Vông Nem, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vông Nem

Vông nem

Tên khác

Tên khác: Vông nem, Cây lá vông, Hải đồng bì, thích đồng bì, co toóng lang (Thái), bơ tòng (Tày).

Tên khoa học:- Erythrina variegata L.

Tên đồng nghĩa: Corallodendron orientale (Linnaeus) Kuntze; Erythrina corallodendron Linnaeus var. orientalis Linnaeus; E. indica Lamarck; E. loureiroi G. Don ["loureiri"]; E. orientalis (Lin­naeus) Murray; E. variegata var. orientalis (Linnaeus) Merrill.

Họ khoa học: thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Cây vông nem

( Mô tả, hình ảnh cây vông nem, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây to cao tới 10m, vỏ xanh rồi nâu, có nhiều gai ngắn. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác. Vào tháng 3-5, sau khi lá rụng, cây ra hoa. Chùm hoa dày gồm nhiều hoa màu đỏ chói. đài hình ống có 5 răng nhỏ; tràng dài, cánh cò rộng, nhị tập hợp thành bó vượt ra khỏi tràng. Quả đậu không lông, có eo giữa các hạt. Hạt hình thận, màu nâu.

Quả đậu, màu đen, thót lại ở gốc và thắt lại giữa các hạt; hạt 5-8, hình thận, màu đỏ hay nâu.

Bộ phận dùng:

Vỏ và lá - Cortex et Folium Erythrinae Variegatae. Vỏ vông nem thường được gọi là Hải đồng bì.

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố rộng từ Ðông Á châu tới Phi châu nhiệt đới. Ở Á châu, loài này phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Thường gặp trong các bụi dọc bờ biển, lân cận với các rừng ngập mặn và trong rừng thưa, nhiều nơi ở nước ta. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát dọc đường ở các khu dân cư. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.

Thành phần hóa học:

Trong lá và thân có một alcaloid là erythrin, có độc. Chất này có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Còn có chất saponin gọi là migarin làm dãn đồng tử. Trong hạt có alcaloid gọi là hypophorin có tác dụng tăng phản xạ kích thích đưa đến sự co giật, uốn ván.

Tác dụng dược lý

- Lá vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, trấn tĩnh, gây ngủ, hạ thân nhiệt và hạ huyết áp.

- Tác dụng tăng co bóp của cơ. Trên súc vật thí nghiệm, nước sắc lá vông 10% có tác dụng làm co cứng cơ chân ếch và cơ thắt trực tràng

- Tác dụng sát trùng, chữa bệnh ngoài da

- Lá vông ít độc. Thí nghiệm trên chuột trắng, chuột lang, chuột bạch, thỏ, mèo, chó, khỉ đều không có hiện tượng ngộ độc nào.

Còn theo tài liệu nước ngoài (Ấn Độ, Trung Quốc) vỏ thân vông nem có tác dụng làm giảm hoại động của hộ thần kinh trung ương. Dạng alkaloid toàn phần chiết từ vỏ thân cây vông nem dòng với liều 0,5 - 2,0 mg/kg có tác đụng ức chế sự co bóp của một cô lập thỏ và tử cung cô lập chuột cống trắng; với liều dùng 15mg/kg tiêm tĩnh mạch có tác dụng làm thỏ gục đầu.

Chất erythrin có trong vỏ thân có tác dụng đối kháng với strychnin, do đó có thể dùng làm thuốc giải độc trong trường hợp ngộ độc strychnin (The Indian materia medica 1999 - P.508).

Chất hypaphorin và một số alkaloid khác như erythroidin, erythramin... tồn tại trong hạt vông nem đều có tác dụng giống curare gây giãn cơ vân.

Dịch chiết nước từ vỏ thân vông nem thí nghiệm trên ống kính, có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn và một số nấm gây bệnh ngoài da (Trung dược từ hải II trang 2307)

Ở Ấn Độ, lá vông nem được coi là có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, trị giun sán, lợi sữa và điều kinh. Hạt dùng tươi thì có độc, nhưng sau khi luộc hoặc rang lại có thể ăn được (The Wealth of India . V. II - P.195- 198)

Vị thuốc lá vông, hải đồng bì

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Tính vị

Lá vông nem, hải đồng bì có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình.

Vỏ thân cây vông nem (thích đồng bì) vị đắng, tính bình

Quy kinh:

Lá vông vào 2 kinh vị và đại tràng.

Vỏ thân cây vông vào 2 kinh Can và thận.

Tác dụng trong YHCT

Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ.

Ðông y cho là nó còn có tác dụng sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp.

Vỏ cây có tác dụng khư phong thông lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng chữa tim hay hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ, trẻ em cam tích, viêm ruột ỉa chảy, Kiết lỵ, viêm da, lở chảy nước, phong thấp, chân tê phù, ung độc. Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc.

Cách dùng:

Ðể làm thuốc an thần, có thể phối hợp với Lạc tiên, lá Dâu, tâm Sen.

Ðể chữa bệnh Trĩ, dùng lá tươi xào với trứng gà ăn, rồi dùng lá già giã ra, nướng nóng đắp vào hậu môn.

Ðể chữa vết thương, dùng lá tươi nấu nước rửa và lá khô tán bột rắc.

Liều dùng: 10-15g

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc lá vông (thích đồng diệp) và vỏ thân cây vông nem (thích đồng bì)

Phong thấp:

Vỏ vông nem, cỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15g, sắc uống.

Sau khi sinh, máu xấu đưa lên choáng đầu, mờ mắt:

Vỏ cây Vông nem già, lá Mần tưới, Cỏ màn chầu, Ngưu tất, mỗi vị 10-15g, sắc uống.

Chữa trẻ khó ngủ, trằn trọc, mồ hôi trộm

Hái lá vông nem và lá dâu bánh tẻ, mỗi thứ 10-15g, nấu canh ăn vào bữa tối.

Chữa viêm đại tràng mãn tính

Vông nem 15g, lá nhót 25g, sao vàng hạ thổ, sắc nước uống trong ngày

Chữa đại tiện ra máu, trĩ

Lá vông 15g, lá sen 15g, sắc uống. Lá tươi giã nát đắp vào búi trĩ bị sa.

Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh

Hoa cây vông nem 40g, sắc uống

Chữa bệnh ngoài da

Vỏ vông nem, vỏ cây dâm bụt, xà sàng tử, rễ chút chít lượng thích hợp, tán nhỏ, pha thành rượu liều lượng 1/5, bôi ngoài da.

Tham khảo

Vông nem là một loại cây khá quen thuộc, có thể gặp khắp nơi trên đất nước Việt Nam, là cây tương đối dễ trồng. Ngoài công dụng làm thuốc, lá còn có thể dùng nấu canh ăn ngon.

Bán lá vông nem

Giá bán: 100.000đ/1 kg lá vông khô. (Giá bán có thể dao động tùy thời điểm. Liên hệ 18006834 để được báo giá tại thời điểm hiện tại)

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Sẹ Vòng