Tìm Hiểu Về Tác Dụng Của Lá Cây Vông Trong Hỗ Trợ điều Trị Mất Ngủ

Mục lục [Ẩn]

Trong dân gian có nhiều bài thuốc, nhiều loại thảo dược thân thuộc được sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ như các bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ từ lá cây vông. Vậy tác dụng của cây vông trong việc cải thiện giấc ngủ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

chữa mất ngủ bằng lá cây vông

Tổng quan về cây vông nem

  • Đặc điểm thực vật của cây vông nem

Cây vông còn có tên vông nem, hải đồng bì, thích đồng bì với tên khoa học là Erythrina variegata L.

Cây vông là loại cây thân gỗ, dễ trồng, cao 10 - 20 m. Thân và cành có gai hình nón, ngắn. Cây phân thành nhiều nhánh với lá mọc so le, có 3 chét hình tam giác. Mép lá nguyên, có lá chét ở giữa lớn hơn lá chét hai bên và có chiều rộng hơn chiều dài. Hoa mọc thành chùm dày, màu đỏ tươi. Mặc dù nhiều hoa nhưng cây vông nem có rất ít quả. Hình dạng của quả giống như loại đậu, thắt giữa các hạt, mỗi quả chứa 4 – 8 hạt hình thận có màu đỏ hoặc nâu.

  • Đặc điểm phân bố cây vông nem

Cây vông nem được tìm thấy nhiều ở các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Indonesia, Xrilanca. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở đất nước ta.

  • Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: lá vông nem, hoa và vỏ cây

Thu hái: Người ta thường thu hái lá vông nem vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi hoặc khô. Lá sau khi thu hoạch, rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Phần vỏ thân, sau khi cạo sạch lớp bần khô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng và phơi khô.

  • Thành phần hóa học của cây vông

Lá và vỏ thân cây vông nem đều chứa alcaloid. Cụ thể, hàm lượng alcaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16%, còn trong vỏ thân là 0,06 – 0,09% và hạt là 2%.

Trong lá và thân chứa các alcaloid như erythralin, erysonin, erythrinin, erysodin, erythranin, erysotrin, erysovin. Còn trong hạt chứa các alcaloid như hypaphorin và erythralin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân còn chứa các saponin như tanin, mygarin và flavonoid. Và trong hạt chứa chất vô cơ, protein và chất béo.

Trong y học alcaloid có vai trò như là các chất giảm đau hay gây tê, cụ thể như morphin hay codein. Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc. Do đó cây vông nem được sử dụng nhiều trong quá trình điều trị nhiều loại bệnh.

Tác dụng của cây vông

Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp. Vỏ cây vông có tác dụng khử phong thông lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh. Đặc biệt lá vông còn là một vị thuốc an thần rất tốt, cải thiện chứng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Liều dùng cây vông: Lá vỏ 8 - 16g. Hạt 3 - 6g. Trẻ em dùng 3 - 4g (vỏ).

Chữa mất ngủ bằng lá cây vông

Lá cây vông nem

Tác dụng của lá vông nem

Từ lâu, trong dân gian đã sử dụng lá vông nem trong các bài thuốc y học cổ truyền. Sau đây là một số tác dụng của lá vông nem trong điều trị và cải thiện một số tình trạng bệnh:

  • Cải thiện chứng mất ngủ: Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, ngủ sâu giấc.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh lòi dom (bệnh trĩ): Lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống, bã chưng nóng rịt vào hậu môn.

  • Cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em: Dùng 20g lá vông, giã nát, nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên uống.

  • Cải thiện tình trạng máu mũi, đại tiện ra máu: Lá vông phối hợp với lá sen sắc uống.

  • Hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu mũi, đại tiện ra máu hoặc lòi dom: Lá vông 30g, lá sen 10g giã, vắt lấy nước cốt uống, nếu bị lòi dom thì lấy bã đắp vào.

  • Hỗ trợ điều trị sa dạ con: Lấy lá vông 30g, lá tiểu kế 20g, hạt tơ hồng 20g, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày; kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại.

  • Hỗ trợ tiêu độc sát khuẩn: Dùng lá tươi giã nát đắp vào mụn nhọt, còn có tác dụng giúp nhanh lên da non; chữa sốt, thông tiểu.

Vai trò của lá vông nem trong cải thiện tình trạng mất ngủ

Các nghiên cứu hiện đại cho biết, lá vông nem có chứa rất nhiều dược tính an toàn và phù hợp với sức khỏe.

Lá vông có các thành phần như flavonoid, alkaloid có tác dụng tốt trong việc ổn định hệ thần kinh trung ương, an thần, giúp giấc ngủ trở nên ngon và sâu, giúp tinh thần thư thái hơn.

