Tác Dụng Của đỉa: Dùng để Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng của đỉa trong y học cổ truyền
Đỉa là một loại động vật thủy sinh, sống ở khắp nơi trên thế giới trừ những vùng hàn đới. Đỉa hút dịch thực vật và động vật sống dưới nước là chủ yếu, nhưng cũng rất thích động vật máu nóng, vì vậy con người, và các động vật khác... khi lội dưới nước sẽ bị đỉa hút máu.
Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS.TS Đỗ Tất Lợi thì: Đỉa dùng làm thuốc có nhiều loài, nhưng thông dụng nhất có 3 loài đó là: Đỉa xám (Hirudo medicinalis L.), đỉa xanh lục (Hirudo ofcinalis Mop.) và đỉa trâu (Hirido troctica Mop.).
Đỉa hút dịch thực vật và động vật sống dưới nước là chủ yếu |
Đỉa là một trong số những vị thuốc thuộc loại cổ nhất của Đông y. Tác dụng chữa bệnh của đỉa được ghi chép lần đầu tiên trong sách “Thần Nông bản thảo kinh”, bộ sách thuốc đầu tiên của Đông y Trung Quốc, cách đây đã hơn 2000 năm.
Ở Việt Nam việc dùng đỉa làm vị thuốc cũng đã được sử dụng, trong sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh có viết: Thủy điệt là con đỉa. Khi dùng phơi khô, xắt thật nhỏ, sao vàng sậm mà dùng. Vị mặn, tính lạnh, có độc; có tác dụng phá hòn cục, tiêu tích, trị kinh bế, mụn nhọt, phong lở, lợi tiểu tiện.
Đỉa được y học phương Đông và phương Tây sử dụng từ lâu đời. Người ta dùng đỉa để trực tiếp chữa bệnh.
Đỉa dùng để chữa bệnh
Người ta lợi dụng tính chất hút máu của đỉa để chích máu trong những trường hợp viêm tấy ở mặt, miệng, những mụn nhọt đã mưng nhiều mủ… Và chính việc làm này đã hình thành ra một phương pháp chữa bệnh từ đỉa và gọi là “Liệu pháp đỉa”. Tuy nhiên liệu pháp này lại bộc lộ nhiều nguy cơ lây nhiễm một số bệnh cho người. Do đó, đã có một thời gian dài, liệu pháp đỉa đã không được trọng dụng nữa.
Tuy vậy, trong vòng 25 năm trở lại đây, người ta đã tái sử dụng phương pháp này với các loại đỉa đã được chuẩn hóa “đỉa sạch”, có nghĩa là đỉa đã được tuyển chọn và nuôi dưỡng và bảo quản trong những điều kiện thích hợp, và được sử dụng cho việc hút máu ở những bộ phận cơ thể bị ứ huyết, hoặc các ổ áp xe của phủ tạng, hoặc khi cấy mô trong phẫu thuật tái tạo, hoặc gắn lại các bộ phận của cơ thể, các nơi nối ghép có những hoại tử…
Tác dụng của đỉa trong chữa bệnh cụ thể
Trong công nghệ chữa xương khớp: Đỉa có khả năng hút máu và tiết ra chất dịch nhầy có tên là hirudin giúp chữa được các bệnh về xương khớp ghép liền các mô tế bào, giúp các ngón tay, ngón chân dứt lìa lành nhanh hơn.
Trong phẫu thuật tạo hình: Đỉa giúp chữa áp xe phủ tạng trong khi cấy mô phẫu thuật tái tạo, hoặc gắn lại các bộ phận của cơ thể người.
Sản xuất tân dược: Nước bọt của đỉa được chiết xuất để bài chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh tim mạch, thấp khớp, hen phế quản, tăng nhãn áp, các bệnh phụ khoa... Đặc biệt, đỉa còn được ứng dụng trong công nghệ chữa ung thư.
Tác hại cần lưu ý:
- Trong quá trình sử dụng đỉa trực tiếp chữa bệnh, dịch tiết ra từ mồm đỉa có khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan B, HIV, các bệnh lây lan qua đường máu.
- Nếu dùng đỉa quá nhiều sẽ làm mất máu, vỡ động mạch gây tai biến cho bệnh nhân.
- Chống chỉ định với những phụ nữa đang mang thai do và những trường hợp có nguy cơ xuất huyết: xuất huyết trĩ, chảy máu cam, rong kinh…
|
|
Từ khóa » Dùng đỉa Làm Thuốc
-
Bài Thuốc Nghìn Năm Từ Con đỉa Khô - VnExpress Sức Khỏe
-
Đỉa Làm Thuốc Lợi Và Hại - Tiền Phong
-
Vị Thuốc Từ... đỉa - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đỉa Khô Dùng để Làm Gì? - Báo Thanh Niên
-
Bất Ngờ Với Tác Dụng Chữa Bệnh Của Con Đỉa
-
Liệu Pháp Dùng đỉa Chữa Bệnh Trong Y Học Cổ Truyền | VIAM
-
Công Dụng, Cách Dùng Đỉa - Tra Cứu Dược Liệu
-
Đỉa Trong Y Học: Tại Sao Mỗi Năm Người Nga Dùng Tới 10 Triệu Con ...
-
NHỮNG TÁC DỤNG " BẤT NGỜ " CỦA CON ĐỈA - Thuốc Hay
-
Liệu Pháp Dùng đỉa Hút Máu
-
Khi Bị đỉa Hút Máu, Cần Xử Lý Như Thế Nào?
-
Đỉa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổ đỉa Tái Phát Kèm Da Nhăn Teo Nên Uống Thuốc Gì? | Vinmec