏi Hoàng Thị Lan Hương

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/

Related posts:

  1. 4 Tác dụng của cây cam thảo dây khiến bạn bất ngờ về độ hiệu quả
  2. Cây sắn dây là gì? 11 Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả loại cây này
  3. Cây chó đẻ răng cưa là gì? Tác dụng và cách sử dụng HIỆU QUẢ
  4. 5 Tác dụng của cây KIM TIỀN THẢO mà bạn cần phải ghi chép lại

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Sẹ Vòng