Hiện nay lá vông được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng căng thẳng, lo âu, hồi hộp, mất ngủ kéo dài ở những người lớn tuổi, rất an toàn mà không để lại tác dụng phụ.

Cách sử dụng lá vông nem để cải thiện tình trạng mất ngủ

Sau đây là một số cách sử dụng lá vông nem để cải thiện tình trạng mất ngủ:

  • Hấp lá vông:

Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, người bệnh mất ngủ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon, sâu giấc.

  • Canh lá vông:

Có lẽ, món canh lá vông được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt ở vùng miền quê. Để cải thiện bệnh mất ngủ, khó ngủ thì người ta thường hay lấy lá vông bánh tẻ (loại không quá non hoặc quá già). Sau đó, rửa sạch rồi cho lên bếp luộc hoặc nấu canh với lá dâu tằm, có thể nấu chung với thịt bằm hoặc tôm như một món ăn hàng ngày để chăm sóc sức khỏe.

  • Hãm nước lá vông:

Để hãm lá vông cải thiện chứng mất ngủ một cách khoa học thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu sau:

+ Lá vông phơi khô: 16g

+ Táo nhân: 10g (nhân bên trong của hạt táo chua đem sao đen lên)

+ Tâm sen: 5g (bạn sao cho thơm chứ không được sao đen)

+ Nước.

+ Bình sứ giữ nhiệt.

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị trên vào trong bình giữ nhiệt hãm với 1 lít nước đun sôi, nóng già. Tới khi nước nguội đi thì bạn có thể cho thêm 1 đến 2 bông hoa nhài tươi.

Cách dùng: Uống nước này nhiều lần trong ngày để loại bỏ chứng mất ngủ hiệu quả.

  • Ngâm rượu lá vông:

Để ngâm rượu lá vông một cách khoa học nhất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:

+ Lá vông bánh tẻ: 100 gam

+ Rượu trắng: 1 lít, chọn rượu trắng 30-40 độ.

+ Hũ thủy tinh

Cách làm: Lá vông bạn mang rửa cho thật sạch, sau đó phơi khô ở bóng râm rồi thái nhỏ mang ngâm với rượu như liều lượng ở trên. Ngâm rượu lá vông càng lâu càng tốt, để tầm 15-20 ngày sau là có thể dùng được.

Cách uống rượu lá vông hỗ trợ chữa mất ngủ như sau: Dùng 10-20ml mỗi ngày để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Hiệu quả của các bài thuốc cải thiện mất ngủ bằng lá vông

Các món ăn, bài thuốc giúp cải thiện mất ngủ có thể đã được truyền từ nhiều đời, nhưng hiệu quả chưa hẳn đã khiến các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ hài lòng. Phần vì người dùng không có thời gian sử dụng đều đặn, không sử dụng đủ lâu. Phần vì hầu hết người dùng không tuân thủ các lưu ý trong quá trình chế biến cũng như sử dụng bài thuốc.

Khi sử dụng bài thuốc từ lá vông để cải thiện chứng mất ngủ, người bệnh lưu ý:

  • Lá vông cần được phơi trong bóng râm, chớ phơi ngoài nắng mà khiến các chất không còn tác dụng như mong đợi.

  • Dùng đúng liều lượng, không được lạm dụng quá nhiều.

  • Chế biến bài thuốc lá vông cải thiện chứng mất ngủ cần cẩn trọng, đúng cách.

Bên cạnh sử dụng lá vông hỗ trợ điều trị mất ngủ, mọi người nên có chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ, khoa học.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên và bào chế dưới dạng viên uống. Các sản phẩm này đem lại nhiều thuận tiện và hiệu quả được bệnh nhân mất ngủ tin dùng. Các sản phẩm này có thể kể đến như BoniSleep của Mỹ và Canada được công ty TNHH Botania phân phối tại Việt Nam.

Giải pháp cải thiện giấc ngủ đến từ BoniSleep

Nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật năm 2006 cho thấy lactium, một hoạt chất được tinh chế từ sữa có tác dụng cải thiện 66% giấc ngủ. Lactium tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.

Ứng dụng nghiên cứu trên, sản phẩm BoniSleep của Mỹ và Canada ra đời với thành phần chính là lactium, không chỉ cải thiện giấc ngủ, mà còn hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ do stress.

Viên uống BoniSleep là sản phẩm kết hợp đặc biệt của Lactium, melatonin, 5-Hydroxytryptophan, L- Theanine, GABA cùng với các thảo dược giúp ngủ sâu và ngon như: cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia, ngọc trai. BoniSleep còn có thêm Mg, vitamin B6 giúp làm dịu tế bào thần kinh, làm giảm tính hưng phấn quá mức của hệ giao cảm, giúp đem lại giấc ngủ ngon hơn.

Nhờ công thức toàn diện như vậy, BoniSleep đem lại hiệu quả giúp thư giãn tế bào thần kinh, tái tạo sức sống não bộ, giúp hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ, giúp giảm stress, giảm lo âu, căng thẳng thần kinh tạo giấc ngủ sâu và êm ái cho người bệnh, cải thiện tình trạng mất ngủ, chống trầm cảm.

Cách sử dụng BoniSleep rất đơn giản, chỉ cần dùng 2-4 viên buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút, BoniSleep sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn. BoniSleep hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1-2 tuần sử dụng.

BoniSleep trên hành trình mang giấc ngủ ngon trở lại với hàng triệu bệnh nhân.

BoniSleep được người bệnh đánh giá rất cao khi đã giúp họ ngủ ngon giấc cả đêm. Dưới đây là chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm:

  • Cô giáo Đặng Thị Thu Thủy, 41 tuổi ở Thôn Ngọc Trúc, xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, Hưng Yên:

“Năm 2015, bệnh đại tràng của chị trở nặng khiến chị bị mất ngủ trắng đêm từ đó. Chị được bác sĩ kê thuốc tây cho uống, dùng liên tục cũng 6,7 tháng, hôm ngủ được, hôm lại chập chờn. Nhưng dùng thuốc tây này sợ lắm, người quay cuồng, sáng dậy mà chị chóng mặt, ngã lăn cả ra đất, mặt mũi cứ gọi là phù to. May sao chồng chị tìm được BoniSleep. Được 1 tháng dùng BoniSleep chị thấy giấc ngủ được 5-6 tiếng, ngủ ngon nên chị bắt đầu giảm dần liều thuốc tây, mỗi lần khoảng 1/4 viên thôi. Giấc ngủ vẫn ngon, sâu và sau 3 tháng chị đã bỏ hoàn toàn được thuốc tây rồi.”

cô đặng thu thủy dùng bonisleep

  • Cô Đầu Thị Việt, 60 tuổi ở thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, điện thoại: 0852.613.047.

“Cô bị mất ngủ nặng từ 10 năm trước, giấc ngủ cứ giảm dần, cuối cùng chỉ còn có 1 tiếng 1 đêm. Vừa mệt mỏi, vừa căng thẳng, hồi hộp, tim đập nhanh, trong lòng luôn cảm thấy bất an, cả ngày cả đêm lúc nào đầu cũng căng ra để suy nghĩ, thậm chí chỉ là những chuyện tào lao, vớ vẩn. May mà con gái cô tìm hiểu và mua cho cô BoniSleep, chỉ sau nửa tháng, giấc ngủ của cô tăng lên 4 tiếng 1 đêm, sau 3 tháng, cô bỏ hẳn được thuốc an thần tây y mà ngủ được hẳn 7 tiếng 1 đêm.”

cô đầu thị việt dùng bonisleep

  • Cô Lê Thị Vân Anh, 51 tuổi ở ngách 167/15 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0973.356.411

“Cô bị mất ngủ từ năm 2000 do gặp một cú sốc lớn trong gia đình, cô thức trắng đêm không ngủ được chút nào, dùng Seduxen cô thấy rất mệt mỏi, không có sức sống, sợ tác dụng phụ nên cô không dám uống nữa. May mắn thay gặp được BoniSleep, cô đã ngủ ngon giấc cả đêm, người khỏe, hiện tại cô không cần dùng bất cứ thứ gì, kể cả BoniSleep mà vẫn duy trì được giấc ngủ ngon.”

cô lê thị vân anh dùng bonisleep

Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược để cải thiện chứng mất ngủ là một phương pháp được sử dụng từ ngàn đời nay, trong đó có bài thuốc lá cây vông hỗ trợ điều trị mất ngủ. Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng nắm được tác dụng của lá cây vông trong việc cải thiện mất ngủ. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa, phương thức chế biến cũng như thời gian và liều lượng sử dụng. Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học, các nhà khoa học đã bào chế ra viên uống cải thiện giấc ngủ từ thảo dược thiên nhiên mà lại thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng như đem lại hiệu quả cải thiện giấc ngủ tối ưu như viên uống BoniSleep. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Mời các bạn xem thêm:

  • Mất ngủ - Nỗi sợ hãi về đêm
  • Không ngờ thoát khỏi mất ngủ lại đơn giản thế này!

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Sẹ Vòng